Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

17/06/201408:47(Xem: 19574)
62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

 Theo lời thỉnh nguyện của chùa Phật Tổ Thích Ca, hằng năm vào khoảng trước Tết Nguyên Đán Thầy Phương Trượng Viên Giác đều sang Thụy Sĩ để hướng dẫn các Phật tử 2 ngày thọ Bát Quan Trai và nhân đó cũng để thăm viếng, khích lệ cộng đồng tinh tấn tu tập. Hồi đó, lúc ông xã tôi còn đi đứng bình thường và nhà cũng không xa chùa mấy nên chúng tôi thường đến chùa và được gặp Thầy một vài lần, nhưng chỉ ở xa nghe Thầy giảng thôi rồi về.

 Năm nay như một nhân duyên tốt, chị Hai tôi ở Hamburg có nhắc đến Thầy và báo tin Thầy sẽ sang Thụy Sĩ, tôi bỗng thấy nhớ đến Thầy và làm gan mời Thầy đến thăm nhà lần nữa vì cách đây lâu lắm Thầy có đến nhà tôi một lần rồi. Và Thầy nhận lời đến! Ông xã tôi bị bịnh nặng nhưng nghe Thầy thăm cũng vui mừng cố gắng ngồi xe lăn để tiếp Thầy. Con gái Út tôi cũng có ở nhà hôm đó. Câu chuyện bắt đầu là tôi nói với con nhỏ gọi Thầy là Sư Cố vì Thầy là Thầy của bà ngoại. Nó không hiểu nhưng cũng nghe lời gọi theo nhưng Thầy cười vui vẻ bảo nó gọi bằng Thầy được rồi. Sau khi Thầy về nó hỏi: ”Sư cố là ai? ở đâu vậy mẹ?”. Câu hỏi của nó bình thường tự nhiên nhưng làm cho tôi hơi chột dạ. Thứ nhất là không biết có từ Sư Cố trong Phật giáo Đại Thừa không? hay là tôi nói trật mà Thầy vẫn cười thông cảm. Thứ hai là biết nói Thầy ở đâu đây khi tôi cũng không biết, vả lại Thầy đã là người vô sự ”hưu tri” rồi thì Thầy như cánh chim bay khắp mọi nơi có biết Thầy ở đâu chắc đâu mà nói. Nhưng mà những điều đó không có gì quan trọng.

 Thầy vẫn là Thầy như thuở nào. Tôi trả lời đại khái cho xong câu hỏi. Nhưng từ câu hỏi đó làm gợi cho tôi hình ảnh về Thầy và làm duyên cho tôi hôm nay có cảm hứng viết lên những dòng về Thầy.

 Thật ra từ trước đến giờ tôi và Thầy ít gặp và biết nhau. Tôi sống xa nhà từ nhỏ. Lớn lên lại lấy chồng xa nên ít gần gũi gia đình. Má tôi thì thích tu tập theo Đại Thừa, còn tôi và người chị thứ sáu thì được người cô dẫn dắt theo truyền thông Nguyên Thủy. Do vậy các vị bên Bắc Tông tôi không biết nhiều lắm.

 Riêng về Thầy thì hồi đó khi má tôi còn sống tôi thường được nghe bà kể và nhắc về Thầy. Bà có vẻ thương quí Thầy lắm. Mỗi lần mẹ con trò chuyện đều có đề tài về Thầy. Bà kể từ lúc biết Thầy khi chưa có chùa đến khi Thầy tạo dựng được một ngôi chùa lớn tráng lệ ở Hannover, từ cuộc sống giản dị, đơn độc, khó khăn của Thầy lúc đầu ở Đức cho đến vị học trò đầu tiên Thầy thường dẫn theo đến Lebach khi đi Phật sự là Thầy Hạnh Tấn, cho đến ngày Thầy có gần trăm đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia... Câu chót bao giờ má tôi cũng kèm: “Tao phục ổng thiệt đó!”. Do nghe vậy nên dần dà tôi có cảm giác như quen Thầy từ lâu.

 Tôi nhớ lần đầu gặp Thầy lâu nhất là lúc đám tang má tôi. Thầy ở lại 2 hôm phát tang và làm lễ. Mấy ngày đó vì buồn nên tôi cũng ít thăm hỏi, trò chuyện với Thầy. Tuy nhiên do lòng từ mẫn và cảm thông nên Thầy đã ân cần chỉ dạy chúng tôi những nghi lễ cũng như cách hướng tâm cúng dường đến vong linh cho má tôi nên tôi cảm thấy được an ủi, ấm cúng phần nào.

