Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trời Cao Biển Rộng

29/07/201406:23(Xem: 4267)
Trời Cao Biển Rộng


Me-11

TRỜI CAO BIỂN RỘNG

Vĩnh Hảo

Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái, thì khác: không giới hạn.

Tình thương vô hạn chỉ khi nào nó được biểu lộ một cách không điều kiện, không phân biệt và so sánh đối tượng (hư hay nên; xấu hay đẹp; cãi lời hay vâng lời), và quan trọng nhất: không đòi hỏi sự đền đáp.

Người Á-đông có vẻ xem thường nền văn hóa thực dụng của tây phương, nhất là trong tương quan tình cảm và ứng xử giữa cha mẹ và con cái; cho rằng con người ở đó không biết, không sống với chữ Hiếu—đạo lý lâu đời của truyền thống đông phương; và vì không có Hiếu đạo, gia đình và xã hội trở nên bất toàn, rối loạn. Quan niệm này đúng trong nhiều trường hợp, nhất là đối với những người con: không nhắc nhở, không gợi ý, thì đứa con có thể không nhớ và không cảm thấy mình có bổn phận phải làm điều gì đó để gọi là đền đáp công ơn sinh dưỡng rất to lớn của cha mẹ.

Cha mẹ và con cái ở xã hội tây phương, do nếp suy nghĩ truyền thống và cũng do vì phúc lợi và an sinh xã hội được cung cấp đầy đủ bởi guồng máy chính phủ, thường không có ý niệm hay nhu cầu về sự đền đáp khi cha mẹ về già. Những đứa con tây phương được sinh dưỡng tự nhiên trong gia đình, ăn học, lập thân, rồi trở thành những bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thế hệ kế tiếp, mà không hề bận tâm, lo nghĩ việc báo đền ân đức cha mẹ. Điều mà con cái tây phương dành cho cha mẹ là lòng thương kính, biết ơn, chứ không có bổn phận hay trách nhiệm “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già. Cha mẹ tây phương không vì con cái không chăm nom mình mà gán tội bất hiếu, bất nghĩa; bởi vì họ vốn không đòi hỏi sự báo đáp nào ngay từ lúc ban đầu mới sinh con, nuôi con. (Từ điểm này, có thể đặt dấu hỏi là cha mẹ tây phương có “thực dụng” không, hay ngược lại!)

Trong khi đó, cha mẹ và con cái ở xã hội đông phương, sống với đạo Hiếu cao đẹp lâu đời, luôn được nhắc nhở về sự đền ơn, ngay từ lúc con cái còn ấu thơ. Còn nhỏ chưa biết sinh kế thì phải ngoan ngoãn, biết nghe lời, chăm học, học giỏi (làm ngược lại thì đều là bất hiếu); trưởng thành thì phải biết sinh nhai để tự lo bản thân, lập gia đình, có con nối dõi, và “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già không người chăm sóc (không làm được điều sau cùng này thì bất hiếu; hoặc có làm mà kể lể quá thì cũng bất hiếu, cho nên mới có câu than oán trong tục ngữ: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày”). Nói chung, con cái đông phương được giáo dục phải nói, nghĩ và làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ, nên việc tri ân báo hiếu là điều tự nhiên.

Từ sự khác biệt trên, có thể nói là đông hay tây phương đều có nét đẹp cần áp dụng cũng như điểm không hay cần thay đổi. Có thể đề nghị một hình ảnh lý tưởng như vầy chăng: làm con, nên sống như người con phương đông; làm cha mẹ, nên sống như cha mẹ phương tây.

Yêu thương, tận tụy nuôi dưỡng con cái mà không đặt điều kiện hay đòi hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, thì tình thương của cha mẹ, trời biển cũng không sánh bằng.

Tình thương vô hạn ấy tất nhiên sẽ được cảm nhận từng ngày bởi con cái từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành, để rồi với niềm thương kính tự nhiên và chân thành, con cái tự biết cần làm gì để bày tỏ sự nhớ ơn và lòng thương của mình đối với cha mẹ; không cần phải kêu gọi, nhắc nhở, trách móc hoặc gán những tội danh nào đó cho con.

Làm con, không phải tất cả đều sẽ làm cha mẹ khi trưởng thành; nhưng tất cả bậc cha mẹ đều đã là những người con. Hãy nhìn những gì đang làm cho con cái ngày nay mà tưởng nhớ những gì cha mẹ đã làm cho mình trong quá khứ; tự hỏi mình đã làm gì trong vai trò đứa con đối với cha mẹ, đừng đặt vấn đề con cái sẽ làm gì cho mình ở tương lai. Có điều kiện, không điều kiện, vô hạn hay hữu hạn, đều bắt đầu từ vị trí làm cha mẹ. Đừng đặt tình thương bao la của mình dành cho con vào bất cứ cái khuôn nào, dù là cái khuôn được cho là truyền thống cao đẹp; bởi vì có khuôn khổ là có điều kiện; có điều kiện thì không còn vô hạn, vô biên.

Người con Phật dấn thân vào đời có một câu nằm lòng: “Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là việc làm có mưu tính.” Bậc cha mẹ cần hành xử như thế đối với con cái. Cũng có thể nói ngược lại rằng, người con Phật khi cứu giúp chúng sanh, nên học tinh thần ấy từ nơi lòng thương không điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Không điều kiện là bước khởi đầu cho hành trình làm cha mẹ, cũng là bước khởi đầu của bồ-đề tâm, của bồ-tát hạnh.

