Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáng tạo là con đường của thi sĩ

05/02/201506:52(Xem: 13711)
Sáng tạo là con đường của thi sĩ

hoa mai 19

 

Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.

 

Đó là một cách trả lời mà không đáp ứng gì cả, giống như một tục khách đến hỏi thiền sư : “Thiền là gì ?” Đáp : “Hôm nay thời tiết chưa tốt lắm.” Trả lời mà chẳng giải thích, vì thiền sư biết căn cơ của khách tục chưa đủ chín muồi, dù có nói nhiều điều cao siêu đi chăng nữa thì cũng không lãnh hội chi đâu. Tốt nhất là nên im lặng.

 

Im lặng để cho kẻ thắc mắc kia còn có cơ hội khám phá ra vẻ đẹp tuyệt trần chân thiện mỹ của thiền. Khi tự tỏ ngộ thì đương nhiên, họ không còn chạy  đây đó tìm học, tham vấn vu vơ gì nữa. Từ đó, thơ và thiền tự nhiên hiển lộ, lung linh, kỳ ảo vô ngần trong phương lòng quang minh của chính họ rồi.

 

Lúc ấy sẽ bùng vỡ ra cái thấy tinh khôi, mới lạ và làm tiêu tan hết mọi mệt mỏi, chán chường, như thi hào Rainer Maria Rilke phát biểu : “Nếu đời sống thường nhật trở nên nhạt nhẽo, nghèo nàn đối với anh thì anh đừng bao giờ quy trách nó. Anh hãy tự trách chính anh rằng, anh không đủ tâm hồn thi nhân để mà có thể gợi dậy trong lòng mình tất cả sự phong phú, miên man của đời sống thường nhật, vì đối với một con người sáng tạo, một thi sĩ thì chẳng có gì là nhạt nhẽo, nghèo nàn, chẳng có một nơi chốn nào là khô khan, lãnh đạm.”**

 

Đúng như vậy, với kẻ sáng tạo thì họ có khả năng làm sinh động lại những tiêu điều, hiu hắt, biết chuyển hóa nỗi đau buồn thành niềm hân hoan tối thượng. Bước đi trên con đường sáng tạo là bước đi vô sở trú, vô sở cầu, vô sở đắc, thi sĩ kẻ không cửa, không nhà, kẻ cô đơn sâu thẳm, tâm hồn dồn về nẻo chân lý, hướng về ngõ uyên nguyên, khơi mở mạch suối nguồn.

 

Cuộc lữ khởi sự băng qua những sa mạc, hư vô đời khô khốc, những địa ngục sục sôi, cháy đầy lửa bỏng, những hố thẳm âm u, mịt mù tăm tối… Rồi cuộc lữ mở ra một con đường phong quang sáng tạo, ngút ngàn mây trắng với những phương trời bát ngát bao la, để cho thi sĩ chợt thấy mình không là chi cả : Không tên tuổi, không gia đình, không sự nghiệp, không địa vị, không trách nhiệm, không bổn phận, không mục đích, không chỗ trú cư trong thời gian và không gian.

 

Không chỗ trú vào bất cứ đâu, nên thênh thang vô sự theo cách điệu tiêu dao du ngay cái đang là luôn luôn mới lạ và mới lạ giữa như thị, như nhiên, phiêu bồng không chấp.

 

Âm thầm, tuyệt nhiên lặng lẽ, người thi sĩ thở cùng thơ, sống cùng thơ, trọn vẹn, tuyệt đối thủy chung với nàng thơ bát ngát. Họ không bận tâm nhiều tới quần áo, ăn uống, ngủ nghỉ, chẳng thiết chi chuyện truyền giống, nối dõi tông đường hay bảo vệ đất nước, duy trì quốc gia, nhất là không thích làm giàu để hưởng thụ mà trái lại, ưa sống đạm bạc, thanh bần, đơn sơ, giản dị. Họ chỉ quan tâm tới sáng tạo và chân lý như đại văn hào Henry Miller tuyên bố một câu bất hủ : “Từ chút ít sách vở tôi đã đọc, tôi nghiệm ra rằng, những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời, những người chính là cuộc đời đều ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động là sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện cho tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho.”***

 

Dĩ nhiên cái gọi là cho ấy của thiền sư, nghệ sĩ, thi nhân, không phải là của cải vật chất tầm thường mà là tinh túy, tinh hoa kết đọng thành tư tưởng vô hình, vô tướng. Chỉ những tâm hồn đồng điệu, đồng thanh tương ứng mới cảm được, mới thấy được giá trị vô lường của tặng phẩm tinh thần thâm thúy đó, để diệu dụng cùng cung bậc đời thường, thanh thản tự do.

