Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên Ngọn Tình Sầu

22/01/201507:13(Xem: 5887)
Trên Ngọn Tình Sầu
Hoa Cuc Chau Phi (13)

Ai sống ở đời cũng phải dẫm lên những buồn vui mà đi về phía trước. Có một ngày tôi chợt phát hiện ra mình có những chuyện ngậm ngùi, có thể từng khiến nhiều người thấy buồn, nhưng tôi nhớ hình như chưa nghe ai nhắc tới. Bỗng muốn kể chơi vài chuyện buồn trong số đó cho vui!

Tôi chỉ mới về Tàu hai lần trong mười năm xa xứ. Tôi từng đứng một mình trên bến Thượng Hải để ngắm nhìn con sông Hoàng Phố trong đêm, đêm ở đó thường nhiều gió lạnh. Tôi từng một mình thả bộ trong phố đêm Lệ Giang cho đến lúc quán xá bắt đầu đóng cửa. Nhiều và khá nhiều những nơi chốn đây kia trên xứ Tàu đã hút hồn tôi, đến mức đã rời đi cả tháng trời sau đó còn cứ thấy nhớ như điên. 
 
Vào ra chỉ mong ngày trở lại lần nữa. Thế rồi một ngày đọc báo, thấy đâu đó những tin tức về mấy vụ nổ quặng mỏ hay tai nạn giao thông ở Trung Quốc có nhiều người chết, tôi bỗng nghe ngậm ngùi bằng một kiểu rất riêng, có lẽ chẳng giống ai. Những người vừa chết đó thường là dân nghèo, những người cả đời cũng không đủ sức đi hết những miền đất tuyệt vời của quê hương mình. Hôm nay họ đi rồi, vẫn chưa kịp biết được quê hương mình kỳ vĩ, cẩm tú đến mức nào. Nghĩ chừng đó thôi, tôi cứ nghe ngậm ngùi nao nao.

Tôi lại có lúc ngậm ngùi khó tả khi nhìn thấy ở đâu đó những ông cụ bà lão lọm khọm trên đường, hay ngồi đờ đẫn trước một hiên nhà nào đó với ánh mắt vô hồn đang dõi nhìn tận đâu. Họ bây giờ đã mất gần hết cái mà người ta gọi là trí nhớ. Họ hồn nhiên như trẻ con, thơ ngây tin cậy và hờn giận ngây ngô. Họ không còn nhớ gì những cuộc hẹn dưới khóm trúc bờ ao đêm trăng năm nào, họ quên mất những ngày mưa ngồi bó gối trông ra bờ đất đầu làng mong ngóng một người quen. Quên hết, quên sạch. Tôi bồi hồi tưởng tượng nếu mấy chục năm trước biết được hôm nay hai đứa đều sẽ như vậy, chẳng biết đôi tình nhân ngày ấy đã nghĩ gì. Vậy rồi tôi cũng buồn nhè nhẹ...

Tôi lại có lúc ngậm ngùi khi nhìn thấy một người nghe đâu đang bị phản bội mà không hay biết, vẫn cứ một dạ sắt son với người tình phụ như đứa bé con tin mẹ. Dẫu đó là chuyện của thiên hạ, tôi cứ ngai ngái một nỗi lo vô duyên. Trời ơi, nếu một ngày chuyện vỡ lỡ ra thì sao chứ. Thương người này, nhưng tôi không biết phải trách người kia ra làm sao. Ai có yêu thì biết mà. 
 
Nếu con người ta làm gì cũng bằng sự khôn ngoan hữu lý thì trên đời làm sao có chuyện yêu đương chứ. Trong A-tỳ-đàm cũng nói, ngay trong cái thương hay thích bao giờ cũng có cái ngu đi kèm như trầu với vôi. Vậy rồi tôi chỉ còn biết ngậm ngùi ngó theo một cuộc tình đã không còn gì trước khi bị mất.

Có lẽ tôi nghèo, nên cứ bâng khuâng mỗi khi nghe thấy đâu đó những trò chơi vung tiền của mấy người dư dả, giữa khi trong khắp thiên hạ có những sức sống tuyệt đẹp, lại đang thoi thóp chỉ vì không có nổi một khả năng cơm áo tối thiểu để có thể sống cho ra phận người. 
 
Hồi còn bên nhà, nhất là những khi ngồi trên đò xe, tôi không bao giờ quên nổi ánh mắt thèm thuồng của những đứa bé nhà nghèo nhìn mấy đứa khác cùng trang lứa đang gặm một miếng bánh hay que kem, mà nó biết là mẹ mình không mua nổi cho con. 
 
