Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dõi theo dòng cát bụi

26/03/201607:00(Xem: 4237)
Dõi theo dòng cát bụi

phong canh dep
DÕI THEO DÒNG GIÓ BỤI

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới.

Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ.

Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không.

Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.

 

Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.

Đừng nghĩ suông rằng cuộc sống mong manh vô thường, khi chúng ta chưa thực sự mở lòng thương yêu, cảm thông, đón nhận quan điểm và lẽ sống của người khác.

Khi tham lam, thù hận, cuồng si, chúng ta quên mất sự hiện hữu của kẻ khác, mà cũng quên hẳn đi tính chất nhỏ nhoi và huyễn mộng của cát bụi.

Khi chỉ biết có mình, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được nỗi đau khổ của kẻ khác—thường khi là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp từ lòng tham, sân hận và sự cố chấp của chính chúng ta.

Lòng tham lam vị kỷ biến những hạt bụi thành những vân thạch, vẫn thạch, hay thiên thạch, chuyển động, cháy, va chạm nhau, hoặc xé toang bầu khí quyển, rơi thẳng xuống tạo những vết thương loang lổ trên bề mặt bình yên của các thiên thể, thậm chí còn hủy hoại môi sinh của cả một vùng rộng lớn. Thiên thạch nhỏ, va chạm nhỏ; thiên thạch lớn, va chạm lớn.

Một tình thương to lớn thì có thể làm mát rượi cả rừng xanh và bầu trời; trong khi một cái ngã to lớn thì chỉ có ngăn trở, đụng chạm, phá hoại.

Tại sao chúng ta cứ mãi gây khổ cho nhau chỉ vì ý muốn riêng của mình (hay ý muốn của một đảng phái, một cá nhân lãnh đạo, một đấng thiêng liêng vô hình nào đó)? Tại sao chúng ta cứ đẩy người khác vào khổ đau (và cái chết) chỉ vì họ không cùng niềm tin và lý tưởng với chúng ta? Có chăng một niềm tin chắc thật, tuyệt đối, mang lại hạnh phúc phổ cập cho tất cả mọi người? Ngay khi khởi lên ý niệm về một cái gì tuyệt đối, chúng ta đã bắt đầu đi vào thiên kiến, cực đoan, cắt đứt cơ hội cho việc truy tìm sự thực.

Chúng ta có là cát bụi không? Không. Chỉ có thân xác—hợp thành từ đất (cát bụi), nước, gió, lửa—sẽ trở về với lòng đất và hư không; nhưng tinh anh một đời (hay nhiều đời) của chúng ta thì còn ở lại, thay đổi, động chuyển và tái hiện nơi một môi trường thích ứng với tác hưởng của nó. Nếu không tin điều ấy thì hãy cứ tin, hoặc ví von đơn giản rằng, chúng ta là cát bụi, mong manh, nhỏ bé; và đừng quên chiêm nghiệm về tự thân cát bụi trước khi trở về với đất… Cát bụi chúng ta đã đến và đi như thế nào trong cõi đời mênh mông và không gian vô hạn nầy? Hữu tình hay vô tình?

Trên thực tế, chúng ta không giống cát bụi, vì chúng ta không phải vô tình, vô cảm. Trong ta đã sẵn có tình thương yêu. Vì có sẵn, chúng ta đã biết yêu thương cha mẹ và những người thân từ lúc sơ sinh, ấu thời. Rồi càng trưởng thành, từ môi trường sống, từ gia đình và xã hội, mà hệ trọng nhất là từ nơi lòng vị kỷ của mỗi người, chúng ta đã vong thân, hóa thân thành những gì thật vô tình, vô cảm, như cát bụi. Và rồi chúng ta làm khổ mình, khổ người, hủy hoại niềm thương yêu mà đáng ra, chúng ta phải trân trọng, tha thiết trao tặng nhau không giới hạn trong cuộc tồn sinh nầy.

Lòng vị kỷ không mang lại hạnh phúc cho ai cả, ngay cả chính bản thân người vị kỷ. Niềm vui đến từ vị kỷ, không phải là hạnh phúc, mà chỉ là ảo giác nhất thời của sự thỏa mãn; là phóng ảnh của nỗi bất lực trong sự truy tìm hạnh phúc. Vị kỷ dẫn đến vô cảm; vô cảm dẫn đến cô đơn, ly cách.

 

Vì vậy, xin đừng nói nghĩ suông chúng ta là cát bụi, hay là những thiên thạch lạnh lùng rơi xuống đất nầy.

Ngoài kia, khi mặt trời lên, sương tan thành mây, bụi tung theo gió; và chúng ta, những người biết rung động trước cái đẹp, biết ưu tư về lẽ sống, có thể giao cảm hòa điệu với nhau trong tình thương yêu vô cùng.

 

California, ngày 21.03.2016

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)


53- bao chanh phap so 53

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2014(Xem: 11329)
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO (TK. Thích Huyền Quang), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC t.t. (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BƯỚC XUỐNG TRẦN GIAN, DUYÊN NỢ (thơ Hàn Long Ẩn), trang 13 ¨ QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN II, NHIỆM KỲ II (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN VÀ AN CƯ TẠI PHV QUỐC TẾ (Hophap.net), trang 16 ¨ PHỤC BÁI THƯỢNG VĂN (BHDTƯ GĐPTVN), trang 18 ¨ NIỀM VUI TU HỌC (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 19 ¨ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ BẠN (HT. Thích Trí Chơn dịch), trang 20 ¨ NGÀY ĐẦU AN CƯ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ (Thích Minh Dung), trang 23 ¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN IV (Hoavouu.com), trang 24 ¨ CHÉN TRÀ TÀO KHÊ (Thích Nguyên Tạng), trang 26 ¨ ĐỒI MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 28
17/07/2014(Xem: 6851)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu. Người ta tạm định nghĩa, “ngôn ngữ chỉ là một công cụ” dùng để biểu đạt ý nghĩ, trạng thái tâm sinh lý để người khác nhận biết, thấu hiểu, cảm thông. Có nhiều dạng ngôn ngữ, ta có thể tạm chia ra làm hai, ngôn ngữ xuất phát ở bên trong (nội tính) và ngôn ngữ thể hiện ở bên ngoài (ngoại tính). Cho dù phát xuất từ đâu, một khi xử dụng nếu ta không có trí tuệ, chân thật, ái ngữ, lợi hành, lợi người, thì không khéo sự biểu đạt ấy, đôi khi lại là mầm mống, nguyên nhân của những hiểu lầm, ngộ nhận, xích mích, đáng tiếc khác.
24/06/2014(Xem: 3436)
Vào một buổi sáng thật đẹp trời của ngày 26 tháng 11 năm 2012, phái đoàn nhỏ của chúng tôi gồm Thượng Tọa Quảng Đạo (Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc), tôi (Chùa Hương Sen, Hoa Kỳ) và vài nam nữ Phật tử nữa được Thượng Tọa Phổ Huân (Trụ trì chùa Pháp Bảo, Sydneys) đưa lên viếng cơ sở thứ hai của chùa Pháp Bảo là Tu viện Đa Bảo, tiểu Bang New South Wales, Úc Châu, và thăm Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, đang nhập thất tại đây.
21/06/2014(Xem: 7212)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
16/06/2014(Xem: 28750)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
14/06/2014(Xem: 11751)
Xưa có bầy khỉ nọ Lội xuống hồ vớt trăng Vớt mãi hoài không được Nên mặt mày.. nhăn nhăn.
10/06/2014(Xem: 6574)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 23868)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 3989)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 5970)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567