 Thời gian trôi qua khoảng 2 năm sau tôi được gặp lại Thầy tại chùa Phật Tổ Thích Ca. Do hoan hỷ nên sau buổi lễ tôi mời Thầy và phái đoàn về nhà tôi dùng cơm tối. Tôi quên mất hôm ấy là chủ nhật nên không có chợ để mua thức ăn. Tôi thật ái ngại và lo lắng vì không có chuẩn bị thức ăn trước nên đành cúng dường một bữa cơm đơn sơ đến phái đoàn và vị cao tăng như Thầy. Thầy điềm nhiên độ thực và vui vẻ như ở chùa. Sau đó Thầy có đốt cho má tôi một nén nhang và nói rõ cho mọi người biết tên tuổi lẫn pháp danh của bà. Tôi thật sự vô cùng cảm động và kính phục trước trí nhớ cẩn mật và đức độ của Thầy. Sau đó phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình về Đức. Cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn nhưng Thầy đã để lại nơi tôi một ấn tượng thật thân thiện và an lành. 

 Sau gần 10 năm vì hoàn cảnh gia đình tôi không có dịp đi chùa như trước nữa nên dần dà cũng ít liên lạc với các Thầy và các bạn hữu. Khi được chị Hai nhắc là Thầy qua lại Thụy Sĩ, bỗng nhiên trí óc tôi gợi lên những ký ức cũ về Thầy và tôi đã cố gắng đến thăm Thầy tại chùa. Tôi nghĩ chắc Thầy không nhớ mặt tôi đâu vì tôi thuộc loại tín nữ vô danh, tiểu tốt bao năm trời biệt vô âm tín, nên khi đến nghe Pháp tôi ngồi vào một góc nghe Thầy giảng. Bất ngờ Thầy gọi tên tôi để hỏi pháp giữa đám đông và còn chỉ điểm đúng danh là Phật tử Nam Tông chính thống. Tôi hết hồn kinh ngạc và khâm phục Thầy vô cùng. Dường như Thầy luôn là như vậy, hay quan tâm đến mọi người dầu người ấy có lưu lạc hay xa cách Thầy bao lâu, nhưng khi gặp lại Thầy vẫn ân cần như trong thân thuộc. Cử chỉ đó, đức hạnh đó khiến nọi người cảm thấy gần gũi với Thầy. Rồi Thầy đến nhà thăm theo lời mời, nhân tiện thăm ông xã tôi đang bị bịnh. Con gái Út cũng được một lần hội ngộ với Sư Cố. 

 Do câu hỏi của nó nên tôi mới ngẫm nghĩ. Sư Cố ”là ai?. Có phải Sư Cố là sự phụ của bà ngoại hay không? mà sao lại không quản ngại đến thăm một gia đình không cùng Tông phái Đại Thừa? Hay Sư Cố là người luôn với tấm lòng rộng lượng phóng khoáng không phân biệt giai cấp tín ngưỡng, luôn mở rộng tầm tay và tâm hồn với mọi người nên có khả năng thu phục được cả ba thế hệ? Hoặc Sư Cố có phải là vị Phương Trượng có đông học trò mà trong đó có những đệ tử tài đức và những Tăng túc uyên thâm? hay Ngài là vị Tăng lỗi lạc đã đóng góp một phần quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp Đại Thừa tại Châu Âu mà cả Phật Giáo thế giới cũng công nhận công lao hoằng pháp này? Hay Sư Cố là một vị Tăng đã ly gia cắt ái nhưng vì hạnh nguyên độ đời vào giữa thế gian để dìu dắt người qua sông mê biển khổ? Cho dù Sư Cố là gì đi nữa thì với tôi Thầy đơn giản chỉ là vị Thầy khả kính với đầy đủ ý nghĩa và đi đến đâu Sư Cố cũng đem sự an bình, ấm áp cho mọi người.

 Còn “Sư Cố ở đâu?”. Người xuất gia có chỗ nào để buột chân đâu. Bốn bể năm châu đều là nhà mà. Thầy tuy tạo ra nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không trụ vào nơi nào cả vì đối với Thầy tất cả đều là hư huyễn. Thầy đến và đi như là “như điển”. Vậy thì nghe Thầy ở đâu biết Thầy ở đó vậy thôi. Có phải chẳng Thầy là người mà:

 

Bình bát cơm ngàn nhà.

Thân chơi muôn dặm xa.

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng hỏi đường qua?

