Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)

20/11/201406:21(Xem: 14365)
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)

lotus_51

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung
qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)

Nguyễn Cung Thông

 [email protected]


 

Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ  梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

Vấn đề trở nên rất thú vị khi tiếng Việt còn duy trì các vết tích - lúc đậm lúc nhạt - của các đợt giao lưu văn hoá ngôn ngữ với Trung Quốc - lúc cho lúc nhận - phản ánh qua cách dùng bụt và Phật từ thời Hán, phạm và phạn vào thời Minh ... Nếu hai âm bụt và Phật1 cho ta thấy một kết quả của ảnh hưởng Việt (cổ) đến Hán, hai âm phạm và phạn lại cho thấy ảnh hưởng rõ nét từ tiếng Hán vào tiếng Việt. Gần đây hơn (trong vòng hai mươi năm nay) ta lại thấy cách dùng A Mi Đà Phật so với A Di Đà Phật. Tuy âm phạn vẫn còn tồn tại trong tiếng Việt (cùng với phạm) nhưng cách dùng “làm phạn” đã biến mất sau thời VBL.

 

1. Âm phạn xuất hiện trong tiếng Việt

1.1  Từ điển Việt-Bồ-La (1651) ghi nhận vài dấu vết của tiếng Trung Quốc vào thời đại này. Điển hình là âm phạn trong cách dùng làm phúc, làm phạn (trang 608), được dùng hai lần trong mục phạn và phúc, do đó khả năng viết nhầm âm này rất thấp trong VBL.

 

720.tieng phan

 

Chữ phạn có gốc từ tiếng Sanskrit  brahman 梵文 chỉ thần tối cao  (tạo hoá) của Ấn Độ giáo, các âm dịch khác là 梵摩 phạm ma, 婆羅賀摩 bà la hạ mạ 梵覽摩 phạm lãm ma ...v.v... Phạn có dạng cổ hơn là phạm, viết bằng bộ mộc 梵 (thanh mẫu tịnh 並 vận mẫu phàm 凡 hay đông 東 khứ/bình thanh, hợp/khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

扶泛切,音帆 phù phiếm thiết, âm phàm (TVGT, ĐV, QV, VH, CV, LT)

防泛切 phòng phiếm thiết (QV)

房戎切 phòng nhung thiết (QV, LB 隸辨)

扶風切,音馮 phù phong thiết, âm phùng (TV, VH)

房尤切,音浮。義同 phòng vưu thiết, âm phù, nghĩa đồng (TV)

扶風扶乏二切 phù phong phù phạp nhị thiết (NT)

符中切 phù trung thiết (CV)

符風切 phù phong thiết (LT)

方馮切 phương bằng thiết (LT)

符諫切,音飯  phù gián thiết, âm phạn (TVi)

符中切,音馮 phù trung thiết, âm phùng (TVi)

音飯  âm phạn (CTT)

符容切,音馮 phù dung thiết, âm phùng (CTT)

扶雄反 phù hùng phản (LB 隸辨)

蒲東反 bồ đông phản (LB 隸辨)

...v.v...

 

Giọng BK bây giờ là fàn fēng féng so với giọng Quảng Đông faan4 faan6 và các giọng Mân Nam 客家话:[客语拼音字汇] fam2 [台湾四县腔] fam2 fam5 [客英字典] fam2 fam5 [宝安腔] fam2 [梅县腔] fam2 [海陆丰腔] fam2 fam5 [沙头角腔] fan5, giọng Mân Nam/Đài Loan là hoan5, tiếng Nhật fuu bon và tiếng Hàn pem. Một dạng âm cổ phục nguyên2 của phạn/phạm là *byam, để ý phụ âm đầu phục nguyên b- so với ph- và nguyên âm có độ mở miệng nhỏ lại.

Các tiếng Quảng Đông, Mân Nam ... đều duy trì âm phạm cũng như trong hệ thống âm Hán Việt. Âm phạn là âm Bắc Kinh (thủ đô nhà Minh 1368-1644, tuy thời gian đầu ngắn ở Nam Kinh), giọng BK bây giờ là fàn fēng féng cho thấy  các biến âm (xem thêm các cách phiên thiết). Đặc biệt là dạng fàn BK đã được VBL ghi nhận như trên.