Ông Bill Gates từng nói là cuộc đời vốn không bao giờ có chuyện công bằng, hãy ghi nhớ điều đó để không so đo buồn tủi. Tôi tin Phật nên không đồng ý câu nói đó trăm phần trăm, nghĩa là tôi không nghĩ rằng cuộc đời bất công, nhưng mục đích của câu nói đó thì tôi chịu lắm. Bởi cứ đòi hỏi công bằng thì không ai sống nổi đâu. Buồn chết!

Một thiền sư Nhật Bản trên đường hoằng pháp qua các châu lục đã ghé ngang Hoa Kỳ, và khi được các phóng viên hỏi ngài có ấn tượng nào sâu sắc nhất khi tận mắt nhìn thấy đủ thứ ở các nước mà ngài dừng chân. Sau một giây ngẫm nghĩ, vị thiền sư đăm chiêu: “Ở đâu thì cũng chỉ có vậy thôi, điều làm tôi ngạc nhiên là ai cũng biết sống chết là chuyện bất trắc nhưng cứ thích nghĩ chuyện lâu bền chắc chắn”. 
 
Với tôi hình như đó cũng là chuyện để ngậm ngùi. Nhiều lúc cầm mấy món đồ nhỏ xíu như cái đồng hồ, bút máy, hay chỉ một chiếc kim băng mà cứ bâng khuâng vớ vẩn. Nếu không bị ai đó cố tình phá hủy thì chắc chắn mấy món đồ cỏn con này sẽ tồn tại trên đời này lâu hơn cả tôi. Nhất khoảnh điền thiên niên vạn chủ. Có dịp ghé thăm mấy tiệm bán đồ xưa (antique) thì nỗi ngậm ngùi đó càng sâu. Nhiều món ở đó dễ chừng đã trăm năm, biết đã qua tay mấy đời chủ nhân, bây giờ được bày bán ở đó để chờ đợi một người chủ mới.
 
Những gì bây giờ tôi thương thích nhất, mai mốt không biết về tay ai. Mai mốt ở đây có thể là vài ngày nữa, vài tháng nữa, vài năm nữa hay vài chục năm nữa. Nói tới đây tôi lại muốn lạc đề một chút về cái gọi là những giá trị trong cõi phù vân này. Nhiều khi một món đồ có chứa một giá trị kỷ niệm ghê gớm đối với người này, nhưng với người khác thì chuyện đó chẳng có nghĩa lý gì hết. 
 
Mọi giá trị của một món đồ hình như chỉ là chuyện ước lệ, chỉ được áp đặt gán ép một cách tương đối. Thế là những gì tôi nâng niu hôm nay, biết đâu mai kia chỉ là một thứ phế thải trong mắt người khác. Như tôi yêu em, xem em là một nửa đời mình, và suốt kiếp chỉ có thể là gã Tiêu Lang đứng mồ côi cuối đường nhìn theo dáng em mà hoài vọng. Vậy mà em lại thuộc về một người khác, nhưng chẳng là gì trong mắt người ta, bị lãng quên lăn lóc mà vẫn một đời chờ đợi một phút đoái hoài. Còn tấm tình tôi thì em không thèm ngó tới một lần. Đời sống luôn đầy ắp những bi kịch kiểu vậy. 
Nghĩ đến đó ai lại không ngậm ngùi chứ!

Đã bảo những khổ đau bi hận của cuộc trầm luân là nhiều như cát trong sa mạc, nếu đem chất lại thành đống cũng đủ để làm nên một ngọn tình sầu chứ chẳng chơi. Chẳng qua vì ham chơi, vì tất bật hay lại vì trót sống thơ ngây nên người đời không nhìn thấy ra cái nỗi trầm oan đó. Từ mọi lãnh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội, rồi thì cả khoa học, ngó kỹ đâu cũng cơ man là những chuyện buồn. Chợt nhớ một câu ngắn trong hồi ký của nhà thơ Tản Đà mươi năm trước: Cái tội lớn nhất trong đời chính là lợi dụng niềm tin của người khác vào mục đích tư lợi của mình. Ngẫm kỹ, câu nói đó sâu sắc kinh khủng.

Về chính trị, bao kẻ biết chủ nghĩa mình đang theo là tầm bậy, sai lầm, nhưng vì quyền lợi bản thân mà tìm mọi cách nhồi sọ những người thơ ngây, suốt bao thế hệ, để thiên hạ đời đời làm trâu ngựa cho mình. Và kẻ bị lợi dụng lại cứ tưởng mình là con cưng, là kẻ được ban ân sủng nên chung thân cúc cung tận tụy chẳng dám hồ nghi, rồi thì chính mình đánh mất kiếp đời tự do theo một kiểu tôi đòi tự nguyện mà không hay. Đó cũng là cái để người biết chuyện phải ngậm ngùi.

