Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung

08/10/201519:56(Xem: 4894)
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung -
vài vết tích sau thời nhà Minh trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.4)

Nguyễn Cung Thông

[email protected]

 

Các bài 1.1, 1.2 và 1.3 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến), linh nghiện (linh nghiệm), thành ngữ bốn chữ Thượng Hòa Hạ Mục/Mộc. Phần này cho thấy vài vết tích về cách đọc Hán Việt và cách dùng nhập vào tiếng Việt sau thời nhà Minh (1368-1661). Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

Loạt bài viết "A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật?" và "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung" hi vọng đóng góp phần nào về cách đọc Hán Việt nói riêng, và quá trình hình thành tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, ta nên phải cẩn thận khi nghĩ rằng tiếng Việt đã tiến hóa hoàn toàn độc lập từ thời lấy lại chủ quyền đất nước từ thế kỷ X về sau. Các bài viết này chỉ ghi nhận tương quan ngữ âm vào thời nhà Nguyên và sau này, không xác minh cho nguồn gốc của các từ liên hệ (gốc Hán từ phương Bắc hay gốc phương Nam).

 

1. “Lịch sự” nghĩa tiếng Việt và tiếng Hán

Lịch sự 歷事 là một cụm từ HV ghi nhận vào thời nhà Minh (1368-1661) chỉ chế độ thực tập để thi ra làm quan, nhà Thanh sau đó cũng áp dụng theo chương trình "Lịch Sự" như vậy trong hệ thống tuyển sinh (Quốc Tử Giám). Hoạt động này tương tự như khi các học sinh trung học đi làm lấy kinh nghiệm (bên Úc gọi là work experience, nhưng không có thi khảo hạch như chương trình "Lịch Sự”). Như vậy, nghĩa của lịch sự1 đã thay đổi vào thời VBL (1651) ở VN, dùng để chỉ biết lễ phép (cũng như đã học qua một khóa "Lịch Sự" trong "trường đời") và mở rộng nghĩa thêm để chỉ con người biết điều, sành điệu, đẹp đẽ ...v.v... Trái nghĩa với lịch sự là nhà quê/dà quê, mọi rợ, di địch, lõa lồ, hở hang ... đều hiện diện vào thời VBL: de Rhodes còn ghi nhận thêm "mặc cho lịch sự" (VBL, trang 701). Điều này cho thấy de Rhodes đặc biệt chú ý đến phong tục2 lễ nghi của xứ An Nam. Đây rõ ràng là một vết tích giao lưu ngôn ngữ Việt Trung sau thời nhà Minh, lịch sự tiếng Trung bây giờ không có nghĩa như tiếng Việt! Người viết có kiểm lại cách dùng này với vài người bạn Bắc Kinh, Thượng Hải thì thấy họ không dùng (và không hiểu rõ - có thể còn lộn với lịch sử 歷史 !!)

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-000



VBL – trang 413

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-001 










VBL – trang 701

 nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-006



Aubaret (1867)

 

2. Sóc là sói (hói)

Thời VBL, sóc với phụ âm đầu là xát/đầu lưỡi nhưng vẫn duy trì phụ âm cuối tắc -c. Tuy nhiên, dạng sóc3 còn được dùng đồng thời với dạng sói (VBL) và dạng sói này vẫn còn trong tiếng Việt cho đến ngày nay.

Chữ thốc 禿 (thanh mẫu thấu 透 vận mẫu ốc 屋 nhập thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

他谷切 tha cốc thiết (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, CV, LT, TG 字鑑, TVi, TĐTAT, TQTHCN 增廣字學舉隅, TĐTAT重訂直音篇) - theo TVGT là 無髮也 vô phát dã (không có tóc). TVi ghi âm 通入聲 thông nhập thanh

吐木切 thổ mộc thiết (NT, TTTH)

它谷切 tha cốc thiết (LTCN 六書正擶)

CV (1375) ghi thốc cùng vần với 禿 牘 蔟 族 ngốc độc thốc tộc

吐谷切, 音突 thổ cốc thiết, âm đột (CTT) - thời TVi (1615), CTT (1670) phụ âm cuối đã mất đi nên các âm HV thốc và đột đều đọc giống nhau - so với âm tū giọng Bắc Kinh bây giờ

...v.v...

 

 

Giọng Bắc Kinh bây giờ theo pinyin là tū so với giọng Quảng Đông tuk1 và các giọng Mân Nam 客家话:[陆丰腔] tut7 [梅县腔] tut7 [宝安腔] tut7 [东莞腔] tuk7 [客语拼音字汇] tug5, giọng Mân Nam/Đài Loan thut1, tiếng Nhật toku và tiếng Hàn tok. Tiếng Tày Nùng còn dùng dạng xoọc nghĩa là hói.