 

Cho nên đi vào cõi thơ là dấn thân vào cõi mộng không lời, là phiêu lưu mạo hiểm xuống hố thẳm không đáy, là bay lên những phương trời vô xứ cùng tuyệt thiên thanh. Đòi hỏi kẻ lữ hành độc đạo, phải buông xuống sạch sành sanh tất cả những thứ cặn bã của xã hội loài người như được mất, hơn thua, tốt xấu, giàu nghèo, danh lợi, khen chê, đúng sai, phải quấy... Bước nhảy trọng đại đó là bước nhảy chập chùng sinh tử. Có vượt qua gập ghềnh sinh tử được hay không là còn tùy công phu hàm dưỡng của mỗi người.

 

Đường của thơ là không lộ, đầy cuồng phong, bão táp, đầy lao đao khổ lụy,  đọa đày. Tuy bị đày đọa như thế nhưng vẫn có cái thi vị tuyệt vời, như thiền sư Tuệ Sỹ nhận định : “Người làm thơ, cuộc đời bị đày ải truân chuyên, trong đó cũng có cái ảo diệu của vị chua, vị mặn. Suốt đời học Thiền, suốt đời vẫn đày đọa thân tâm, đày đọa trong cái Không và cái Tĩnh. Đày đọa đó mà kỳ thực không là đày đọa. Cũng vậy, suốt đời làm thơ thì suốt đời khổ lụy lao đao, nhưng không là khổ lụy lao đao. Chỗ ảo diệu đó, chưa đạt đến cõi thượng thừa của thi ca, làm sao hiểu nổi ?”****

 

Cõi thượng thừa của thi ca ở đâu ? Phải chăng, đó là công án mà mỗi thi nhân phải tự mình đốn ngộ, chứ đừng ngớ ngẩn chạy đôn chạy đáo thưa hỏi, tìm kiếm lung tung. Cứ nhập cuộc chịu chơi, ném mình vào những phương trời gió loạn, cúi sâu xuống tận đáy lòng hun hút cô liêu, diệu vợi của mình, may ra sẽ bùng vỡ mật nghĩa cái chân lý muôn đời.

 

Trên tinh thần phóng khoáng, tự do đó, người thi sĩ tự bao giờ vẫn nhất thiết kiên trì, vô cùng nhẫn nại. Bước đi lầm lũi khai phá, dốc chí bền gan sáng tạo và sáng tạo kỳ cùng, song hành cùng nàng thơ độc đáo, vô song, như triết gia, nhà thơ Phạm Công Thiện có lần tâm sự : “Làm thơ là hố thẳm xoáy tròn vào cơn bão tố rùng rợn của thơ và chỉ nhìn thấy thơ trên trời, thơ ở dưới đất, thơ trong tim, thơ trong óc não, thơ trong mạch máu, thơ trong hơi thở, thơ trong đời sống, thơ trong cái chết, thơ trong hiện thể, thơ trong vô thể, thơ trong hư vô… Chỉ có thi sĩ mới sống tận bản thân mình, sống phóng tới đằng trước tất cả những khả tính sắp hiện của dân tộc mình.”*****

 

Thi nhân là kẻ tiên tri thấu thị, một bậc siêu phàm hay một tên khùng điên rồ dại, gọi gì cũng được, họ chẳng bận tâm mà chỉ lao mình vào cuộc đại hòa điệu chơi với đủ mọi hình thức : Tình yêu, đau khổ, điên cuồng… như thi sĩ Rimbaud bộc bạch : “Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan lâu dài, rộng lớn, phi thường và hợp lý. Tất cả mọi hình thức tình yêu, đau khổ, điên cuồng : Hắn tìm kiếm chính hắn, hắn nuốt trọn mọi độc tố trong hắn để giữ lại tinh túy. Cực hình khôn tả, trong đó hắn cần tất cả sức mạnh siêu nhân, trong đó hắn trở thành kẻ bệnh nhân vĩ đại, kẻ tội nhân vĩ đại, kẻ bị nguyền rủa vĩ đại và nhà bác học siêu phàm. Bởi vì hắn đi tới cái vị tri.”***

 

Cái vị tri mở ra những phương trời mây trắng bồng bềnh, thênh thang bát ngát, tiêu dao lồng lộng trên cảnh giới bất khả tư nghì. Thi sĩ và thiền sư cùng lao đao và cùng tiêu sái trong cõi trầm mặc phiêu nhiên. Tuyệt thay là phong cách nhào lộn tồn sinh, rốt ráo tột độ của những tâm hồn kỳ dị đã nếm được hương vị vô cực, vô vi :“Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình… Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui buồn, sướng khổ, giận hờn đến gần đứt sự sống.”*****

