Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

17/06/201403:35(Xem: 21858)
08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

blank







Nói theo thế gian, sống phải tùy thuận theo dòng chảy cuộc đời, sống phải biết sống với tình cảm, với tình thâm đạo đức và với quy ước xã hội hiến pháp quốc gia. Hiểu biết sống như vậy cho nên văn hóa trở thành đặc thù, đa thù, trở thành màu sắc riêng biệt ở biên giới đất nước này biên giới đất nước kia. Từ đó cũng không tránh được những văn hóa kỳ đặc dị kỳ mà các nước khác phê bình lên án. Nhưng tất cả đều theo dòng sống theo cái ý thức chấp thủ và địa dư truyền thống của mỗi dân tộc. Như thế mà dòng chảy cuộc đời hiện ra ở mỗi nơi vẫn tồn tại, không thể nào đồng nhất được.

Về ngôn ngữ diễn đạt, trên thế giới có vài trăm tiếng nói khác nhau; trong đó có vài ngôn ngữ phổ thông được nhiều người xử dụng, nhưng dù phổ thông hay không chung quy cũng chỉ làm sao diễn đạt hiểu nhau để sống, để trao đổi tồn tại cho xứ sở mình cho quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên do ý thức sống quá mãnh liệt của mỗi con người, mỗi dân tộc, nên ngôn ngữ diễn đạt cũng hóa thành sâu sắc tinh tế và phức tạp. Từ đây ngôn ngữ trở thành quan trọng cho hết mọi vấn đề, vì nó mang lại tình cảm, cũng mang lại hận thù.

Vài ý niệm như trên đối với đạo Phật, gọi là hiện ảnh của sắc pháp, là phương tiện theo lý duyên sinh, vì Phật dạy: Hễ cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, và cái này diệt thì cái kia diệt. Như vậy không thể trách cứ phê bình văn hóa này sao lại như vậy, văn hóa kia sao lại như thế… Tất cả đều do ý thức, ý thức đó chính là quả hiện tại của nhân thiện ác từ bao đời quá khứ mà ra.

Về ngôn ngữ trong giáo lý đạo Phật lại càng thấy rõ, như ngày nay Phật tử khắp nơi trên thế giới học giáo lý giải thoát từ ngôn ngữ địa phương của mình, chứ không cần phải tìm hiểu học ngôn ngữ tiếng Pali, Sanskrit mới hiểu được lời Phật dạy. Nhờ vậy ai cũng hiểu lịch sử và giáo lý của Ngài. Như vậy ngôn ngữ để hiểu đạo giải thoát là phương tiện; hay nói rằng mọi thứ trên đời này đều là phương tiện. Nói theo thuật ngữ của Duy Thức Học là những sắc pháp, pháp trần đã và đang tương ưng với con người để sống còn tồn tại. Và thật may cho người học Phật hiểu được điều này, nên tâm niệm rằng mọi thứ diễn ra trên đời này tuyệt đối là phương tiện sống, phương tiện tu, sao cho hiện thực được ngày giải thoát mau chóng.

Vậy thì ở đời sự khen sự chê đều trống rỗng chẳng có gì là thực thể chân thật bất hư, duy chỉ là những sắc pháp ngôn từ chảy mãi theo nghiệp thức hình thành từ những chủng tử thiện ác. Giờ này ngồi viết ít lời theo nhã ý của Thầy, chúng con cũng không ngoài những ngôn từ xuôi theo dòng chảy giữa đời và đạo. Nhưng đời thì có thể khen tặng, phê bình, còn đạo thì không nên khen, càng không thể chê được.

Khen chê của thế gian rồi cũng im lặng biến mất theo thời gian, dù khen chê để sống, để khích lệ hoặc cảnh tỉnh người; nhưng rồi cũng lại thăng trầm mãi mãi. Lịch sử đã ghi lại bao nhiêu anh hùng của các dân tộc khác nhau; nhưng anh hùng của dân tộc này lại là kẻ thù không đội trời chung của các nước láng giềng. Thậm chí không phải các nước khác, mà ngay trong một nước, anh hùng chỉ vang bóng một thời, một triều đại nào đó, qua triều đại khác vị anh hùng kia lại là kẻ thù bị lên án không tiếc thương. Thế gian bao giờ còn chúng sanh thì còn ấu đả tranh nhau để sống; và chúng sanh thông minh nhất như là loài người, thì sự tranh sống, khen chê còn khủng khiếp hơn và mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

Thế thì không phải lỗi tại ai, duy lỗi tại còn phàm phu còn chưa chứng Thánh quả. Chỉ có chứng quả giải thoát, thì mọi khen chê bình phẩm sẽ không còn ảnh hưởng nữa đến bậc giải thoát.

