Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

13/06/201519:36(Xem: 4771)
“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

  
Nha Tho Tran Hau (4)
“Biển đời trăn trở” của nhà thơ Trần Hậu

 

                        Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm  lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút  tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là  cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu.  Chính những dòng đó  như chứng minh với  mọi người rằng chân lý Phật đà  luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm  ảnh tập thơ)

 

                       Dòng sông nào khi tìm về với biển

                       Cũng phải qua những khúc khuỷu nông sâu

                       Phải vặn mình chịu đựng những cơn đau

                       Chứa con nước lớn ròng trăn trở

                       Như hạnh phúc vốn đến từ đau khổ

                      Trong cuộc hóa thân nào cũng có nổi đau riêng.

 

                                              (Thay Lời Tựa)

 

                      Nha Tho Tran Hau (3)  Giờ đây người viết mới hiểu tại sao bài thơ Trăn Trở được chính nhà thơ chọn làm tiêu biểu và được người nhạc sĩ thân cận  Trần Đức Tâm ưu ái phổ thành bàn nhạc cùng tên.(đính kèm ảnh nhà thơ Trần Hậu và nhạc sĩ Trần Đức Tâm)

Nha Tho Tran Hau (2)

                        Để bắt đầu từ đó, người đọc như chìm sâu vào cái biển đời trăn trở ấy của Trần Hậu và theo  nhà thơ đi xuyên suốt  mọi khổ sầu vui  sướng với nhiều trạng thái khác nhau, có cả giận hờn man mác lẫn  mạnh mẽ; những chê trách và kể cả lên án một  bóng đen nào đó trong cuộc sống. Nhà thơ dẫn chúng ta đi bằng từng nhịp bước  của 122 bài thơ được rút ta từ  con tim  chan chứa sự từng trải, ma sát  với cuộc đời đến khốc liệt:

 

                         Hay là ta lên tới đỉnh chiêm bao

                        Hay là ta vùi dập ở cõi nào

                        Hay là ta lưng chừng đèo ảo mộng

                        Hay là ta đứng lặng để kêu gào

 

                        Hay là ta qua hai lòng chế độ

                        Còn sống đây lơ lững xác thân thừa

                        Kẻ hiền kẻ ngu trần gian lẫn lộn

                        Ai biết ai tri kỷ với

 

                       Với những khi đụng chạm men đời đắng ngắt ấy, nhà thơ chỉ biết tin và dựa vào một khung trời của cõi thơ, một nơi yên bình nhất của riêng mình:

                       

                        Chì có một điều lòng ta luôn hẹn

                        Bay về Thơ cõi ấy rất tinh khôi

                       Ở cõi ấy cái tình luôn bổi hổi

                       Chẳng tính toan hơn thiệt của đời thường

                       Ơi oan nghiệt! Đời thường là chân lý

                       Hay là ta còn nợp những oan khiên..

                                                  (Hay Là Ta)

 

                    
Với bạn bè, với quê hương bản sở, cái tình của những đứa con xa xứ lúc nào cũng đau đáu nỗi khoắc khoải chờ mong, mong khi nhẹ gánh áo cơm về lại chốn xưa nối lại  dây đời truyền thống, huống đây lại là tâm trạng của một nhà thơ thì cái nỗi nhớ mong mong ấy nó  da diết biết  chừng nào!

               

                             Nghe gió bắc thì ngựa Hồ lại hí

                             Thấy Cành Nam Chim Việt vẫn bay về

                             Bao trăng rồi từ độ ta xa quê

                             Nỗi nhớ cứ đầy lên theo ngày tháng…

 

                            Nhớ núi nhớ sông nhớ bạn nhớ bè

                            Nhớ những đêm thơ Vệ Giang Trà Khúc

                           

                            Ơi Quảng Ngãi đứa con xa xin khóc

                            Cũng ví áo cơm đành phải ra đi

                            Mơ một ngày về lại mái nhà xưa

                            Nằm nghe gió nghe mưa trên biển sóng.

                                                           ( Về Quảng Ngãi và Bạn Bè Tôi)

 

                      Trong  nổi niềm  u hoài này, với bạn bè chung quanh, lắm khi nhà thơ  cũng như muốn bật lên tiếng nói làm  ta chợt nhớ đến tiếng nấc của Tô Đông Pha ngày trước, đem nổi buồn của mình  lý giải những  khung trời xa: “Sầu cô quạnh tung trời lên Bắc đẩu/ Dãi Ngân Hà tan tác lá thu bay”. Với  cõi thơ của Trần Hậu ta cũng bắt gặp điều tương tự   khi anh  đứng trước những  bậc thềm  trong tình nghĩa anh em  để rồi thi vị hóa  bản thể của mình của chung quanh:

 