 

Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã nói như thế và Phạm Công Thiện diễn giải : “Khi nào mình “đến gần đứt sự sống” rồi thì mới biết Thơ là cái gì, mới biết làm thơ, mới biết đọc thơ. Khi mình chưa “đến gần đứt sự sống” thì không được quyền nói bất cứ điều gì về Thơ, về Thi Ca, về Thi Sĩ, về Thi Nhân…”*****

 

Phải chăng, đó là một thái độ vô cùng cẩn trọng đối với Thơ, được phát biểu bởi một thiên tài kỳ tuyệt ? Trong khi bây giờ, có một số người thiển cận tỏ ra xem nhẹ, rẻ rúng, xuyên tạc thi ca truyền thống ngàn đời của dân tộc. Chúng tổ chức thành hội này, nhóm nọ, cố tình phá hoại nền văn nghệ đích thực, bằng đủ mọi hành vi đen tối, rồi còn ra mặt hỗn láo, vô lễ, sừng sộ với tổ tiên, tiền bối, lôi cả thi hào Nguyễn Du ra bôi bác, lại dám cả gan sửa đổi hàng ngàn từ ngữ trong kiệt tác Truyện Kiều nữa chứ ! Hỡi ôi ! Cái bọn hồ đồ ấy còn lên giọng chê bai, chửi bới, đả kích, khinh thường những thi sĩ, những người làm thơ, coi thơ như một thứ gì vô bổ, vô ích, vô nghĩa, đáng ném vào sọt rác, vì lạc điệu giữa cuộc sống thực tế đầy xô bồ, hỗn độn, gần như máy móc, vô cảm hôm nay.

 

Vậy đó mà Phạm Công Thiện vẫn mặc kệ, vẫn trọn lòng tin cậy vào sự huyền nhiệm của thi ca và kiên nhẫn, kiên nhẫn ba la mật, khuyến khích chúng ta một cách đọc thơ như trì tụng kinh điển, để tự thâm nhập sâu xa cái thâm mật ở chính trong hồn sâu thẳm của mình : “Đọc thơ cũng giống như đọc kinh. Phải thọ, trì, đọc, tụng, Đọc không phải để hiểu mà để biết. Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật. Mà chính lòng ta là tất cả không gian phiêu dật…”*****

 

Không những thế, Phạm Công Thiện còn hồn nhiên tụng ca Thơ, tán thán Thi Ca bằng một niềm tin tưởng tuyệt đối : “Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh, là “blaspheme.” Những thi sĩ không phải là loài người, họ là những thiên thần, những thánh hoặc những quỷ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì thôi, ta không được quyền có thái độ của học giả hay giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những kẻ phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xuân xanh !

 

Anh không thể cảm thơ người ta thì hãy im lặng, còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dẻ, giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người, không có ai làm thầy ai cả.”******

 

Giữa thời buổi nhiễu nhương, văn chương, văn nghệ hầu như không còn giá trị gì nữa mà vẫn còn người yêu thi ca như vậy, quả thật là hy hữu phải không ? Buồn quá ! Sa mạc, hư vô đang lan dần trên đất mẹ, quê hương, trên khắp cả quả địa cầu hoang vu này rồi, bọn quỷ dữ, ác ma đã xuất hiện rầm rộ, chúng giết người hàng loạt, dùng mọi thủ đoạn, lừa đảo, ám sát, khủng bố, đầu độc không trừ một thứ chi hết. Toàn bộ nền văn minh nhân loại của thế kỷ XXI  đang gieo rắc sự chết, tiến bộ gieo sự chết, khoa học gieo sự chết, tôn giáo gieo sự chết, chủ nghĩa gieo sự chết, xã hội gieo sự chết, chính trị gieo sự chết, kinh tế gieo sự chết, văn hóa gieo sự chết, giáo dục gieo sự chết…

 

Hầu hết loài người trong thời hiện đại đều đang quay cuồng trong cơn túy sinh mộng tử, điên rồ cố giành giật đất đai, lãnh thổ, cố mở rộng, bành trướng tôn giáo, cố tuyên truyền chủ nghĩa, đảng phái, học thuyết và tất nhiên là xung đột quyết liệt. Họ điên rồ cố tàn sát đẫm máu lẫn nhau, bằng đủ mọi âm mưu thâm hiểm, độc ác, tinh vi như lời thơ tiên tri của Nguyễn Du, bậc đại thi hào dân tộc :