Kể về Thầy hay nói về kỷ niệm hoặc nhận xét về Thầy cũng chỉ là những nhân duyên theo duyên nghiệp của một lúc, một thời, hay đã từ lâu, lâu nhất có thể từ quá khứ kiếp. Bởi vì ai mà không có quá khứ kiếp chung sống với nhau. Tình bạn, tình Thầy trò, tình yêu, tình thương giữa con cái cha mẹ. Hết thảy tình thương mến nhau này bắt nguồn từ quá khứ, và hiện thời tiếp tục; nó sẽ tiếp tục hoài cho đến khi gặp đạo giải thoát. Gặp đạo rồi nó sẽ giảm dần, và chỉ giảm chứ chưa thể dứt trừ, vì ngay trong đạo vẫn còn tình huynh đệ, Thầy trò; mối tình này dù đã gieo mầm chủng tử giác ngộ, nhưng vẫn phải đợi chứng đạo mới thôi. Cho nên Thầy trò của kiếp này không phải chỉ có đời này, mà có thể đã từng là Thầy trò trong quá khứ; có khi ngược lại Thầy làm trò, trò làm Thầy cũng không biết được.

Truyền sử Phật Giáo không hiếm vài câu chuyện Thầy trò có duyên nghiệp hoằng đạo khác nhau. Chẳng hạn có chuyện, Thầy thì lịch lãm am hiểu truyền thống Phật Giáo nguyên thủy một cách sâu sắc, có thể giảng dạy hướng dẫn vị đệ tử không sai lạc chân nghĩa giáo lý giải thoát. Ngược lại trò quá am tường tính khai phóng phương tiện nhập đạo vào đời một cách tinh tế sâu nhiệm, mà khiến vị Thầy Bổn Sư phải khâm phục, và nhìn nhận về mặt giáo lý thậm thâm uyên uyên của đạo giải thoát hướng ngoại độ sanh, thì phải chịu làm đệ tử của đệ tử mình. Như vậy chẳng có gì là ngoài duyên nghiệp với nhau.

Nói đúng hơn hễ còn chưa chứng quả thì vòng lẩn quẩn sinh tử vẫn còn hoài, dù có sống trong đạo vàng bao nhiêu kiếp. Cho nên tình Thầy trò chỉ nên hiểu biết tương kính nhau, tất nhiên trò phải kính Thầy trước hết, vì đó là nhân duyên vào đạo hiện đời; và làm Thầy cũng phải hiểu, phải có tâm xem trọng học trò mình.

Giáo lý giải thoát đã quá rõ ràng qua Tứ Trọng Ân: ân cha mẹ, ân quốc gia, ân Thầy bạn và ân Tam Bảo. Không ai qua khỏi Tứ Ân này, nghĩa là không ai lại không là đệ tử, không là Thầy với nhau, trừ Đấng Thế Tôn và chư Thánh Tăng chứng đạo. Đấng Thế Tôn chỉ có học đạo, chỉ làm đệ tử khi đang tìm đạo mà thôi, nhưng khi thật sự tìm và được đạo giải thoát, thì không một ai có thể chỉ dạy Ngài. Từ đó Ngài là vị Phật được nhân thiên ca tụng là bậc Thầy của tất cả.

Đối với phàm phu đương trong lúc học đạo thường phải nhớ Tứ Trọng Ân; và tốt hơn lại phải tự xem mình lúc nào cũng học hỏi, lúc nào cũng là người đang cần đến mọi người, huống chi đó là sự thật. Vì hết thảy sự sống đều tương quan nối kết, hỗ tương nhau mới tồn tại. Sự sinh tồn mỗi bản thân chúng ta thôi, chưa nói đến xã hội quốc gia, mà chỉ ngay phạm vi gia đình, ngôi nhà, Tự Viện, Chùa Chiền, Tịnh Xá, ta đã trở thành bất lực nếu không có một đến hai người giúp đỡ, nhưng sự thật thì ta đã nhờ và nương vào hàng trăm hàng ngàn người để sống. Cho nên giáo lý nhân duyên nhà Phật, đã trở thành nền tảng cốt lõi không thể không hiểu biết đối với người Phật tử.

Dài dòng đôi lời gởi đến Thầy, trước để thấy thâm tình giữa Thầy với chúng con có thế nào cũng chỉ là nhân duyên như bao nhiêu nhân duyên khác, và sau để học hỏi ở Thầy một vài Phật sự mà mỗi một vị Thầy có thể học được.