Phạn 梵 có các nghĩa như thanh tịnh (tốt lành), chữ/tiếng Bà La Môn (đọc nhanh thành *byam hay phàm) thuộc cổ Ấn Độ, Phật giáo từ cổ Ấn Độ (như phạn ngôn là kinh Phật, phạn cảnh là cảnh Phật, phạn học là Phật học ...). VBL đã cho thấy cách dùng "làm phạn" tương ứng với cách dùng "hành phạn" (hay “phạn hành/phạm hành”) từng hiện diện trong kinh Pháp Hoa do pháp sư Cưu-Ma-La-Thập (Kumarajiva 344-409) dịch sang tiếng Hán:

 

奉覲三百萬億那由他佛,供養恭敬,尊重讚歎,常修梵行-具菩薩道。於最後身、得成為佛

phụng cận tam bách vạn ức na do tha phật cung dưỡng cung kínhtôn trọng tán thán thường tu phạn hành- cụ bồ tát đạo ư tối hậu thân đắc thành vi phật

(trích từ  妙法蓮華經授記品第六  Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thụ Kí - phẩm đệ lục)

 

Trong "Phật Quốc Kí" 佛國記 hay “Pháp Hiển Truyện”, do cao tăng Pháp Hiển (337-422) soạn và ghi chép sự việc qua Thiên Trúc, ta cũng thấy dùng "phạn hành":

 

王凈修梵行 Vương tịnh tu phạn hành

 

Trong Pháp Uyển Châu Lâm 《法苑珠林》 soạn năm 659, nhà sư Đạo Thế cũng dùng "hành phạn":

 

彼亂己整,守以慈行,見怒能忍,是為梵行;至誠安徐,口無粗言,不瞋彼所,是為梵行;垂拱無為,不害眾生,無所嬈惱,是為梵行 bỉ loạn kỉ chỉnh thủ dĩ từ hành kiến nộ năng nhẫn thị vi phạn hành chí thành an từ khẩu vô thô ngôn bất sân bỉ sở thị vi phạn hànhthùy củng vô vi bất hại chúng sanh vô sở nhiêu não thị vi phạn hành

 

Cách dùng "phạn hành" trở nên thông dụng về sau, như nhà chính trị thời Minh là Tống Liêm (1310-1381) từng viết trong 《四明佛隴禪寺興修記》 "Tứ Minh Phật Lũng Thiện Tự Hung Tu Kí":

 

良公 通外內典,梵行清白,薦紳之流皆愛敬之 lương công thông ngoại nội điển, phạn hành thanh bạchtiến thân chi lưu giai ái kính chi

 

1.2  Cách dùng phúc hành 福行

Khái niệm phúc hành 福行 đã có trong cuốn Đại Trí Độ Luận 大智度論 (do Bồ Tát Long Thọ soạn sau thời đức Phật diệt độ khoảng 700 năm), quyển 88 viết về tam hành 三行:

 

 

()福行,即行十善等福,能招感天上、人間之果。()罪行,又稱非福行。即行十惡等罪,能招感三惡道之苦。()不動行,又稱無動行。即修有漏之禪定,能招感色界、無色界之果。因禪定不動,感果不動,福行罪行,非如異變,故稱不動

( nhất) phúc hành tức hành thập thiện đẳng phúc năng chiêu cảm thiên thượng nhân gian chi quả( nhị) tội hành hựu xưng phi phúc hànhtức hành thập ác đẳng tội năng chiêu cảm tam ác đạo chi khổ( tam) bất động hành hựu xưng vô động hành tức tu hữu lậu chi thiện định năng chiêu cảm sắc giới vô sắc giới chi quả nhân thiện định bất động cảm quả bất độngphúc hành tội hành phi như dị biến cố xưng bất động

 

Trong Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh3  (PT), ta thấy làm phúc được dùng hai lần:

 

vì chưng áng nạ, bố thí làm phúc ... (28b)

...

hay vì áng nạ làm phúc, làm kinh này ... (35a)

 

Mạc Đỉnh Chi (1272-1346) trong bài phú dạy con từng đề xướng ăn chay, niệm Bụt và làm phúc:

 

 

Rẻ đường làm phúc, tham những vinh hoa

...

Bảo chúng con hay, ở thì làm phúc

...

Trích từ "Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến " Đào Duy Anh - NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội (1975).

