Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trời Cao Biển Rộng

29/07/201406:23(Xem: 3676)
Trời Cao Biển Rộng


Me-11

TRỜI CAO BIỂN RỘNG

Vĩnh Hảo

Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái, thì khác: không giới hạn.

Tình thương vô hạn chỉ khi nào nó được biểu lộ một cách không điều kiện, không phân biệt và so sánh đối tượng (hư hay nên; xấu hay đẹp; cãi lời hay vâng lời), và quan trọng nhất: không đòi hỏi sự đền đáp.

Người Á-đông có vẻ xem thường nền văn hóa thực dụng của tây phương, nhất là trong tương quan tình cảm và ứng xử giữa cha mẹ và con cái; cho rằng con người ở đó không biết, không sống với chữ Hiếu—đạo lý lâu đời của truyền thống đông phương; và vì không có Hiếu đạo, gia đình và xã hội trở nên bất toàn, rối loạn. Quan niệm này đúng trong nhiều trường hợp, nhất là đối với những người con: không nhắc nhở, không gợi ý, thì đứa con có thể không nhớ và không cảm thấy mình có bổn phận phải làm điều gì đó để gọi là đền đáp công ơn sinh dưỡng rất to lớn của cha mẹ.

Cha mẹ và con cái ở xã hội tây phương, do nếp suy nghĩ truyền thống và cũng do vì phúc lợi và an sinh xã hội được cung cấp đầy đủ bởi guồng máy chính phủ, thường không có ý niệm hay nhu cầu về sự đền đáp khi cha mẹ về già. Những đứa con tây phương được sinh dưỡng tự nhiên trong gia đình, ăn học, lập thân, rồi trở thành những bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thế hệ kế tiếp, mà không hề bận tâm, lo nghĩ việc báo đền ân đức cha mẹ. Điều mà con cái tây phương dành cho cha mẹ là lòng thương kính, biết ơn, chứ không có bổn phận hay trách nhiệm “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già. Cha mẹ tây phương không vì con cái không chăm nom mình mà gán tội bất hiếu, bất nghĩa; bởi vì họ vốn không đòi hỏi sự báo đáp nào ngay từ lúc ban đầu mới sinh con, nuôi con. (Từ điểm này, có thể đặt dấu hỏi là cha mẹ tây phương có “thực dụng” không, hay ngược lại!)

Trong khi đó, cha mẹ và con cái ở xã hội đông phương, sống với đạo Hiếu cao đẹp lâu đời, luôn được nhắc nhở về sự đền ơn, ngay từ lúc con cái còn ấu thơ. Còn nhỏ chưa biết sinh kế thì phải ngoan ngoãn, biết nghe lời, chăm học, học giỏi (làm ngược lại thì đều là bất hiếu); trưởng thành thì phải biết sinh nhai để tự lo bản thân, lập gia đình, có con nối dõi, và “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già không người chăm sóc (không làm được điều sau cùng này thì bất hiếu; hoặc có làm mà kể lể quá thì cũng bất hiếu, cho nên mới có câu than oán trong tục ngữ: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày”). Nói chung, con cái đông phương được giáo dục phải nói, nghĩ và làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ, nên việc tri ân báo hiếu là điều tự nhiên.

Từ sự khác biệt trên, có thể nói là đông hay tây phương đều có nét đẹp cần áp dụng cũng như điểm không hay cần thay đổi. Có thể đề nghị một hình ảnh lý tưởng như vầy chăng: làm con, nên sống như người con phương đông; làm cha mẹ, nên sống như cha mẹ phương tây.

Yêu thương, tận tụy nuôi dưỡng con cái mà không đặt điều kiện hay đòi hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, thì tình thương của cha mẹ, trời biển cũng không sánh bằng.

Tình thương vô hạn ấy tất nhiên sẽ được cảm nhận từng ngày bởi con cái từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành, để rồi với niềm thương kính tự nhiên và chân thành, con cái tự biết cần làm gì để bày tỏ sự nhớ ơn và lòng thương của mình đối với cha mẹ; không cần phải kêu gọi, nhắc nhở, trách móc hoặc gán những tội danh nào đó cho con.

Làm con, không phải tất cả đều sẽ làm cha mẹ khi trưởng thành; nhưng tất cả bậc cha mẹ đều đã là những người con. Hãy nhìn những gì đang làm cho con cái ngày nay mà tưởng nhớ những gì cha mẹ đã làm cho mình trong quá khứ; tự hỏi mình đã làm gì trong vai trò đứa con đối với cha mẹ, đừng đặt vấn đề con cái sẽ làm gì cho mình ở tương lai. Có điều kiện, không điều kiện, vô hạn hay hữu hạn, đều bắt đầu từ vị trí làm cha mẹ. Đừng đặt tình thương bao la của mình dành cho con vào bất cứ cái khuôn nào, dù là cái khuôn được cho là truyền thống cao đẹp; bởi vì có khuôn khổ là có điều kiện; có điều kiện thì không còn vô hạn, vô biên.

Người con Phật dấn thân vào đời có một câu nằm lòng: “Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là việc làm có mưu tính.” Bậc cha mẹ cần hành xử như thế đối với con cái. Cũng có thể nói ngược lại rằng, người con Phật khi cứu giúp chúng sanh, nên học tinh thần ấy từ nơi lòng thương không điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Không điều kiện là bước khởi đầu cho hành trình làm cha mẹ, cũng là bước khởi đầu của bồ-đề tâm, của bồ-tát hạnh.

Và hạnh phúc thay cho những người con khi gần gũi cha mẹ, như được tắm gội trong đại dương yêu thương bất tuyệt; và khi xa, nhớ về cha mẹ như bầu trời êm ả, che chở và bảo bọc lấy mình giữa cuộc đời đầy bất trắc, gian nan.

Trời cao, biển rộng, không đủ lớn để hình dung hay so sánh tình thương cha mẹ; bởi vì không phải lúc nào, ở đâu, cũng có thể nhìn thấy trời, biển. Nhưng cha mẹ thì luôn luôn, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cũng ngự trị trong lòng con

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 2472)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 2879)
Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định (viết tắt NNBĐ) của Quách Tấn, cố học giả Nguyễn Hiến Lê có nói rằng, ông vốn rất mê các cửa biển miền Trung.
29/03/2013(Xem: 2887)
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi.
29/03/2013(Xem: 2872)
Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn.
29/03/2013(Xem: 8691)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 5742)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 13658)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 3162)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 3236)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 6590)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567