Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Thu Năm Ấy

12/01/201807:47(Xem: 4639)
Mùa Thu Năm Ấy

 
Mua Thu 5

MÙA THU NĂM ẤY



 Nhớ lại ba năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.

Đến với Seattle vào mùa Thu, ấn tượng ban đầu về Seattle là một mảnh đất man mác buồn, mưa suốt ngày đêm, thỉnh thoảng có vài tia nắng ấm. Cây cối xanh tươi đang chuyển sang màu vàng, cam đỏ… tạo nên những cảnh trí thiên nhiên mang nhiều màu sắc rực rỡ. Mùa Thu nơi đây thật hiền hòa dịu mát. Nhưng…Ký ức tôi bỗng hiện ra những buổi chiều nơi quê nhà, ra bãi biển ngồi ngắm hoàng hôn xuống, làn gió nhẹ bay bay, thoang thoảng mùi hoa sữa báo hiệu mùa Thu tới, có thể nói rằng hoa sữa thơm ngào ngạt, nhưng nó lại là mùi hương nhắc nhở tôi về mùa Thu của một thời thương nhớ, nơi ghi dấu quãng đời tuổi thơ mà tôi đã đi qua.

 Thu đầu tiên đến trong niềm bỡ ngỡ của tôi lần đầu đến với Seattle chỉ kịp cảm nhận cái se lạnh về đêm, có đôi khi nghe tiếng lá rơi xào xạc từ hàng cây ven đường mà tôi cứ ngỡ là ai đang dạo bước trên lối về. Nhưng cũng Thu đầu ấy tôi chợt nhận ra rằng, sắc tím ngát trời của loài hoa phượng tím, mùa hoa nở là tím cả một con đường nơi tôi ngày ngày đi ngang qua; rồi giật mình thảng thốt vì ánh trăng rọi sáng căn phòng, bỗng nhớ quê nhà  da diết. Những khi một mình nơi xứ người lạnh lẽo mới thấm thía, quê nhà một góc nhớ mênh mông.

Cứ thế rồi mùa Thu đi qua như chưa từng lưu lại, năm thứ nhất vội vã trôi đi khi tôi chưa kịp cảm nhận, để rồi lại một mùa Thu nữa đến và tôi muốn níu giữ nó, níu giữ lại thời gian. Thu năm ấy bất ngờ khi lá cây vẫn vàng rực thì tuyết hoa anh đào đã phủ trắng lối đi. Thu năm hai cũng là năm mà tôi bắt đầu lưu luyến, bởi Seattle đối đãi tôi quá đỗi dịu dàng, cô giáo Sunny rất hiền và vui tính lúc nào cũng quan tâm, bạn bè huynh đ nơi đây luôn dành cho tôi sự ưu ái, sự chân thành khiến tôi luôn thấy ấm lòng nơi xứ lạ.

Saettle vẫn thế, cũng một phong vị của kiểu thời tiết khiến người ta thấy u buồn đến nao lòng, cũng con người vẫn ngày ngày vội vã hối hả ấy.  Người ta thường nói: Nếu ai yêu một thành phố nào đó chỉ khi nào nơi ấy có những người mà họ luôn nhớ đến. Với tôi Seattle là nơi có những ngày thu thật buồn, nhưng tôi lại không nỡ rời xa chỉ vì thấy đã quá thân thương, bỗng thấy rằng thời gian phải cần quý trọng biết bao nhiêu.

Lại một mùa Thu nữa sang, có lẽ là Thu cuối cùng tôi còn cảm nhận được sắc vàng ngập trời tỏa sáng một góc đường, mà giờ đây mỗi lần nhớ đến tôi bất giác thấy trong lòng vui lạ, cũng là chút lưu luyến còn lại, gửi vào Seattle với khoảng trời sương khói u buồn, nhưng ẩn sâu là màu rực rỡ của lá vàng hoa đỏ. Đã từng nhắn nhủ tôi vẫn là tôi của ngày xưa ấy, cũng từng ngỡ rằng:

Tôi ra đi vào mùa Thu năm ấy. Một chiếc lá mùa Thu còn sót lại

 Chiếc lá  thu ngỡ ngàng trong ký ức.Thu đi rồi một khoảng trống mênh mang

 

Ngày ấy  tôi đã từng mơ về một mùa Thu tĩnh lặng, những con đường ngập đầy lá vàng và những bàn tay nắm lấy nhau, dạo bước trong mùa Thu hoàn hảo. Có lẽ  trong những chiều chớm lạnh. Kể ra mùa Thu cũng lạ, bình yên cùng những con đường lặng lẽ, với những chiếc lá vàng êm ả cùng những cơn sóng nước trong veo không một chút gợn. Trời rất xanh và mây rất trong. Nhưng mùa Thu cũng là mùa dông bão, Nha Trang quê tôi mưa dai dẳng, sấm chớp ầm ầm. Mùa Thu là mùa của tình yêu, tình yêu bắt đầu và cả khi tình yêu tan vỡ. Nha Trang  một ngày Thu, hoa sữa nở trắng đầy góc phố. Tôi yêu Nha Trang vô cùng.  Có lẽ vì tôi đã được sanh ra và lớn lên ở đó, và có lẽ chỉ bởi tôi yêu những con đường quen thuộc đã đi qua. Có nhiều kỉ niệm, có đủ nỗi nhớ để làm thành kỷ niệm cho riêng mình.

 

Nha Trang vắng lặng đẹp mà người ta hằng mơ ước một lần được ghé qua, nhưng nó vẫn khiến người ta thấy lạc lõng  giữa  lòng thành phố. Nha Trang, hoa sữa không nồng nàn như người ta nghĩ. Tôi tìm thấy ở đó một phần hồi ức tốt đẹp của riêng mình, nhẹ nhàng và tự nhiên như hoa sữa nở khi mùa Thu về. Thu và tôi cũng nhẹ nhàng như hoa sữa tàn khi mùa Thu qua. Không ai hiểu vì sao Thu  tan vỡ, như hoa bên đường  tàn theo gió Thu. Tự an ủi mình rằng cuộc đời dài rộng quá đôi khi lại rất buồn. Nhưng có lẽ tôi chỉ học được cách yêu mùa Thu, nhưng chẳng thể nào học được cách giữ lại. Thu là gió, gió phải được tự do. Kỷ niệm ấy giữ lại cho riêng mình. Một mùa Thu nếu không còn thì những mùa Thu ấy cũng chỉ như cơn gió thoảng.

 Tôi hy vọng Nha Trang ngày trùng phùng tôi hẳn sẽ xúc động nhiều lắm thay, nhưng thật ra tôi của giờ đây có lẽ chỉ thấm thía luyến lưu ngày ly biệt.

Nam Mô A Di Đà Phật
Ni Viện Như Ý đầu xuân 2018
Thích Nữ Tâm Vân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 9411)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 10741)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 6097)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
19/01/2021(Xem: 23547)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 8936)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
10/01/2021(Xem: 5464)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5309)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
09/01/2021(Xem: 6825)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
06/01/2021(Xem: 2740)
Một mùa Xuân lại trở về, gom những hơi ấm tình người giữa vùng biên giới Việt- Trung, đốm lửa Hồng sưởi ấm trái tim anh trong từng hơi thở. Xín Mần ơi, nơi biên cương Tổ Quốc thân yên, vùng biên giới giữa cái nhìn bao bọc xung quang chín tầng mây, chín tầng ngọn núi bao bọc. Năm 2021, Nhân duyên trở về xã Xín Mần- huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Trời lạnh hơn 04h30 sáng ngày 01/01/2021,
05/01/2021(Xem: 10346)
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]