 

Như vậy là cách dùng "làm phúc" đã hiện diện rất lâu đời trong tiếng Việt, giải thích tại sao ta có cấu trúc "làm phúc4 làm phạn" với làm phúc đứng trước cách dùng làm phạn đã mới nhập vào.

 

1.3 So với các nghĩa và âm phạm khác (VBL)

Cùng với phạn, chữ phạm 犯 cũng được VBL ghi nhận với nhiều thí dụ như phạm tội, phạm giái (phạm giới), phạm răn nào, phạm tên cha mẹ, phạm làng, phạm cửa ai ... Tuy nhiên âm phạm đã không đổi thành phạn dù rằng các cách phiên thiết vào thời Tự Vị/TVi và Chánh Tự Thông/CTT đều cho thấy khả năng này (phạm có âm BK bây giờ là fàn):

 

 

方萬切,音梵 phương vạn thiết, âm phạm (CTT) - thời CTT (1670) hai âm phạm và phạn đã đọc giống nhau (fàn theo giọng BK bây giờ).

孚絢切 phu huyến thiết (TVi)

胡咸切 hồ hàm thiết (TVi) - hàm đọc là xián (giọng BK bây giờ).

 

So với cách đọc cổ hơn 扶泛切 phù phiếm thiết (âm phạm/phiếm) thời TVGT.

Trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN, phạn (phạm) dùng trong phạn vũ 梵宇 chỉ chùa Phật. Cách dùng này hiện diện từ thời Lương trong Lương Thư 梁書 (năm 636) so với chữ phạn (cơm) dùng nhiều lần trong CNNAGN.

 

2. Các vết tích khác của âm BK

2.1  Không chỉ có chữ phạn (phạm) phản ánh âm đọc BK thời nhà Minh, ta còn thấy dạng Phổ Kiến hay (tỉnh) Phúc Kiến đã được VBL ghi lại

 

 

720.tieng phan2

 

Phổ Kiến dùng hai lần trong VBL cho thấy khả năng đọc Phúc (Phước) thành Phố (Phổ) vào thời đại VBL. Đây cũng chính là âm phúc đọc theo giọng BK thời này - phụ âm cuối -k đã tha hoá. Khuynh hướng tha hoá các phụ âm tắt (p/k/t) ở sau vần trong giọng BK đã xẩy ra từ thời Trung Nguyên Âm Vận (1324), tuy nhiên các phụ âm này vẫn còn hiện diện trong một số phương ngữ miền Nam TQ như Quảng Đông, Mân Nam kể cả âm HV.  Thí dụ như phúc 福, Phật 佛 hay pháp 法 (đều có mặt trong VBL), bây giờ giọng BK là fù, fó và fá viết theo hệ thống pinyin (Bính Âm) hiện đại.

 

2.2  Một điểm đáng chú ý từ cách giải thích Phổ Kiến trong VBL là chữ chincheo5. Đây là một dạng kí âm của Tuyền Châu 泉州, một hải cảng ở tỉnh Phúc Kiến và là nơi thương gia Bồ Đào Nha lui tới vào giữa thế kỷ XVI. Ngoài ra, nơi đây cũng là trạm trung gian cho các chuyến đi vào Nhật, Phi Luật Tân hay Đông Nam Á của các nhà truyền đạo từ Âu Châu (Gaspar do Amaral, Paulo Saito ...). Tuyền 泉 (quán BK bây giờ) âm trung cổ đọc gần như *zhin (hay chin) và châu 州 (zhōu BK bây giờ) đọc gần như *chu (hay chiu - giọng Mân Nam/Phúc Kiến), do đó chincheo là một dạng kí âm gần đúng của dân (hay địa danh) xuất phát từ Phúc Kiến. Trong phần "Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh" (VBL/1651), LM de Rhodes cũng ghi nhận hiện tượng kỵ huý: tên Tiền thì người trong nhà gọi là Toàn (Tuyền). Đây là dữ kiện cho thấy âm toàn (tuyền) có khả năng đọc là tiền hay *chin, cũng như tiện có thể đọc là tuyện (VBL - trang 845). Sự hiện diện của các địa danh Kẻ Chợ, Rum, Kinh Đô, Hoài Phố (Faifo), Bắc Kinh, Thinh Hoá, Đàng Trong, Đàng Ngoài ... trong VBL cho thấy các dấu ấn văn hoá và ngôn ngữ phần nào trong tiếng Việt đại chúng vào thời kỳ này. Giao lưu ngôn ngữ với Mân Nam theo dòng lịch sử và thời gian đã được người viết ghi nhận nhiều lần trong các bài viết trước đây, tuy nhiên không là trọng tâm của bài này.

