Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

18/03/201415:02(Xem: 15950)
Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga

Nhận Định Tổng Thể Về Thơ Tuệ Nga


Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói. Lời nói không đạt tới được cái tận cùng của cảm xúc nên sinh ra vịnh thán. Khi đã vịnh thán thì không thể không vận dụng đến tiết tấu tự nhiên từ mối rung động xốn xang... Và từ mối rung động đó mà một thể tính cảm xúc xuất hiện. Người ta gọi đó là nguồn thơ.



Tất cả những người làm thơ đều có nguồn cảm xúc giống nhau, như nhau. Khác nhau là ở cái căn nguyên từ đối cảnh, đối tình của mối rung động. Nguồn cảm xúc ấy vượt lên trên, không chỉ là một tâm sự tách bạch. Một bài được gọi là thơ, diễn đạt để phô bày một tâm trạng chưa hẳn là một bài thơ, đó không phải là nguồn thơ. Nguồn thơ là dòng chảy mênh mông bất tận, dẫu cho đến khi cuộc sống có mỏi mòn, thể xác kia có già nua thì nguồn thơ vẫn không tàn héo.

Tuệ Nga chưa hẳn đã đi tìm ngọn ngành của nguồn thơ như ý người xưa mà tôi vừa biện dẫn. Cũng không phải ngẫu nhiên để bà có những tác phẩm với các tựa đề: Suối, Suối Hoa, Suối Trầm Tư, Hoa Đài Dâng Hương, Hoa Sương, Về Bên Suối Tịnh, Từ Giòng Sông Trăng và nay là Dòng Cổ Nguyệt… đó là những thi phẩm tập hợp nhiều mối cảm xúc từ một nguồn thơ lai láng trong tâm hồn tác giả.

Thơ Tuệ Nga thường tập trung vào ba chủ đề chính, thể hiện cảm xúc chất chứa dạt dào từ trong tâm khảm: Mẹ, Quê Hương và Tâm Đạo. Ba chủ đề, ba nội dung này có khi trộn lẫn, chan hòa, xen kẽ vào nhau, người đọc dễ dàng nhìn thấy trong từng bài thơ, trong từng chương đoạn, dù không được sắp xếp rạch ròi.

Mẹ – một hình ảnh, một biểu tượng đẹp tự nhiên muôn thuở của nhân loại, nhất là đối với Á Đông, và với con người Việt Nam.

Mẹ - với Nhà thơ Tuệ Nga không còn trong phạm trù mẫu tử, Mẹ là vầng trăng vằng vặc, là đóa hoa tươi thắm, là làn hương thơm ngát, là thanh âm dịu ngọt:

Từ tình cảm mẫu tử thiêng liêng đằm thắm, dưới ngòi bút Tuệ Nga, mẹ đã hoá thân thành quê hương, hay đúng hơn quê hương đã hoá thân thành người mẹ, một sự đồng hóa chỉ có ở những tâm hồn dạt dào lòng yêu nước, yêu quê hương của mình. Với Tuệ Nga, hai hình ảnh – quê hương và mẹ đã hòa nhập thành một chủ thể cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ: Tình Mẹ và Tình Quê. Mẹ và Quê Hương là một.

Đọc những bài thơ Tuệ Nga nói về trăng, về quê, về mẹ mới thấy ở tâm hồn nhà thơ là cả một trời cảm xúc dạt dào, cả một nguồn cảm hoài lai láng về tình mẹ, về vầng trăng Việt Nam, về mảnh vườn, về con sông, thành phố, ruộng đồng: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Sài Gòn...

Từ nơi đây, trên quê người xứ lạ, nhà thơ chắt chiu từng hình ảnh, từng kỷ niệm để mà bâng khuâng, để mà hoài vọng: Từ hoài vọng đó nhà thơ ngồi soi rọi, nhìn vào tâm khảm để thấy, để biết mình có gì, còn gì và mong ước những gì.


Về Thơ Đạo, Tuệ Nga không đi tìm nguyên khởi của Đạo mà từ Đạo, chứng nghiệm lẽ đạo vào cuộc nhân sinh, vào nhân duyên nghiệp quả để “ngộ” lẽ vô thường, từ đó phóng suy tư vào cuộc sinh tồn, vào lẽ sắc không thanh thản.


Như hầu hết những người Việt Nam lưu vong tỵ nạn, chưa một lần về thăm lại quê hương. Quê hương từ ngày quay gót ra đi, đã bao lần ngoái nhìn về cố xứ, quê hương từ ngày “tiễn khách sầu xa quê”, “nhìn mây trời giăng mắc. Rừng xanh chắn nẻo về” hình như không bao giờ vơi nguôi trong đoái tưởng của nhà thơ.

Trong thi phẩm Từ Giòng Sông Trăng, tác giả đã lấy hình ảnh Rừng Xanh để ẩn dụ về một quê hương còn nhiều nghịch lý, bất trắc, còn những tráo trở, bất an, chưa đủ an toàn cho một ngày sum họp hoan ca của những người con lưu lạc. Trong tâm hồn nhà thơ, ước vọng một ngày về vẫn là “Nửa đời cơn mộng huyễn. Tuyết sương chắn nẻo về” (Vầng Trăng Cổ Độ), và cứ như thế quê hương và ngày về như một ray rứt, một ám ảnh không rời.