Và hạnh phúc thay cho những người con khi gần gũi cha mẹ, như được tắm gội trong đại dương yêu thương bất tuyệt; và khi xa, nhớ về cha mẹ như bầu trời êm ả, che chở và bảo bọc lấy mình giữa cuộc đời đầy bất trắc, gian nan.

Trời cao, biển rộng, không đủ lớn để hình dung hay so sánh tình thương cha mẹ; bởi vì không phải lúc nào, ở đâu, cũng có thể nhìn thấy trời, biển. Nhưng cha mẹ thì luôn luôn, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cũng ngự trị trong lòng con

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2023(Xem: 1924)
Giấc mơ được trở thành văn sĩ hay theo chân Nữ Sĩ họ Hồ của cô nàng Mỹ Ngư có vẻ như sắp trở thành hiện thực, khi nàng nhận được thơ báo trúng giải thưởng thi viết cho toàn thế giới được tổ chức tại Quận Cam của xứ Cờ Hoa, nơi quy tụ nhiều tài năng xuất chúng và là cái nôi văn hóa tại nước ngoài.
27/04/2023(Xem: 2179)
Kính thưa Cha, Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút từng buổi điểm tâm lót lòng.
27/04/2023(Xem: 2328)
Mỹ Ngư và cô bạn văn Vũ Nương có một tình bạn rất ư là đặc biệt, đến độ có khi phải xem là trẻ con không chịu lớn. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nhưng tính tình cả hai đều giữ mãi ở con số quay ngược lại với tuổi đời. Chẳng hạn như lúc họ sáu mươi mốt, cách cư xử của họ như mới mười sáu và mười năm sau chỉ nhích lên được con số mười bảy. Họ đồng trang lứa và viết văn cùng một chiều hướng, nghĩa là đủ mọi thể loại từ viết về Phật pháp cho đến chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện chúng mình và cả chuyện chính trị, chính em vì chồng Vũ Nương bị ngồi trong trại cải tạo suốt thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của nàng.
27/04/2023(Xem: 1996)
Chắc không riêng gì tôi, đôi khi ta vẫn cảm nhận một thứ mùi thoang thoảng ở đâu đó quanh mình, dù không rõ lắm, cũng không biết nó tỏa ra từ nơi nào…nhưng vẫn làm lòng tôi có chút gì thổn thức, khắc khoải bâng khuâng.
25/04/2023(Xem: 2169)
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”
25/04/2023(Xem: 4163)
Thầy hát cùng chúng tôi bằng cả trái tim. Thầy rất thích nghe các con của Thầy hát bài này. Bài thơ ấy cũng hàm chứa một sự thực tập rất sâu sắc mà Thầy muốn nhắn nhủ. Đêm nay, giữa khung cảnh ấm tình này, Thầy đã hát và phát âm rõ ràng nhiều từ. Các con của Thầy vui quá, xúc động quá, nhiều sư em đã vừa hát vừa đưa tay lên quẹt những giọt nước mắt không ngăn được. Mà thực sự không ai cần phải cố gắng ngăn cản những giọt nước mắt hạnh phúc ấy. Các anh chị em đã nói lên niềm vui khi nghe được những từ Thầy phát âm tròn chữ trong bài hát. “Bạch Thầy, Thầy hát rõ chữ lắm!”,
16/04/2023(Xem: 1980)
Sáng nay khi chạm vào cốc trà bạn có suy nghĩ gì để bạn có một ngày hạnh phúc. Bạn có mở rộng lòng mình để đón nhận nó hay không? Ý nghĩa của cuộc sống là giá trị rất đỗi bình thường, luôn ở quanh ta là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, là niềm vui và hạnh phúc, vậy có chút khó khăn hay ước mơ chưa thực hiện được cũng không sao đúng không?
15/04/2023(Xem: 3275)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 16 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Từ - Compassion Meditation Center. Address: 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541. Phone: (510) 481-1577 vào lúc 5:00-8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 04, 2023.
14/04/2023(Xem: 1492)
Cuôc Đời tôi cứ bình thản trôi qua, các con đều có gia đình, chỉ còn có đôi vợ chồng già, chúng tôi vẫn bình yên trong cuộc sống cho tới năm 2014 ông chồng tôi bị yếu 2 chân, anh không còn lái xe được nữa, đi bác sĩ hoặc tới nhà các con chơi, tôi lái xe chở anh đi thôi, đi chợ thì dĩ nhiên là tôi tự lái xe rồi. Hồi xưa, đi đâu anh cũng lái, tôi chỉ ngồi một bên thôi. Rồi dần dần chân anh càng ngày càng đau và nhức, anh phải đi bằng walker, nhưng anh vẫn tự ăn tự tắm rửa được, vì tôi có mua cái ghế để trong bồn tắm cho anh ngồi tự tắm được.
13/04/2023(Xem: 1947)
Về tôn giáo, tôi luôn chia sẻ rõ ràng đối với các thân hữu phương Tây rằng, tối hảo hơn hết là nên giữ truyền thống của chính mình. Trong số hàng triệu người có những cá nhân, giống như các bạn, ồ! những người này, theo tôi nghĩ rằng một số các bạn giống như những kẻ lập dị vào sau nửa thế kỷ 20,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]