Các yếu tố địa phương (Mân Nam/Phúc Kiến, Mân Nam/Triều Châu) xen lẫn với "trung tâm chỉ đạo" Bắc Kinh qua từng thời kỳ Bắc thuộc làm vấn đề giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung trở nên phức tạp và đầy thú vị.

 

3. Quá trình thay đổi âm và nghĩa

3.1  Phạm hay phạn 梵 từng có nghĩa là um tùm (cây cỏ mọc lên nhiều/thịnh vượng) - để ý cách dùng từ láy

 

梵梵黍稷。借作芃芃 phạm phạm thử tắc, tá tác bồng bồng (ĐV)

木得風貌 mộc đắc phong mạo (QV, TV)

 

...v.v...

 

Nghĩa và âm (phùng/phòng) tương ứng với các dạng bùng (lên), bừng/phừng (lên), phồng (phập phồng), bỏng (phỏng), bồng, bổng ... Ngoài ra dạng âm cổ *byam còn có thể liên hệ đến bơm thơm (VBL - trang 53, tóc bơm thơm) , chờm bơm (Béhaine/Taberd -1772/1838) so với dạng bờm xờm, bờm chờm thường gặp hiện nay hơn.

Dạng âm cổ *biu/bu của phạm (dạng phù theo TV) còn có thể liên hệ đến bù (phù - phù mình, phù mỏ ...)   hay bù xù ... đều diễn tả hình thái trổi dậy, nổi lên (lu bù là chương lên/Béhaine/Taberd).

 

Tại sao tiếng Việt còn duy trì các biến âm của phạm (phạn) như bùng (lên), bừng/phừng (lên), phùng, phồng, bỏng/phỏng, bồng, bổng, bờm, bù, bu ... từng được các tài liệu và vận thư Hán cổ ghi nhận? Tiếng TQ hiện đại hầu như chỉ dùng dạng fàn (BK) để chỉ Phật (giáo), phạm (phạn) mà thôi! Các dữ kiện này dẫn đến khả năng phạm (phạn) có gốc phương Nam6, thời bình minh của đạo Phật khi mới đến Đông Nam Á (Luy Lâu - Giao Chỉ): các nhà sư đã dùng tiếng Việt Giao Chỉ để kí âm một số thuật ngữ PG như Bụt (Bột - sau trở thành âm Phật), Phạm (sau thành Phạn). Phạn thường dùng để chỉ cơm, như cơm phạn (Béhaine/Taberd 1772/1838 - không ghi phạm/phạn PG), thực phạn (ăn cơm/manger le riz - Théophile Legrand de la Liraÿe/1868 - không ghi phạn/phạm PG), phạn (cơm nấu/riz cuit - Gabriel Aubaret/1868 - không ghi phạn/phạm PG).

 

4.  Cao Thượng Ngọc Hoàng bản hạnh tập kinh âm thích (CTNH)

GS Nguyễn Tài Cẩn7 đã ghi nhận vài trường hợp âm BK hiện diện trong "Cao Thượng Ngọc Hoàng bản hạnh tập kinh âm thích" (CTNH), ba tấm khắc các chú âm ở Linh Tiên Quán (Hà Sơn Bình) - trong đó có trường hợp phạm kí âm là phạn. Chú trọng đến phụ âm cuối -m và -n, cũng như -c đã mất đi:

 

淫 dâm  kí âm là ngân  銀 (đều đọc là yín BK bây giờ)

梵 phạm           phạn 飯 (đều đọc là fàn BK bây giờ)

蘩 phiền          phàm 凡 (fán BK)

紺 cám             cán 幹 (gàn BK)

含 hàm            hàn 寒 (hán BK)

簮 trâm             trân 臻 (zān so với zhēn BK)

魘 yểm            yến 燕 (yǎn so với yàn BK)

陰 âm             yên 烟 (yīn BK)

蔭 ấm              ấn 印 (yìn BK)

殄 điễn            thiểm 忝 (tiǎn BK)

覺 giác             giáo 教 (jiào BK) - so sánh với phúc và phổ (VBL)

...v.v...