Về tôn giáo, bao người vì mong được mấy chữ tôn sư, giáo chủ gì đó mà không ngần ngại dẫn đưa thiên hạ vào mê lộ. Thiên hạ mỗi người đều có những thao thức, trăn trở nhức nhối nên ai hiểu được nhu cầu tinh thần đó thì tha hồ bày vẽ, thế là chỉ cần đầu hôm sớm mai là đã thành chỗ dựa cho một góc nhân gian. 
 
Hành tinh này từ mấy ngàn năm qua đã oằn mình mà chứa bao thứ giáo điều rác rưởi kiểu đó. Cái đau đớn là danh lợi của kẻ giáo chủ kia nhiều lắm cũng chỉ một đời, mà cái di hại cho hậu nhân thì muôn kiếp còn hoài như một vết thương ngày càng lở lói. Lúc bình tâm ngẫm ra chuyện đó, ai lại chẳng một phen ngậm ngùi.

Về khoa học, ai cũng tưởng đó là lãnh vực sạch sẽ khả tín nhất trên đời, nhưng có mấy người ngờ được rằng cái gọi là khoa học đó cũng vẫn là sân chơi của biết bao thứ quyền lực ám muội. Tôi học dốt, chỉ biết rằng có vô số những đầu óc kiệt xuất – thay vì chuyên tâm phát minh những gì cần thiết cho hạnh phúc chúng sinh, thì lại chỉ cúi đầu nhận lấy những cái đơn đặt hàng có nội dung chết người. Họ là những người giữ độc quyền lên tiếng về cái gọi là những kết quả khoa học, nay nói cái này có lợi, mai nói món kia có hại. Rồi thì một ngày vỡ lẽ ra, đó là ý muốn của mấy tay tài phiệt!

Biết được chút chuyện đời, mỗi lần xem đài, đọc báo thấy người ta quảng cáo một sản phẩm nào đó hấp dẫn, hay khi bị bệnh phải uống một viên thuốc tây, hoặc lúc rỗi rảnh ngồi đọc đâu đó dăm bài viết của thiên hạ, tôi cứ ngậm ngùi: Chẳng biết cái nào trong mấy thứ này là thật sự vô hại!

Từ đó, nếu mai này có người cắc cớ hỏi tôi làm sao có thể giải thích ngắn gọn về cái gọi là Khổ Đế trong đạo Phật nguyên thủy, có lẽ tôi còn có thêm một cách nói rất thời thượng rằng: “Cuộc trầm luân có ra sao thì cũng chỉ là một ngọn tình sầu!”

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 6411)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1880)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
23/03/2023(Xem: 2047)
Thoáng chốc một giấc mơ trưa, Xuân thu ai biết, bốn mùa qua nhanh. Hơi thở như hạt tinh anh, Vô thường trước cửa, gõ thành trăm năm.
23/03/2023(Xem: 1887)
Tiến sĩ Doãn Minh Triết (윤명철) Giáo sư Đại học Dongguk, được biết đến rộng rãi và nổi tiếng như một nhà thám hiểm mỉm cười với bạn bè, năm 2003, ông thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc, khởi hành từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và với thời gian trong 43 ngày đến Nhật Bản qua Incheon và đảo Jeju, Hàn Quốc.
22/03/2023(Xem: 2171)
Thật là một niềm hỷ lạc cho những Phật tử hay bất cứ những ai có nguyện lực, trí lực với đạo pháp (theo lời Ôn Cố Vấn HT Thích Tuệ Sỹ) được tham dự buổi giới thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh VN hôm nay 20/3/2023, lại trùng hợp với ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (Ngày của yêu thương và chia sẻ). Và hẳn ai đã được tham dự dù trên Zoom thôi sẽ rất vui mừng và cung kính tri ân hoài bão và đức độ phụng hiến của Chư Tôn Thiền Đức và các thành viên trong Hội Đồng phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời, được chỉ đạo và cố vấn từ Ngài Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN HT Thích Tuệ Sỹ. Con, Phật tử Huệ Hương không hiểu được phước duyên gì mà có cơ hội được TT Thích Nguyên Tạng chỉ dẫn vào Zoom, để lắng nghe và tìm hiểu thêm những gì mình chưa được biết trong sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại, để bước vào biển pháp mênh mông và gia tài đồ sộ mà Đức Thế Tôn đã để lại cho bốn chúng đệ tử sau hơn 2500 năm.
18/03/2023(Xem: 2281)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 2360)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 7361)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 9747)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 2828)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]