 

Mặt ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao

 

Chao ơi ! Sống trong thời buổi điêu linh như vậy, một cõi nhân gian bi đát, tan hoang như thế, hỏi sao người thi sĩ không cảm thấy lạc lõng, bơ vơ cho được ? Họ vô lường thương cảm, xót xa, đành rời quê nhà, bỏ xứ sở, làm kẻ lang thang tuyệt mù viễn xứ như Phạm Công Thiện, muốn điên cuồng kỳ dị như Bùi Giáng, hay tuyệt nhiên im lặng, mặc như lôi như Tuệ Sỹ và cuối cùng, chỉ còn biết âm thầm sáng tạo, lặng lẽ làm thơ như muốn thắp lên một ngọn lửa tình yêu diệu huyền, xanh biếc thiết tha trên sa mạc khô cằn của nhân loại.

 

Nói như văn hào Hermann Heese : “Dù có bị đau đớn, quằn quại, tôi vẫn yêu thương trần gian điên dại này.”******* Cho nên thi nhân vẫn hạo nhiên chi khí, tự nguyện đi vào địa ngục trần gian, đốt bừng lên đuốc lửa tuệ quang, sáng ngời vô úy, thổi vào hồn tồn lưu một ngọn lửa tình thương yêu vô điều kiện và hòa âm thâm mật trên cung bậc thi ca.

 

Thi ca là suối nguồn bất tận, chảy hoài từ thiên vạn cổ đến nay, như nhà thơ Saint John Perse tỏ bày trong dịp nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1960 : “Người thơ đã có trong con người ăn lông ở lỗ, người thơ vẫn sẽ có trong con người thời nguyên tử, vì người thơ là một phần tử bất khả phân của con người. Chính từ sự đòi hỏi của thơ, của tâm, làm phát sinh tôn giáo và nhờ duyên thơ mà tia lửa thiêng sống mãi trong khối đá người. Khi mọi thần thoại sụp đổ hết thì thơ là chỗ ẩn cuối cùng của cái tối linh.”********

 

Tình yêu, tình thương là điệp khúc, là bản trường ca miên viễn, bất tuyệt của thơ mà sứ mệnh người thi sĩ sáng tạo phải giữ gìn, xiển dương, làm cho phục hồi, sống dậy mãnh liệt, ý lực bừng lên huy hoàng, sáng suốt, tuôn trào vô lượng vô biên. Hãy đốt hồn thơ thiêng liêng, cháy rực ngời ngọn lửa cảm xúc, rung động thiên thu, để nghe nhịp thở bồi hồi giữa bầu khí hậu thanh tân, phấn chấn, hân hoan yêu đời trong tiếng hát đại bi tâm. Tiếng hát đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả ấy mãi hoài ngân vọng trong lòng người từ muôn thuở đến muôn nơi, trên mặt đất trần gian vẫn còn thơ mộng này.

 

Tâm Nhiên

 

* Bùi Giáng. Sa mạc trường ca. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1970

** Raner Maria Rilke. Thư gởi người thi sĩ trẻ tuổi. Hoàng Thu Uyên dịch. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1969

*** Nguyễn Hữu Hiệu. Con đường sáng tạo. Hồng Hà xuất bản, Sài Gòn 1973

**** Tuệ Sỹ. Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng. Ca Dao xuất bản, Sài Gòn 1973

***** Phạm Công Thiện. Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử. Trần Thi xuất bản, California 2006

****** Phạm Công Thiện. Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1966.

******* Hermann Hesse. Câu chuyện dòng sông. Phùng Khánh dịch. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1969

******** Huyền Giác. Chứng đạo ca. Trúc Thiên dịch. Lá Bối xuất bản, Sài Gòn 1970

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 9542)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 10868)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 6151)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
19/01/2021(Xem: 23722)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 8976)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
10/01/2021(Xem: 5524)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5375)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
09/01/2021(Xem: 6898)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
06/01/2021(Xem: 2755)
Một mùa Xuân lại trở về, gom những hơi ấm tình người giữa vùng biên giới Việt- Trung, đốm lửa Hồng sưởi ấm trái tim anh trong từng hơi thở. Xín Mần ơi, nơi biên cương Tổ Quốc thân yên, vùng biên giới giữa cái nhìn bao bọc xung quang chín tầng mây, chín tầng ngọn núi bao bọc. Năm 2021, Nhân duyên trở về xã Xín Mần- huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Trời lạnh hơn 04h30 sáng ngày 01/01/2021,
05/01/2021(Xem: 10448)
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]