 

Căn cứ vào các cách kí âm trong CTNH, ta có thể đoán là thời gian ra đời là vào khoảng thế kỷ XV, trước VBL vài trăm năm. Tuy nhiên chỉ có âm phạn (phạm) là còn lưu tích trong tiếng Việt8.

 

Cách đọc phạn hay phạm (và phúc/phổ) ghi nhận từ thời VBL cho thấy ảnh hưởng của giọng BK thời Minh (1368-1644). Hai mươi năm xâm chiếm nước ta (Bắc thuộc lần thứ 4 1407-1427) và với một chính sách cay nghiệt lại càng dễ ghi lại dấu ấn trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy VBL ra đời vào năm 1651, nhưng khi viết về chính quyền TQ thì lại ghi là nhà Minh ("Đại Minh" - VBL dùng hai lần - trang 193 và trang 467), đáng lẽ phải là "Đại Thanh" (1644-1912) mới phù hợp. Thế mà tiếng Việt vẫn duy trì đa phần hệ thống âm thanh cổ hơn, phản ánh sức sống độc lập và mạnh mẽ của đại chúng (qua ngã đường PG). Một câu chuyện xẩy ra chỉ trong vòng hai mươi năm trở lại là cách niệm Phật (mới hơn) A Mi Đà Phật so với A Di Đà Phật9, nếu trở thành chính thống thì đây là lưu tích mới nhất của giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung vào thế kỷ XXI.

 

5. Phụ chú và phê bình thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La) in lại bởi NXB Khoa Học Xã Hội (1991); có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false"Từ điển Phật Học Hán Việt" NXB Khoa Học Xã Hội (tái bản năm 1998 - Hà Nội) hay "PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN" (HT Thích Quảng Độ dịch) trên mạng trang http://thuvienhoasen.org/images/file/a_UEs51G0QgQAOVe/p.pdf

 

1) Nguyễn Cung Thông 2000 "Bụt hay Phật?" loạt bài viết về hai âm Bụt và Phật và khả năng du nhập âm Bụt vào tiếng Hán. Có thể xem toàn bài trên các trang mạng như http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2108:bt-hay-pht-phn-1&catid=71:ngon-ng-hc&Itemid=107  hay  http://www.daophatngaynay.com/vn/tag/But-hay-Phat ...v.v...

 

2) Nguyễn Cung Thông 2010 "Bụt hay Phật? Phần 3" xem toàn bài trên trang này http://thuvienhoasen.org/a5104/but-hay-phat-phan-3 - trích một đoạn liên hệ về tương quan b-ph:

 

 

Bật 弼                         phật/phất 弗

Bụt                  Phật

Buộc                phọc

Bùng               Phùng (Trạng Bùng là Phùng Khắc Khoan công thần nhà Lê, người làng Bùng)

Buông phóng 放

Buồng phòng 房

…v.v…

 

3) Hoàng Thị Ngọ 1999 "Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh" NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội). Nhân viết bài này và đọc lại PT, xin được cảm ơn chị Ngọ đã tặng cuốn sách tóm tắt một công trình rất đáng phục (Hà Nội, 2008).

 

4) Tam phúc theo Phật giáo (Quán Vô Lượng Thọ Kinh 觀無量壽經, Cương Lương Da Xá 畺良耶舍Kalayasas/”Tam Tạng pháp sư” đời Tống dịch):

 

世福:是孝養父母、奉事師長、修十善業;戒福:是持三歸五戒乃至具足戒;行福:是發菩提心而行佛. “Thế phúc”: thị hiếu dưỡng phụ mẫu phụng sự sư trường tu thập thiện nghiệp “Giới phúc”: thị trì tam quy ngũ giới nãi chí cụ túc giới “Hành phúc”: thị phát bồ đề tâm nhi hành phật

Khái niệm về hành phúc không đồng nhất tuỳ theo các cách diễn dịch của các vị cao tăng (như Tuệ Viễn ...v.v...). Tiếng TQ thường dùng hành thiện, hành hảo hơn là hành phúc.