Băn khoăn với những gì có hôm qua, với những gì mất hôm nay, thời gian và lẽ biến thiên của cuộc nhân sinh tại thế - quê hương đã xa, tuổi trẻ đã mất, người Phật tử thuần thành Tuệ Nga quán triệt cái giả tạm, cái vô thường của cuộc nhân sinh, thơ không còn là tiếng buồn của muộn phiền, ủy mị. Nhà thơ nhìn lại cuộc đời, nhìn vào lẽ đạo để thấy một thực tại phản chiếu, để rồi thấy lòng thanh thoát, an nhiên tự tại, “bởi đã hiểu đời là quán tạm” trên “một chuyến xe đời”, “một vòng tử sinh”, một “bữa tiệc đủ đầy vị chua vị ngọt ”, và có đủ tiếng chim hót, có nắng ban mai - thuở rộn ràng của buổi đầu đời hoa mộng, cho đến ngày sau, chặng cuối, có tiếng vọng đại hồng chung ngân dài, gọi con người tìm về hài hòa an lạc...


Tuệ Nga đã có trên mười tập thơ xuất bản, trong đó tập SUỐI đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa của Văn Học Miền Nam năm 1974. Tác giả đã có hàng mấy chục bài thơ được phổ nhạc; từng cộng tác với nhiều tờ báo, tâïp san, tạp chí tại hải ngoại.

Có thể nói giới nữ-thi-nhân trong làng thơ Việt Nam cận đại, Tuệ Nga là một nhà thơ đã sống trọn cuộc đời với Thơ, cho Thơ và vì Thơ. Bà là một trong số ít ỏi nhà thơ nữ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam hải ngoại và trong nước hiện nay. Bà đã góp vào kho tàng Văn chương Nghệ thuật nước nhà những áng thơ, những tác phẩm có giá trị văn học nhất định.


Song Nhị



Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga_bia
Xem nội dung PDF (483 trang):
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2022(Xem: 2498)
Chúng con may mắn lắm khi được sinh ra trong vòng tay lớn nhất từ Mẹ, chín tháng mười ngày như dấu ấn tiếp nối, Mẹ cho con nghe kinh Pháp Hoa, Niệm Phật, nghe những danh xưng thập hiệu Bồ tát, từ ấy mà con lớn dần trong chủng tánh Phật từ. Mẹ vui hơn khi chúng con bước theo dấu chân tinh không về ngôi nhà Chánh pháp, xuất gia tu học và làm người đệ tử Phật. Trở thành một vị Tỳ Kheo Tăng. Con chỉ một dạ cuối đầu xin Mẹ tăng thêm tuổi thọ để chúng con dõi theo hơi ấm từ Mẹ hiền kính yêu với Pháp danh: Nguyên Bảo. Mẹ mãi mãi trong trái tim con.
30/07/2022(Xem: 2648)
Mùa hè năm 2000 tôi dẫn hai cậu con trai một lớn, một bé đi nghỉ hè tại một nơi thật đặc biệt tại miền Nam nước Pháp. Nơi có những khu vườn thoai thoải trồng nho bát ngát và sản xuất rượu vang Bordeaux nổi tiếng. Nhưng chúng tôi không đi tìm rượu nho, mà tìm Làng Hồng (Plumvillage) của Sư Ông “Thiền Chánh Niệm“ để dự khóa tu một tuần.
14/07/2022(Xem: 5906)
Bảo Lạc tăng nhân quê Quảng Nam Xuất gia Linh Ứng dưỡng chân tâm Tinh cần sớm tối nghiên kinh kệ Dõng mãnh đêm ngày thắp tuệ ân Nhật Bản du phương tìm mối đạo Úc Châu trụ xứ dựng đàn tràng Khai thông đạo mạch rền âm pháp Hội Chủ bi nguyền hạnh đức lan..!
26/06/2022(Xem: 3059)
Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/7/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
26/06/2022(Xem: 3327)
Từ lâu ta đã được nghe từ Đức Phật dạy: “Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật”.
23/06/2022(Xem: 2803)
Trong lúc soạn lại các quyền tập đã ghi chép trong lúc mới bắt đầu học Phật, tôi gặp lại một bài viết của Thiền Sư Zengyan Guo Jun (người Canada Trưởng trung tâm Drama Dam Retreat / Pine Bush/ New York hiện trụ trì tại Singapore) tựa đề “Chan Health- Chan Mind “ chợt một chút mừng vui vì thấy từ nhiều năm về trước mình đã có một chút am hiểu về Vũ trụ thiên nhiên, Thực tại và Con người.
20/06/2022(Xem: 3049)
Kính dâng đến vị Thầy mà con quý kính sau nhiều năm cộng tác chung trên trang nhà Quảng Đức, Chủ biên, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan: TT Thích Nguyên Tạng. Dường như vận mệnh tôi gắn liền với chữ Canh cô, Mậu quả lại mang thân người nữ nên chưa bao giờ tôi được kề cận nương tựa vào sự chỉ giáo thật kỹ lưỡng của một bậc Đạo Sư dù rằng tôi đã có một Sư Phụ Viên Minh tuyệt vời và quý Sư Thúc danh tăng, nhưng quý Ngài vẫn cách xa vạn dặm nên trong suốt gần 9 năm trường chỉ hội ngộ hai lần còn thì chỉ qua online thăm hỏi vắn tắt, những buổi trà đạo, những bài pháp thoại để rồi tự mình học lấy điều hay lẽ phải và chiêm nghiệm thêm thôi.
30/04/2022(Xem: 2839)
Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi. Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.
26/04/2022(Xem: 4775)
Lão trượng qua cầu Hoài sao chẳng tới Chân vẫn bước mau Tâm như hư thái
12/04/2022(Xem: 3385)
Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]