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-003 





VBL/1651 – trang 692

 

 

3. Giáo (sáo) từng là sóc

Giáo đã mất phụ âm cuối -c, phản ánh âm đọc thời Trung Nguyên Âm Vận (1324) khi các phụ âm cuối tắc đã tha hóa. Chữ sáo/sóc 槊 (thanh mẫu sanh 生 vận mẫu giác 覺 nhập thanh, khai khẩu nhị đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

所角切 sở giác thiết (TVGT, ĐV, NT, QV, TG 字鑑, TTTH) - QV/TV ghi nhập thanh 入聲

色角切,音朔 sắc giác thiết, âm sóc (TV, VH, LT, CV, LTCN 六書正𨫠, TVi, CTT)

CV (1375) ghi cùng vần 朔 數 蒴 矟 槊 箾 嗽 (sóc sổ sáo thấu)

山卓切 san trác thiết (TTTH)

...v.v...

 

 

Giọng BK bây giờ là shuò so với giọng Quảng Đông sok3 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] sok7 [陆丰腔] sok7 [客英字典] sok7 [海陆丰腔] sok7 [台湾四县腔] sok7, tiếng Nhật saku và tiếng Hàn sak.

Vào thời CV (1375) thì âm sóc đã mất phụ âm cuối để cùng vần với 箾 嗽 tiêu (sáo) và thấu - ngay chính thành phần hài thanh sóc 朔 cũng đã mất phụ âm cuối như từng ghi trong TVi (1615):

 

蘇故切,音素 tô cố thiết, âm tố

 

Rõ ràng cách đọc giáo trong tiếng Việt là vết tích của âm sóc sau thời QV, TV (sau thế kỷ XI). Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN4, Binh Khí Bộ - Đệ Nhị Thập Bát còn ghi giáo là 教 cho thấy phụ âm cuối/tắc đã không còn hiện diện vào giai đoạn này.

 

Trường thương giáo dài cứng lành (CNNAGN)

 

Định nghĩa này/CNNAGN rất phù hợp với giải thích của TV (1037/1067) trường mâu5 長矛- xem hình chụp phần Phụ Chú.

 

Ta quen đọc là sáo    ("Hán Việt Tự Điển", Thiều Chửu))

 

Trần Quang Khải 陳光啟 (1241-1294) đã ghi lại câu nói bất hủ: Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan 奪槊章陽渡, 擒胡鹹子關 (Tòng giá hoàn kinh 從駕還京) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử.

 

Nguyễn Trãi 阮廌 (1380-1442) cũng dùng sáo/giáo: Sáo ủng sơn liên ngọc hậu tiền 槊擁山連玉後前 (Thần Phù hải khẩu 神符海口) Giáo dựng núi liền tựa ngọc bày trước sau.

 

4. Bá cũng là bác

Âm HV bá6 (anh của cha) là vết tích của âm sau thời nhà Nguyên/Minh, như các cách dùng bá phụ, bá mẫu, lão bá, bá tước ... Âm bác là âm cổ hơn như từng được ghi nhận trong TVGT, ĐV, QV ... Bác được nhắc đến trong VBL (trang 17) và trong "Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh".

Chữ bách/bá 伯 (thanh mẫu bang 幫 vận mẫu mạch 陌 nhập thanh, khai khẩu nhị đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

博陌切,音百 bác mạch thiết, âm bách (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, CV, TTTH) - QV/TV/LT ghi nhập thanh 入聲

必駕切 tất giá thiết (CV, CTT) - tất đọc là bì (giọng BK bây giờ)

蒲各切,音博 bồ các thiết, âm bác (TVi, KH)

壁益切,音必 bích ích thiết, âm tất (TVi, KH)

博故切,音布 bác cố thiết, âm bố (TVi, KH)

TNAV ghi thêm thượng thanh, vận bộ 皆來 giai lai

CV ngoài các vần bách 百 佰 伯 迫 柏 栢 còn ghi vần bá bả 霸 伯 灞 壩 靶 把

莫駕切 mạc giá thiết (CV) - CV ghi thêm khứ thanh (so với nhập thanh - bác mạch thiết)

補陌翻 bổ mạch phiên (BH 佩觿)

莫百切 mạc bách thiết (NT)

博麦切,音百 bác mạch thiết, âm bách (TVi)

莫駕切, 音罵 mạc giá thiết, âm mạ (TVi)

博木切 bác mộc thiết (TVi)

布格切,音百 bố cách/các thiết, âm bách (CTT)

...v.v...