                               Ta từ cái cõi xa xôi

                                Về đây ngồi lại chỗ ngồi năm xưa

\                              Ngồi mà nhớ những đêm mưa

                            Ngồi mà nhớ những sớm trưa đi về

                            Ngồi nghe chim gọi cuối khuya

                            “Bớ thằng chăn vịt” mà chua xót lòng

                            Ta từ phương ấy xa xăm…

                                                  

                                                                (Về Lại Nhà Bạn)

 

                         Cuộc ra đi nào cũng có lằm nguyên do, xa xứ, từ biệt xứ nhuộm nhiều màu sắc, nhưng với nhà thơ cái màu sắc ầy  chỉ có một. Đó là cái chất mạnh mẻ trong từng câu thơ mềm mại trên bất kỳ chất liệu giấy nào ở cõi trần gian:

 

                             Ta đi ôm một bầu nghĩa dũng

                             Khuầy thành men rượu tưới trần gian

                             Còn lại xin mời nầy tri kỷ

                             Nâng chén giang hồ giữa biển trăng..

                                                                  

                                                              ( Ta Đi Đây)

                          Đất Sài gòn  luôn là chân dừng chân của nhiều hoài bảo, dù lớn dù nhỏ hay đó chỉ là một dự định trong cuộc mưu sinh. Sài gòn  không có thơ, sài gòn không có nhiều không gian  ảo mộng huyền  diệu nhưng Sài gòn luôn sòng phẳng với  tất cà những gót chân lưu trú. Và như vậy Sài gòn  là nơi  làm nên đáp án bài thi trắc nghiệm quan trọng nhất  cho từng số phận con người  đi qua nó. Nhìn Sài gón  cũng chính là nhìn  một  cánh của trần gian vừa chợt hé mở:

 

                           Nhớ Sài gòn những đèn xanh đèn đỏ

                           Với ba, tư, năm sáu, bảy, ngả đời

                           Tình yêu cũng chạy theo thời hối hà

                           Còn ngả nào? Sao tôi đứng ngần ngơ.

 

                                                          (Nhớ Sài gòn)

                             Và còn nhiều  trăn trở nữa trong suốt mỗi bài thơ của Trần Hậu. Xếp tập thơ lại rồi  mà vẫn thấy  chơi vơi ngay  trong cuộc sống của mỗi chủng tử  thế  gian này đang còn muốn hé mở nhiều uần khúc.

 

                            
Nha Tho Tran Hau (2) 

Nghe được thêm thông tin hiện giờ nhà thơ Trần Hậu đang sống  những ngày tháng sau cùng với căn bệnh nan y mà lòng  tôi chùng  xuống! Đoạn kết của một  nghiệp đời là cả một biển đời trăn trờ là đây, chất chứa  trong đó vô vàn buồn vui lẫn khóc hận. Nhưng một ý thơ, một  lời thơ của anh vẫn luôn là một lối ứng xử đàng hoàng, tử tế với chung quanh. Trên giường bệnh, nhà thơ Trần Hậu cố gượng dậy  viết lên bảng đen bốn câu thơ cảm ơn nhạc sĩ Trần Đức Tâm sau khi anh được vị nhạc sĩ này mở cho nghe bản demo  bài nhạc Trăn Trở lấy ý thơ của chính mình. Bài nhạc này đã nhanh chóng có mặt trên trang xã hội  you tube (Đính kèm ảnh câu thơ viết trên bảng đen)

Nha Tho Tran Hau (1)

 

                              Xếp lại tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” rồi mà vẫn nghe sóng vỗ trong lòng.  Âm thanh tiếng sóng của một kiếp nhân sinh, đi  gần hết cả một đời rồi mới nhìn thấy biển, biển đời! Cũng như tất cả những dòng sông, mang theo  từng thân phận con người mà  đổ ra biển cả, và đối với con nhà Phật chúng ta ai cũng  dễ dàng nhận ra  đó chính là biển khổ mênh mông không hơn không kém.

 

                              Nếu nhà thơ Trần Hậu có đọc được  bài này thì cũng xin được hai chữ hoan hỷ, vì dám  bình phẫm lời thơ anh theo cách suy nghĩ của riêng mình. Và nếu được vậy thì xin được là món quà nhỏ tặng anh- một người chưa quen biết để  có được một thoáng  niềm  an vui  trong tháng ngày chóng chọi với bệnh duyên, nhìn lại cái Biển Đời Trăn Trở của cõi lòng mình.

 

                             Nguyện cầu chư Phật từ thùy gia hộ cho anh.

 

 

                                                                      Sàigòn ngày 13/6/2015

                                                                    DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 2985)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
10/04/2018(Xem: 3536)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15381)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4158)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3893)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15466)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14488)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6904)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3930)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18252)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]