Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Báo Giải Thưởng Văn Học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật

16/11/201610:39(Xem: 12054)
Thông Báo Giải Thưởng Văn Học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật

Ananda Viet Foundation


Thông Báo 

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
ANANDA VIỆT AWARDS 
VIẾT VỀ ĐẠO PHẬT


Hội Phật Học Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, và Ananda Việt Foundation 
đồng tổ chức cuộc thi viết về đạo Phật.

 

1.Mục đích

Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.

2. Đối tượng dự thi

Các bài viết chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các luận văn tốt nghiệp đại họcvà học viện chuyên môn không thuộc đối tượng của cuộc thi. Không giới hạn số lượng bài viết của một tác giả và không giới hạn tuổi cũng như thành phần tham dự.

3. Giải thưởng

Hội đồng giám khảo sẽ lựa chọn và quyết định trao giải cho tối đa 8 người có sáng tác xuất sắc nhất. Giải thưởng sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 7.000 USD, được phân bổ thành 8 giải như sau: một giải nhất $3000, một giải nhì $2.000, một giải ba $1.000, và năm giải khuyến khích, mỗi giải $200.

4. Hội đồng Giám khảo

Hàng năm, Ban Tổ chức sẽ mời một số nhà văn và nhà phê bình văn học Phật giáo tham dự vào một Hội đồngTuyển chọn Chung kết để chọn ra các tác phẩm trúng giải.

Hội đồng Tuyển chọn Chung kết cho năm 2017 - 2018 gồm quý học giả, nhà văn, thi sĩ: Cư sĩ Chân Hiền Tâm (Việt Nam), Hoang Phong (Pháp), Mật Nghiêm, Nguyên Giác, Nguyễn Minh Tiến (Việt Nam), Nguyễn Lương Vỵ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, Tâm Thường Định, và Vĩnh Hảo.

5. Hướng dẫn nộp bài

     a. Bản thảo viết bằng tiếng Việt sử dụng loại chữ unicode, giới hạn từ 3.000 đến 10.000 từ, kèm sơ lược tiểu sử của tác giả và địa chỉ liên lạc, xin gởi file attachment về địa chỉ e-mail của Thư Viện Hoa Sen:[email protected]. Dưới tên bài, tác giả cần đề rõ “Bài viết tham dự Ananda Viet Awards”.

     b. Thời hạn gửi bài từ nay cho đến hết ngày 30-10-2017. Bài gửi sau ngày 30-10-2017 sẽ được để dànhcho năm kế tiếp và lễ trao giải thưởng đầu tiên sẽ được tổ chức vào dịp cuối năm 2017 hay đầu năm 2018 tại Orange County, miền Nam California, Mỹ. Các tác giả trúng giải ở xa sẽ được gửi đến tận nhà.

     c. Mỗi cá nhân sẽ được tham gia với một hay nhiều sáng tác. Những sáng tác với nhiều tác giả sẽ được xem như là bài viết của một cá nhân đứng tên, với sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả.

     d. Chúng tôi không nhận những bài tham dự đánh máy hay bản viết tay gửi qua đường bưu chính. Vui lòng gởi bản vi tính .DOC qua file attachment về địa chỉ e-mail của Thư Viện Hoa Sen:[email protected]

     e. Những bài phù hợp được tuyển chọn bởi Ủy ban Sơ tuyển sẽ được phổ biến trên website Thư Viện Hoa SenAnanda Viet Foundation. Bài được chọn để phổ biến sẽ tự động nằm trong danh sách chuyển lên Hội đồng Tuyển chọn Chung kết để Hội đồng chọn ra các tác phẩm trúng giải.

     f. Hội đồng Tuyển chọn Chung kết có toàn quyền chọn hoặc không chọn theo các tiêu chuẩn mà hội đồng đề ra và dành mọi quyền biên tập, sửa chữa, phổ biến các bài tham dự trên báo chí, phát thanh, phim ảnh, hoặc in thành sách.

Chúng tôi hoan hỷ đón nhận mọi bảo trợ từ tinh thần đến vật chất. Hiện nay, đã có 8 tổ chức bảo trợ Giải thưởng Ananda Viet Awards là Hội Phật Học Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, Trang Nhà Quảng Đức, Tu viện Huyền Không Sơn Thượng, Rộng Mở Tâm Hồn, Liên Phật Hội, Việt Nalanda, và Tập san Chánh Pháp. Danh sách nầy sẽ được mở rộng khi chúng tôi nhận thêm được sự bảo trợ của các tổ chức hay cá nhân khác.

Về bảo trợ tài chánh, chúng tôi không nhận tiền mặt, chỉ nhận chi phiếu cá nhân hay tổ chức. Chi phiếu xin đề “Ananda Viet Foundation”, hay chuyển ngân khoản qua Pay Pal. Toàn bộ số tiền nhận được từ các nhà bảo trợ sẽ được chuyển vào quỹ giải thưởng.

Với tư cách pháp nhân là một Hội đoàn bất vụ lợi theo quy chế 501(c)(3) của Tiểu bang California, chúng tôi sẽ cung cấp Mã  số Thuế (Tax Exemp ID) để quý vị có thể sử dụng khi khai thuế. Mọi thông tin liên lạc bảo trợ xin gửi thư về:

Ananda Viet Foundation

14902 Moran Street, Suite B

Westminster, CA 92683

Tel. 714-988-5388

Email: [email protected]

Ban tổ chức giải thưởng dành mọi quyền ngưng chương trình mà không cần báo trước.  Trong trường hợp nầy, hiện kim của các nhà bảo trợ sẽ được hoàn trả lại. Mọi thắc mắc, xin email hay liên lạc về địa chỉ trên.

Ban Tổ Chức Giải Thưởng kính mời.

- Hội Phật Học Đuốc Tuệ

- Thư Viện Hoa Sen

- Ananda Viet Foundation

 

 

Bản Thông Báo này được kính gửi đến:

 

- Quý cơ quan truyền thông báo chí "để kính nhờ loan tải"

- Quý thành viên Hội đồng Tuyển chọn Chung kết "để kính tường"

- Quý thành viên Ban Bảo Trợ "để kính tường"

- Hội đồng Quản trị Hội Phật Học Đuốc Tuệ  &

- Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen “để kính tường"

- Quý thành viên Hội đồng Quản trị Ananda Viet Foundation Inc.

  "để kính tường trình"

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 3000)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
10/04/2018(Xem: 3576)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15694)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4191)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3921)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15781)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14765)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6986)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3951)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18685)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]