Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân Êm Đềm

29/01/201420:11(Xem: 4678)
Ngày Xuân Êm Đềm

hoa_mai_1
Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba.

- Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?

Câu trả lời của chú, An đoán trước được nhưng An vẫn thích hỏi. Còn ai vào đây trồng hoa nữa? Ba, bốn năm nay từ khi An có trí khôn, An thấy cứ gần Tết là chú Ba đi xin cây vạn thọ hoặc ở chùa Châu Lâm hoặc ở vườn thằng Kiết về trồng một hàng quanh mép sân. An không biết xem lịch vì lịch in bằng chữ nho, cuốn lịch cha nó treo ở khung cửa sổ bên cạnh cái bàn toán. An cũng không lưu ý tìm xem tháng này là tháng mấy. Đối với tâm hồn ngây thơ của nó, cảnh và vật nói nhiều hơn tháng ngày. Nghe con tu hú kêu nó nghĩ đến những chùm trái vú dẻ chín vàng ngọt lịm và nó nghĩ: “Tháng Ba. Mùa gặt tới”. Nhìn bà hàng gánh đôi thúng xếp đầy những trái bắp nếp luộc hơi nóng lên nghi ngút, nó cảm nghe mùi ngọt thơm của hột bắp dẻo nghiền tan dưới răng và nó nói thầm: “Tháng Tám rồi. Sắp mưa lụt”. Còn ngày Tết thì luôn luôn được báo hiệu bằng dãy cúc vạn thọ.

An nhìn trìu mến dãy hoa vừa trồng. Mỗi cây đứng trong một cái lỗ khoét to bằng cái bát sứ. Cây cao hơn mặt đất không quá hai tấc và đứng gục đầu xuống, lá buông ủ rũ. An có cảm tưởng chúng nhớ đàn nhớ bầy, nhớ cái vạt đất nhỏ nơi đó người ta gieo chúng, nơi đó chúng lớn lên cạnh những anh em của chúng cùng một hoa mẹ sinh ra. Có đôi cây yếu quá tưởng như chúng không thể sống qua đêm nay. Sự lo lắng thương hại của An khiến nó thấy cái thái độ lầm lì lạnh nhạt của chú Ba là đáng ghét. Người lớn trông họ vô tâm đến tàn ác. Mấy cây hoa đau đớn ủ rũ thế kia mà họ vẫn có thể thản nhiên bỏ đứng bơ vơ một mình không săn sóc đến. Đêm đến, khi leo lên bộ ván gõ nằm ngủ, An cứ loay hoay nghĩ về mấy cây hoa đáng thương. Và mới sáng tinh sương khi bừng mắt dậy, nó đã nhảy vội ra sân thăm từng cây hoa. Mừng quá! Dù có cây thân còn cong lại chưa đứng thẳng nổi nhưng cây nào đọt cũng xanh tươi, chỉ những lá gần gốc là héo sẫm lại mà thôi. Dăm ngày sau, cây bén rễ và tới một độ nào đó An không nhớ nữa, những cây hoa lớn vụt thật mau, đâm chồi thật nhiều. Những khoảng cách giữa các cây hoa trước kia trống trải mênh mông, giờ đã bị che mất bởi tàng lá.

Cùng với sự phát triển của dãy cúc vạn thọ, cái Tết như cũng lớn dần. Manh nha từ đầu tháng Mười một với những cơn mưa nhẹ, mưa gieo cải, cái Tết thấp thoáng mơ hồ với những rò cải, ngò, xà lách, tàn ô nằm vuông vắn ở hầu hết mọi sân nhà. Cái Tết lớn lần lên với những bụi hoa, vạn thọ, cúc đại đóa, thược dược phát chồi sum suê và bắt đầu ra nụ. Càng đi sâu vào ngày tháng, cái Tết càng hiện rõ thêm, in dấu vết trên mọi cảnh mọi vật và mọi hoạt động của con người. Chữ Tết được nhắc đi nhắc lại một cách thân mến êm đềm trong mọi trường hợp sinh hoạt ở gia đình. Cha nói: “Mấy dây dưa leo chắc ra trái không kịp Tết. Bậy quá. Bị mưa làm thúi giống gieo kỳ trước”. Mẹ nói: “Thằng Ba coi chừng mấy con gà thiến. Để qua nhà lão Dần chó cắn chết thì nghỉ ăn Tết đó nghe?” Ở lớp học bạn khoe với nhau: “Tết này tao được đi thăm cô tao ở Phước Lãnh… Bà ngoại vừa gởi cho mẹ tao một trái bí đao to để làm mứt Tết.” Ở ngoài đường, chữ Tết len lỏi trong những câu chuyện: “Chợ Tết mà ế quá, tháng Chạp thiếu, hăm Chín lấy làm Ba mươi, chạy Tết cũng mệt… Tết năm nay ở Phú Mỹ có bài chòi…”