 

Thuỵ Sĩ, 30.05.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2015(Xem: 4956)
Tùy bút: Viết về tháng tư
12/04/2015(Xem: 14301)
Sương mù bàng bạc ùn lên lãng đãng trộn lẫn với ngàn mây trắng bao la, hòa quyện cùng hương rừng gió núi, chập chùng trên tuyệt đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, chờn vờn ngất tạnh bay quanh pháp hội Linh Sơn vào một thời xa xưa, cách đây mấy nghìn năm rồi mà tưởng chừng như mới hôm nào, vẫn còn nghe văng vẳng những lời thơ bất hủ của Thế Tôn vang vọng trầm hùng :
07/04/2015(Xem: 3989)
Những con người Tây Phương này, họ tụ lại đây để tìm về hơi thở của chính mình. Hơi thở họ bị ngắt quãng. Đứt đoạn. Họ đến đây để nối hơi thở liền lạc thành một hơi thở sâu lan toả khắp thân tâm. Ngày nào cũng lắng nghe ghi chép quay (với sự đồng ý của họ), kín đáo ghi để tôn trọng không khí tự nhiên của các hoạt động, các cuộc trò chuyện. Tôi muốn đóng vai người ngoài cuộc để không bị những cảm xúc, chia sẻ kia tác động, bởi tôi vốn rất nhạy cảm với đau khổ của người khác.
01/04/2015(Xem: 3726)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
31/03/2015(Xem: 6477)
Thành phố Adelaide, tiểu bang South Australia có một dòng sông nhỏ chảy ngang. Buổi chiều thảnh thơi. Nắng hanh vàng trên lá. Gió đuổi nhau làm xôn xao ngọn cây phong bên bờ. Những con chim nhỏ rộn ràng, riú rít trên cành. Gió lay động mặt hồ tạo nên những gợn sóng nhỏ nhè nhẹ, nhấp nhô, đuổi theo nhau không dứt khiến trong lòng dâng lên cảm giác êm đềm, thanh thản, bình yên.
31/03/2015(Xem: 14671)
Đêm ngày 29/03/2015 tại Viện Âm nhạc quốc gia đã diễn ra chương trình Hát trong vườn xưa - Đêm thơ nhạc của Thầy Nhất Hạnh và các học trò. Một chương trình thật ý nghĩa và tạo nhiều cảm xúc được đồng tổ chức bởi Thái Hà Books, Life TV và VIM.
30/03/2015(Xem: 3742)
Có một thời dâu bể Nước mắt là huyết lệ Nụ cười chỉ tái tê Đời chìm vào cơn mê... Tôi muốn nói đến cái mốc thời gian cách đây 40 năm chính là tháng tư đen , nhưng lại là dấu ấn thắm màu máu đỏ đóng trên trang sử Việt Nam cũng là lằn ranh phân định hai đoạn đời trước, sau năm 75 của người dân miền Nam nói chung và đời nhà giáo của tôi nói riêng, thật hoàn toàn tương phản!
27/03/2015(Xem: 3246)
Cả thế giới đang nói về một ông già chín mươi mốt tuổi vừa nằm xuống. Nói với tất cả lòng kính phục và ngưỡng mộ: quốc phụ Lý Quang Diệu. Ông là người gốc Quảng đông, đã bốn đời trôi dạt đến hòn đảo bé nhỏ nằm giữa thủy đạo Ấn độ dương và Thái Bình Dương. Tổ phụ của ông, cũng như những người Quảng Đông ở Hội An, Ninh Hòa, Chợ Lớn, vì đất nước Trung Hoa loạn lạc đói nghèo phải bỏ xứ mà đi tìm đất sống. Ta có thể hình dung họ qua hình ảnh những người Tàu bán cóc ổi, mực khô lặng lẽ trước các cổng trường, những người ở dưới mức nghèo khó trong xã hội. Nghèo, nhưng họ là những người rất giàu nghị lực và ý chí. Đó cũng là cội nguồn làm nên ông, một con người có thể gọi là vĩ đại.
25/03/2015(Xem: 14959)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên bên dòng sông Cửu Long giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, vốn từ bi, hiếu thảo, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
20/03/2015(Xem: 4494)
Quyển sách thứ 64 nầy tôi bắt đầu viết vào ngày 6 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày mồng chín tháng năm năm Giáp Ngọ tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, nhân mùa An Cư Kiết Hạ tại đây. Trong đầu đang dự định là mỗi năm sẽ viết một cuốn về nước Nhật, nước Đức, nước Úc, nước Mỹ v.v… để giới thiệu với quý độc giả xa gần, nhất là những vị nào chưa có cơ duyên đi và đến cũng như ở tại các nơi ấy nhiều năm tháng, thì đây là những quyển sách nhằm giới thiệu một khía cạnh nào đó dưới cái nhìn chủ quan của Tác giả, chưa hẳn đã đúng toàn diện. Tuy nhiên, muốn hoàn thành một việc lớn, không thể thiếu những ý niệm lúc ban đầu, dầu cho việc ấy có nhỏ nhiệm đến đâu đi chăng nữa, nhiều khi cũng là một vấn đề cần thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]