 

5)  Marco Polo (1254-1324) từng ghi nhận chincheo  là “một trong hai hải cảng buôn bán lớn nhất trên thế giới". Một số tác giả lại cho rằng chincheo là kí âm của Chương Châu 漳州, một hải cảng gần Toàn Châu và cũng thuộc tỉnh Phúc Kiến. Xem thêm chi tiết của bài viết liên hệ trang http://www.yanruyu.com/jhy/14614.shtml ,  http://www.libraryindex.com/encyclopedia/pages/cpxlf69ybj/chinchew-chinchu-chwanchow-name.html  hay http://eacs2014.pt/admin/schedule/475/paper ...v.v...

 

6) Tiếng Khme/Môn pong là bong ra, bung ra ... cũng có nghĩa là bỏng (phỏng, tiếng Mường Bi là póng), phồng/phùng (lên) - so với tiếng Tày Nùng fổng là bùng (lên), bông là bù xù ... Các dữ kiện này hỗ trợ cho khả năng *byam có gốc phương Nam. Dạng *byam còn có thể liên hệ đến (cánh) buồm hay 帆 phàm HV, hàm ý căng lên để di chuyển theo gió. Dạng *byam còn có thể liên hệ đến bướm (loài vật với đặc tính là hai cánh rất lớn) - tiếng Mường Bi là pướm (pươm pướm), tiếng Khamu là pam-pám ...v.v... Khu vực hay ngôn ngữ dùng nhiều dạng cùng gốc (greatest diversity) có khả năng là nguồn. Thí dụ như miền Bắc Trung Bộ có rất nhiều phương ngữ cũng như các tiếng Mường ... cho thấy nguồn của tiếng Việt.

Vấn đề nguồn gốc âm phạm trở nên rất thú vị khi ta phân tích cấu trúc của chữ phạm 梵 : gồm chữ lâm 林 và chữ phàm 凡 (thành phần hài thanh). TVGT xếp chữ phạm vào bộ lâm 林 trong 540 bộ thủ. Ít người biết rằng phàm còn có nghĩa là um tùm hay bồng 芃, như theo Đường Vận

 

梵梵黍稷。借作芃芃

phạm phạm thử tắc tá tác bồng bồng

 

Chữ bồng 篷 cũng có nghĩa là buồm, và chữ hiếm bằng (bộ trùng  虫 + chữ bằng 朋) nghĩa là con bướm lớn (large butterfly) - xem trang này  http://www.fileformat.info/info/unicode/char/27307/index.htm

 

Như vậy ta thấy có sự tương ứng HV và Việt

 

Phàm  bằng     buồm

Bằng                bướm

Phàm               bờm (xờm)

Bằng                bong (rối bong)

Bồng 髼          tóc rối

Bồng bồng 逢逢 thùng thùng (tiếng trống)

蓬蓬 bồng bồng - vẻ xanh tốt hưng thịnh

髼髼 bồng bồng - đầu tóc rối bời

Bồng bồng thử miêu 芃芃黍苗  (Kinh Thi)

,即芃之俗體   Phạm, tức bồng chi tục thể  (theo học giả Thanh triều 鈕樹玉 Nữu Thụ Ngọc 1760-1827)

...

Các dữ kiện trên cho ta thấy một thời kỳ tiếp xúc ngôn ngữ (language contact) rất xưa (thời Kinh Thi đã ghi nhận) và rất phức tạp, cần được tìm hiểu thêm cho rõ ràng để phân định các ảnh hưởng từ phương Nam, thường bị đào thải trong vốn từ Hán (cổ). Thí dụ như dự 豫 (vui, voi) từng có nghĩa là voi lớn (TVGT) nhưng đến nay thì ít ai biết đến nghĩa này!  Trong bài viết "The Austroasiatics in Ancient South China: Some Lexical Evidence" (1976), các GS Jerry Norman và Mei Tsu-Lin 梅祖麟 đã nhận xét '... Cho đến thập niên 1950, không có khảo cứu nghiêm túc về các ngôn ngữ đã nhập vào tiếng Hán cổ. Một phần dễ hiểu là không có đầy đủ dữ kiện về các ngôn ngữ láng giềng TQ và dân tộc thiểu số, như vậy thì không thể xác định thời điểm vay mượn cũng như phục nguyên các dạng âm cổ của các từ đã nhập vào tiếng Hán cổ. Tuy nhiên, còn một trở ngại khác - thật ra là thành kiến - đã cản bước tiến trong quá trình nghiên cứu trên. Chúng ta thường có ý tưởng rằng văn hoá TQ rất phát triển, nên chẳng cần phải vay mượn bất cứ ai, kể cả ngôn ngữ. Khi có một tiếng Hán giống như một tiếng nào của một ngôn ngữ khác, thì tự nhiên chúng ta cho rằng ngôn ngữ đó đã vay mượn tiếng Hán, chứ không phải là cho tiếng Hán mượn! Các phát hiện mới đây về di tích ngũ cốc và đồ đồng cổ đại ở miền bắc Thái Lan cho chúng ta thấy là vùng Đông Nam Á đã từng là một cái nôi văn minh, hoàn toàn có khả năng cho vay những phát minh văn hoá của mình. Quên vấn đề so sánh văn hoá nào hơn hay kém - mà ta rất khó chứng minh một cách khoa học - điều rõ ràng là khi hai dân tộc sống gần nhau, quá trình vay mượn qua lại hầu như là một kết quả tự nhiên ...' (phỏng dịch, Nguyễn Cung Thông). 