 

 

Giọng BK bây giờ là bǎi bà bó so với giọng Quảng Đông baak3 baa3 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] bak7 [宝安腔] bak7 [客英字典] bak7 [客语拼音字汇] bag5 [海陆丰腔] bak7 [陆丰腔] bak7 [沙头角腔] bak7 [台湾四县腔] bak7 [东莞腔] bak7 潮州话:bêg4(pek) bêh4(peh), giọng Mân Nam/Đài Loan peh1, tiếng Nhật haku ha và tiếng Hàn payk phay.

 

Trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa có các cách dùng

 

Bá Phụ bác trai ngỏ ngàng

Bác gái có hiệu bà nương thuận cùng (Nhân Luân Bộ Đệ Tam)

...

Trong CNNAGN, chữ bác ghi bằng phó/phụ 傅 cho thấy phụ âm cuối không còn hiện diện. Một dạng chữ Nôm (Hồ Xuân Hương, Lý Hạng Ca Dao ...) chỉ bác là 博 bác phản ánh cách đọc cổ hơn với phụ âm cuối vẫn còn duy trì.

 

Trong An Nam Dịch Ngữ7 cũng có các cách dùng

 

Bá Phụ    bác cha  八查

Bá Mẫu    bác mẹ   八?

 

Các kí âm trên cho thấy tiếng Việt thời Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa và An Nam Dịch Ngữ vẫn còn duy trì phụ âm cuối/tắc (-k) trong âm bác.

Các dữ kiện như phạn (phạm), linh nghiện (linh nghiệm), lịch sự, thượng hòa hạ mục/mộc, Phổ Kiến (Phúc Kiến), giáo (sáo, sóc), sói (hói, sóc), bá (bác) ... cho thấy cách dùng và phát âm tiếng Hán sau thời nhà Nguyên, tuy VN đã dành lại độc lập từ bao thế kỷ trước đó … Tiếng Việt còn duy trì một số trường hợp âm cổ (bác) hiện diện song hành với âm mới hơn như phạn (phạm), bác (bá). Cách đọc (niệm) A Mi Đà Phật so với A Di Đà Phật phản ánh rất rõ giao lưu ngôn ngữ Việt Trung trong vòng ba thập niên qua.

 

 

5. Phụ chú và phê bình thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La) in lại bởi NXB Khoa Học Xã Hội (1991); có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false

Để cho liên tục, bạn đọc có thể xem bài "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)" trang này chẳng hạn http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=21418 hay http://www.daophatngaynay.com/vn/files/file-nen/nhungdotsong_524971468.pdf . Bài viết "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường tôn giáo - vài vết tích sau thời nhà Nguyên trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.3)" trang http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/tu-dien-tham-khao/18372-nhung-dot-song-giao-luu-ngon-ngu-viet-trung-qua-con-duong-ton-giao-vai-vet-tich-sau-thoi-nha-nguyen-trong-tu-dien-viet-bo-la-phan-1-3.html ...v.v...

 

1) Lịch sự 歷事 - xem giải thích và nguồn gốc của lịch sự trang http://www.zdic.net/c/jd/?c=6/2b/67677 . Năm 1931, cụ Đào Duy Anh/ĐDA có ghi nhận về cách dùng lịch sự như sau:

"Lịch sự: do ở chữ am lịch - sự cố, luyện lịch sự tình, canh lịch sự biến mà ra = Trải việc đời, việc gì cũng biết - Nay ta thường dùng theo nghĩa sắc đẹp, hoặc giao thiệp khôn khéo" (HVTĐ - trang 502). Đây cũng phản ánh phần nào khắc khoải của ĐDA: có thể ĐDA đã đọc ở đâu hay đoán là cách dùng là như vậy vào thời này, nhưng tôi tra cứu (cho tới nay 9/2015) thì chưa thấy cách dùng bốn chữ này (am lịch sự cố) trong dân gian - đương nhiên cách dùng am lịch và sự cố đã hiện diện từ lâu đời (nhà Tấn, Đường ...).