Hình ảnh hơn mười năm qua, kéo dài cho đến gần nhất cách đây hai năm, thời gian dài đó Thầy đã đến với chùa Pháp Bảo, tịnh tu tại Tu Viện Đa Bảo. Mỗi lần như vậy chùa cũng thấy vui, cái vui chung chung có một vị Tăng gần gũi, vừa gần gũi huyết thống huynh đệ với Thầy Bổn Sư, vừa gần gũi kỷ niệm là vị Thầy chứng minh trong ngày chúng con thọ giới Sa Di cách nay đã 20 năm.

Cứ mỗi lần đến Úc tịnh tu, Thầy thường dẫn theo một vài huynh đệ, duy chỉ có một lần sau này vị thị giả của Thầy là cư sĩ. Các vị đệ tử học trò đi với Thầy lại càng làm bầu không khí Pháp Bảo đạo tình hơn. Có thể nói Thầy có cái duyên may mắn! Nói may mắn tuy không đúng với đạo Phật, nhưng thôi đã nói là ngôn từ sắc pháp thế gian tạm mượn diễn bày. Thầy thường sắm vai người chủ động, người được ân lớn với một số người, nên chi thường tới lui qua lại nhiều nơi trên thế giới. Tới đâu cũng có người đoái hoài chiếu cố. Cũng không ít một số Tăng sĩ du học Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ… thế mà Thầy là một trong số rất ít được ưu ái nhân duyên này. Đi nhiều nơi tất nhiên phải biết nhiều, lại có khiếu văn chương, trí nhớ, nên cũng không uổng tiếc khi ghi lại điều học hỏi đã qua.
blank

(Hình chụp khoảng gần 10 năm trước, tại Tu Viện Đa Bảo cũ vùng Campbelltown – Sydney)

Điều quan trọng hơn Thầy là vị tu sĩ Việt Nam ở hải ngoại, gần như đều đặn không ngừng việc công phu sáng, dù đang Phật sự ở bất cứ chùa nào. Có lẽ cũng do tâm tha thiết với Tam Bảo, với ân nghĩa của Phật Đà, nên Thầy phải ý thức như vậy. Vì người Tăng sĩ Phật Giáo sống chỉ nhờ đàn na tín thí, nên những công phu thiền tọa kinh kệ tuyệt đối phải thường xuyên. Có vị Đại sư thuyết pháp cảnh báo cho hàng Phật tử xuất gia, đại khái như vầy: hãy tự thầm tính toán việc tu hành của mình xem lỗ hay lời. Cứ một ngày công phu thì tự cho mình được bao nhiều tiền! Nếu không công phu thì hôm ấy sẽ mất bao nhiêu! Vì tiền phòng, tiền điện, tiền nước mình xử dụng, phải tính xem công phu hàng ngày có đủ trả hay không. Nếu công phu mà dư thì tốt, vậy sẽ có lời, ngược lại việc tu hành trở thành mắc nợ!

Ôi nghe vậy thấy mà lo!

Thật sự nhận xét, Thầy là vị Thầy nghiêm nghị chỉnh tề qua cách nói năng phục sức, dù vẫn không tránh được ít nhiều nặng phần hình thức; nhưng hình thức để mình không ra ngoài khuôn giới điều luật, giúp người tu có oai nghi có phẩm hạnh, thì hình thức cũng cần áp dụng. Tuy nhiên quan trọng hơn phải là bên trong tâm thức của mình. Bằng không như đã nói sắc pháp thế gian, ngôn từ diễn đạt hay ca tụng, cả đến ca tụng Thế Tôn, và sắc pháp là Tượng ảnh của Ngài cũng không làm người ta giác ngộ chứng đạo được.

blank

(Hình chụp khóa tu học tại Tu Viện Đa Bảo mới – vùng Clarence, Blue Mountains)

Trong đời tu chúng con, ngoài Thầy Bổn Sư và các huynh đệ chùa Pháp Bảo thì Thầy là vị Thầy có kỷ niệm và thật gần gũi. Do đó khi chia xẻ thưa chuyện với Thầy chúng con cảm thấy hài lòng nói ra những điều muốn nói, và mong rằng Thầy hiểu.

blank


(Hình chụp chung với Thầy, gần nhất trong dịp Lễ Hiệp Kỵ tại Úc 2012)