 

7) Nguyễn Tài Cẩn 2004 "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt" NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội (in lần thứ 3).

 

8) Phiền 煩 có khả năng đọc thành phàn theo âm BK cận đại. Thời VBL ta đã thấy cách dùng "phàn nàn lại" (nghĩa là sám hối). Chữ phiền (thanh mẫu tịnh 並 vận mẫu nguyên 元 bình thanh, hợp khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

附袁切 phụ viên thiết (TVGT, ĐV, QV)

符袁切,音樊 phù viên thiết, âm phiền (TV, VH, LT) - TVi ghi âm phiền 音蘩 (phiền 蘩 và phiền 煩 đọc như là fán BK bây giờ)

符艱切 phù gian thiết (CV, TVi)

符筠切 phù quân thiết (TVi, KH)

汾洽切 phần hiệp/hợp thiết (TVi, KH)

父袁切 phụ viên thiết (NT, TTTH)

扶園切 phù viên thiết (NT)

符頑切 phù ngoan thiết (CTT)

...v.v...

 

Giọng BK bây giờ là fán so với giọng Quảng Đông faan4 và các giọng Mân Nam 客家话:[陆丰腔] fan3 [东莞腔] fan2 [沙头角腔] fan2 [宝安腔] fan2 [台湾四县腔] fan2 [梅县腔] fan2 [海陆丰腔] fan2 [客语拼音字汇] fan2 [客英字典] fan2, giọng Mân Nam/Đài Loan là hoạn, tiếng Nhật han bon và tiếng Hàn pen. Một dạng âm cổ phục nguyên là *bʰĭwɐn so với dạng buồn còn duy trì trong tiếng Việt.

 

9) Nguyễn Cung Thông 2011 "A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?" - xem toàn bài trên trang này http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2489:a-di-a-pht-hay-a-mi-a-pht&catid=71:ngon-ng-hc&Itemid=107  hay  http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/9925-A-Di-Da-Phat-hay-A-Mi-Da-Phat.html ...v.v...


 

Kính mời xem file dưới dạng PDF:

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua ngã đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn (phần 1.1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2019(Xem: 12389)
Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa
24/06/2019(Xem: 14225)
Nhận được tập thơ VỀ NGUỒN, tập thơ thứ 7 của thầy Minh Đạo gởi tặng, tôi rất thích vội ghi ngay vài cảm nhận về cách nhìn những hiện tượng trong đời sống qua thiền vị mà Thầy đã thể hiện trong tập thơ. Tiện đây tôi xin giới thiệu vài nét về Thầy, mặc dù biết ý Thầy thích sống lặng lẽ, không muốn nói về mình… Trong lĩnh vực thư pháp (chắc nhiều người đã biết), thầy có phong thái riêng, với nét bút bay lượn đặc trưng không lẫn với ai cả… Trong hội họa với trên 100 bức tranh còn lại trong không gian tĩnh lặng nhà Thầy sau những lần triển lãm và hình như Thầy chuyên vẽ về thủy mặc, có phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển…Còn trong lĩnh vực thi ca Thầy viết nhiều đề tài, đa số theo thể thơ Đường luật …
23/06/2019(Xem: 3974)
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên, đến độ lòng chẳng có chút cắn rứt nào khi đã lỡ tạo ra những hậu quả xấu, làm khổ đau, thậm chí tổn hại đến sinh mệnh của kẻ khác.
19/06/2019(Xem: 8963)
Mọi luân lưu giữa cõi đời trần tục ? Không thể dễ dàng dùng trí suy lường . Ẩn tàng đâu đây....dung chứa bể ....tình thương, Mọi tạo tác phải chăng cần ....Tình, Lý ?
13/06/2019(Xem: 4531)
Lặng nhìn con sóng thịnh suy... Chẳng biết nguyên nhân gì chùa lại bị cháy. Vị sư trụ trì trầm tĩnh trước sự tình không thể nào cứu vãn rồi thản nhiên Ngài bước ra khỏi đám lửa. Một vị khách đi ngang qua và nói: ''Nhân quả gì đây,hay là do ăn ở mích lòng ai?'' Chú Sadi chẳng giải đáp được nên đến chỗ vị Sư hỏi: "Kính bạch Thầy,do nhân quả gì mà chùa ta lâm vào cảnh khổ, chùa bị đốt, người đi ngang qua buông lời không hay?"
08/06/2019(Xem: 4998)
Tôi ngỏ lời tán dương người ra đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Trường Trung học Thực hành thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM đã mạnh dạn trích một đoạn kinh Phật đưa vào đề thi chuyên văn, ngày 6-6-2019. Mặc dù nội dung câu này hay hơn nhưng chỉ được 4/10 điểm so với câu thứ hai có nội dung đơn giản hơn lại được 6/10 điểm, đề thi chuyên Văn này phản ánh nhu cầu sử dụng “lý trí” trong cách tiếp cận thông tin/ sự kiện và đánh giá giá trị chân lý của các thông tin, theo tinh thần Phật dạy.
20/05/2019(Xem: 4062)
Thử nhìn con người qua những giai tầng xã hội: Chí lớn mà tài kém, cả đời chẳng làm nên đại sự gì. Chí nhỏ tài cao, vào đời chỉ biết dọn đường mở lối cho tiểu nhân cầm cờ đứng lên. Chí nhỏ không tài, nhờ ranh ma qua mặt kẻ dưới, lòn cúi dua nịnh người trên, có thể được thành công (trên thương trường hay chính trường), chễm chệ ngồi trên chóp đỉnh vinh quang. Chí lớn tài cao mà không gặp thời vận, cũng trở thành kẻ bất đắc chí, lất lây một đời với nghèo khổ, bất hạnh; cố gắng bon chen để tìm một nấc thang nào đó trong xã hội thì bị đày đọa chèn ép bởi những kẻ bất tài, vô đức.
24/04/2019(Xem: 4550)
Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.
20/04/2019(Xem: 4986)
Thật là một Phước duyên khi tôi được Hoà Thương ban tặng cho tác phẩm này qua sự chuyển giao của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng nhân dịp Thầy tham dự đại lễ khánh thành chùa Minh Giác tại Sydney cùng với sự chứng minh của Hoà Thương Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác - Đức Quốc . Kính xin tri ân lòng từ bi của Thượng Tọa luôn muốn khuyến khích những người thích đọc sách về Phật Pháp và lịch sử VN nên đã không ngại cước phí để gửi đến tôi . Cũng được biết nhân đây Hoà Thượng cũng ban cho đại chúng một bài pháp thoại, và nhất là trong chuyến hoẵng pháp này HT Thích Như Điển đã đem đến cho Phật tử Úc Châu hai tài liệu rất hữu ích đó là : - ĐẶC SAN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO( 40 năm Viên Giác Đức Quốc - MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
14/04/2019(Xem: 4249)
Sông Mê Kông dài 4.880km và là dòng sông dài thứ tư châu Á sau Trường Giang (6.300km), Hoàng Hà (5.464km) và Ô Bi (5.410km). Sông Mê Kôngdài thứ ba Trung Quốc sau Trường Giang và Hoàng Hà. Riêng thượng nguồn Mê Kông (thuộc Trung Quốc) được coi là kỳ bí, hiểm trở và phức tạp hơn cả thượng nguồn của Trường Giang và Hoàng Hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]