 

2) Ngay cả LM dòng Tên Matteo Ricci (1552-1610), bậc đàn anh của LM Alexandre de Rhodes và có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc truyền giáo ở TQ, đã biết thích nghi với cách ăn mặc địa phương - trích từ trang https://en.wikipedia.org/wiki/Matteo_Ricci#/media/File:Matteo_Ricci_2.jpg

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-004

 











LM Matteo Ricci trong y phục truyền thống TQ

 

 

3) Không những sóc (VBL - sói/hói tiếng Việt hiện đại) liên hệ đến thốc HV, VBL còn ghi nhận dạng tlọc hay trọc (trang 811) dẫn đến khả năng sóc và trọc cùng một gốc (ngữ căn). Tương quan giữa tổ hợp phụ âm tl/tr và s đã hiện diện trong VBL như

 

Tlóm con mắt (VBL - trang 811/812) - hay tốt hơn đọc là sởm

 

Ngoài ra, so sánh các trường hợp

 

blái tlôi > trái *sôi ~ trái soài  (VBL trang 811)

bánh tlôi nước (VBL trang 811) > bánh/chè sôi nước

gà sống (VBL trang 697) ~ gà trống

trái (trái phép) ~ sái (sái phép)

tréo ~ xéo

trệch ~ xếch

...v.v...

 

 

4) "Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa" (CNNAGN) Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải - NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội 1985)

 

5) Tập Vận (TV) 集韻 soạn vào thời Tống (1037/1067) có 53525 chữ Hán, khoảng hai lần Quảng Vận (QV)

 nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-005

 


















 Tập Vận (1037/1067)

 

6) Bách/bá 伯 viết bằng bộ nhân hợp với chữ bạch 白, tuy âm bạch vẫn còn duy trì trong tiếng Việt (chó bạch) nhưng phụ âm cuối/tắc của bách đã tha hóa để cho ra dạng bá. Các chữ khác dùng bạch làm thành phần hài thanh vẫn còn đọc là bách như cây bách 柏, bạch 帛 (lụa trắng), bách 迫 hại ...v.v...

Các dạng bá tánh (bách tính 百姓, trăm họ), bá quan (bách quan 百官, các quan gọi chung), bá bệnh (bách bệnh 百病, chỉ chung các chứng bệnh) đều là các cách dùng rất lâu đời trong Sử Kí, Kinh Dịch, Lã Thị Xuân Thu ...Nhưng cách đọc bá (so với bách) là cách đọc sau này mà thôi.

 

7) "An Nam Dịch Ngữ" Vương Lộc giới thiệu và chú giải - NXB Đà Nẵng (Đà Nẵng, 1995).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2017(Xem: 2881)
Ta xin thắp ngọn đèn lên Đức Phật Chiếu vào lòng sáng cả nét thương yêu Cho thêm vui nguồn sống dưới nắng chiều Giữa cơn gió từ bi lan rộng mãi . Ta đã dứt từ bao năm tranh cải Để cho lòng nhẹ bớt cõi hơn thua Để lắng nghe trở lại tiếng chuông chùa Giữa đêm vắng bao mùa sương tuyết đổ .
07/02/2017(Xem: 12444)
Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta Phải chăng thị hiện đó mà Mười phương là một – Một là mười phương Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh… Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ...
05/02/2017(Xem: 3650)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
13/01/2017(Xem: 5408)
Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào tối ngày 10/1, tức sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông: "Xin chào Chicago Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người. Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.
07/01/2017(Xem: 3738)
Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến, còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.
07/01/2017(Xem: 5544)
Tuệ Sĩ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lãng vãng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở. Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.
20/12/2016(Xem: 7071)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
14/12/2016(Xem: 13790)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
03/12/2016(Xem: 10465)
Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Dịch bị nhận lầm là của Trung Hoa, tôi phát hiện Trung Thiên Đồ được ẩn dấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, mà đồ này đặc biệt lại là chìa khóa để viết Kinh Dịch, nếu giảng Kinh Dịch theo phương vị Hậu Thiên Đồ như cách làm của các Dịch học gia Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại thì sẽ khiến cho Quái từ, Hào từ trong kinh văn trở nên khó hiểu, rời rạc, đứt đoạn. Ngược lại nếu giảng theo phương vị Trung Thiên Đồ thì câu chữ hóa thành sáng sủa, mạch lạc, mỗi quẻ là một bản văn hoàn chỉnh, liên ý với nhau. Trung Thiên Đồ chính là chứng từ duy nhất để chứng minh Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam.
03/12/2016(Xem: 4131)
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (phần 14A) Nguyễn Cung Thông Phần này viết về năm con gà (Dậu), tiếp theo1 phần 14 "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Dậu - *rơ(ga) - gà (phần 14)", chú trọng đến các dạng khác nhau của danh từ gà cũng như tại sao loài gia cầm này giữ một vị trí đặc biệt trong 12 con giáp Á Châu. Các âm thanh của gia cầm rất quen thuộc với con người - từ ngàn năm qua - là tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và mèo kêu meo meo ... Chỉ có tiếng gà gáy đã ghi lại nhiều dấu ấn trong văn hóa và ngôn ngữ vì có khả năng liên h
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]