Hiện nay Thầy đã ngoài sáu mươi, chỉ còn vài năm nữa Thầy đến tuổi thất thập rồi, tuổi ngoài đời gọi là tuổi thọ, tuổi hiếm của một đời người. Hơn thế nữa tuổi như vậy lại là tu sĩ có quá khứ xuất gia từ nhỏ; cho nên phải hiểu nhiều về đạo lẫn đời. Về đạo Thầy đã chứng kiến nhiều huynh đệ ra đi, đi trước tuổi Thầy, chẳng hạn Thượng Tọa Thiện Thông, vị Thầy mà Thầy vừa mến vừa phục, từ tài năng pháp học đến hạnh phẩm người tu. Và một Thầy nữa, vị nầy gần gũi thân thiết nhất, có thể nói còn hơn cả bào huynh của Thầy, đó là Hòa Thượng Minh Tâm. Sự ra đi của Hòa Thượng đã làm Thầy bàng hoàng xúc động, như bị khuyết mất một tình thương cao quý khó diễn tả được. Một loại tình không giống thế gian, nhưng cũng không đơn thuần gọi là pháp lữ… bởi duyên sự, Phật sự, việc làm, buồn vui thăng trầm của hai Thầy có hơn ba mươi năm qua từ khi biết nhau ở Nhật, rồi trải dài đến vùng trời Âu, đã kết chặt thâm tình sâu đậm khó diễn bày. Thế mà từ đây không còn nữa.

Còn ngoài đời, thì Thầy đủ kiến thức, tri nhận chứng kiến bao thăng trầm, và sự sinh tử của không biết nhiêu người thân sơ. Vì đơn giản là Thầy tu, là nơi mọi người tìm đến xin cố vấn tinh thần vấn đề tử biệt. Cho nên tư duy về đạo về đời đối với Thầy bây giờ, thiết nghĩ đã quá rõ ràng. Nghĩa là Thầy không còn một chút nghi ngờ gì nữa sự vô thường sinh tử; không còn vướng bận gì nữa chuyện sắc pháp trần gian. Và ngôn từ thế nào của văn chương bóng bảy, xưng tụng, ghét chê đều như ánh chớp, đều văng vẳng như tiếng gió rền giữa đêm tối. Chúng con mong rằng Thầy sẽ đạt được, sẽ còn nữa bước đường dài tư duy quán chiếu, không những đời này mà tiếp nối đời sau, nếu hạnh nguyện Bồ Tát mà Thầy đang hành đang tập.

Cầu nguyện ngôn từ sắc pháp trần gian từ thô đến tế sẽ luôn đem lại cho Thầy nhiều bài Pháp học, để ngày ra đi Thầy sẽ mĩm cười, sẽ như ý muốn của người Tăng sĩ cầu mong chứng đạo giải thoát.

Kính Thầy

Đệ tử Thích Phổ Huân

Chùa Pháp Bảo ngày 12.5.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2017(Xem: 2829)
Ta xin thắp ngọn đèn lên Đức Phật Chiếu vào lòng sáng cả nét thương yêu Cho thêm vui nguồn sống dưới nắng chiều Giữa cơn gió từ bi lan rộng mãi . Ta đã dứt từ bao năm tranh cải Để cho lòng nhẹ bớt cõi hơn thua Để lắng nghe trở lại tiếng chuông chùa Giữa đêm vắng bao mùa sương tuyết đổ .
07/02/2017(Xem: 12313)
Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta Phải chăng thị hiện đó mà Mười phương là một – Một là mười phương Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh… Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ...
05/02/2017(Xem: 3618)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
13/01/2017(Xem: 5366)
Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào tối ngày 10/1, tức sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông: "Xin chào Chicago Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người. Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.
07/01/2017(Xem: 3690)
Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến, còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.
07/01/2017(Xem: 5506)
Tuệ Sĩ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lãng vãng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở. Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.
20/12/2016(Xem: 7032)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
14/12/2016(Xem: 13515)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
03/12/2016(Xem: 10429)
Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Dịch bị nhận lầm là của Trung Hoa, tôi phát hiện Trung Thiên Đồ được ẩn dấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, mà đồ này đặc biệt lại là chìa khóa để viết Kinh Dịch, nếu giảng Kinh Dịch theo phương vị Hậu Thiên Đồ như cách làm của các Dịch học gia Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại thì sẽ khiến cho Quái từ, Hào từ trong kinh văn trở nên khó hiểu, rời rạc, đứt đoạn. Ngược lại nếu giảng theo phương vị Trung Thiên Đồ thì câu chữ hóa thành sáng sủa, mạch lạc, mỗi quẻ là một bản văn hoàn chỉnh, liên ý với nhau. Trung Thiên Đồ chính là chứng từ duy nhất để chứng minh Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam.
03/12/2016(Xem: 4082)
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (phần 14A) Nguyễn Cung Thông Phần này viết về năm con gà (Dậu), tiếp theo1 phần 14 "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Dậu - *rơ(ga) - gà (phần 14)", chú trọng đến các dạng khác nhau của danh từ gà cũng như tại sao loài gia cầm này giữ một vị trí đặc biệt trong 12 con giáp Á Châu. Các âm thanh của gia cầm rất quen thuộc với con người - từ ngàn năm qua - là tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và mèo kêu meo meo ... Chỉ có tiếng gà gáy đã ghi lại nhiều dấu ấn trong văn hóa và ngôn ngữ vì có khả năng liên h
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]