Thôn Quảng Đức đa số làm nghề gốm và buôn vôi thế mà sự sinh hoạt cũng hối hả theo cái đà của ngày Tết cứ sừng sững đến gần. Đồ gốm sản xuất ra, chở đò dọc đem bán ở các chợ xa: chợ Đèo, chợ Đồng dài, chợ Gò chai, chợ Gành, chợ Thứ… tiếng ốc tù-và của chủ đò thúc khách quá giang chuyển hàng cho gấp xuống đò vang lên trong đêm khuya. Càng gần Tết sự mua bán càng hối hả rộn rịp nên chợ nào cũng vãn chậm. Đò xuôi chở khách về cũng mãi khuya mới tới bến. Bến đò thành ra ồn ào rộn rịp suốt đêm. Những cây đèn chai làm bằng một đoạn tre trong tẩm dầu, cháy rực sáng cả bực sông, in ngược bóng xuống nước rung rinh, lóe đỏ cả một vùng.

Trên con đường đi xuyên qua xóm, những dáng người gánh gồng vội vã đi chập choạng theo ngọn đèn chai cầm lắc lư dưới tay. Đèn chai ở đây là một cái đèn dầu nhỏ được một nửa cái chai ụp lên để chắn gió. Tiếng chuyện trò lanh lảnh vang trong đêm, hối hả theo bước chân chuyển từ đầu xóm sang cuối xóm. Trong đêm tối mà mọi vật như xóa nhòa hết cả hình nét để tan vào bóng đen, mà mọi sinh vật đều như mỏi mệt, tiếng nói chuyện tỉnh táo rõ ràng dường giữ đủ cả sắc cạnh. Ở dưới bước chân, bóng người in đen được phóng đại ra, nằm trải xuống mặt đường, nằm vắt qua bờ rào, chập chờn di chuyển theo bước đi.

Một bữa An thấy chú Ba hí hoáy nắn một vật gì trông tựa cái lưỡi cày mà bằng đất sét. Chú lấy mũi dao liếc thật nhẵn mặt. Chỗ tay cầm cũng được gọt thật đều. An hỏi:

- Chú làm cái gì vậy?

- Tao làm cái bàn ủi.

- Làm bàn ủi để chi vậy chú?

- Để ủi quần áo chớ chi.

Giọng nói của chú lơ đãng. Trong giọng ấy còn có vẻ tự phụ vì chú nheo mắt ngắm nghía ra dáng bằng lòng lắm. Rồi chú nói chậm rãi tiếp theo, như nói với cái bàn ủi chứ không phải nói với An:

- Mốt tới phiên lò ông Hương Lạc đem gởi nung. Chín rồi lấy ra đem ngâm nước. Thế là giặt quần áo để sẵn đó. Đem đặt bàn ủi lên lò than nóng rồi cứ vậy mà ủi lên mặt quần áo. Quần áo dầu cũ mà trông như mới.

Cũ mà trông như mới! Thật là kỳ diệu, An nghĩ. Nó nhìn xuống cái áo cũ nó đang mặc, tưởng tượng rằng cái áo ấy sẽ mới và nó ngó sang cái bàn ủi một cách khâm phục. Cái bàn ủi ấy được mang đi nung, điều ấy quả có thật. Chính mắt An nhìn nó chuyển từ màu xám của đất phơ sang màu hồng nhạt của đất nung. Cũng lại chính tai An lắng nghe tiếng “boong boong” khi cầm nó lên để gần tai, cung ngón tay gõ nghe thử. Nhưng chắc chắn là An chưa hề thấy chú Ba dùng nó để ủi cái áo của chú cho từ cũ hóa “như mới”. Có lẽ chú đã lén thí nghiệm nhưng bị thất bại nên sau đó chú không tuyên bố gì ráo.

Ngày hăm sáu tháng chạp phiên chợ Hôm, mẹ nói:

- Hôm nay An có đi chợ Tết không con?

An vội vàng như sợ ai kịp phản đối.

- Dạ có. Lát nữa thằng Tòng lại rủ con đi.

Tòng là bạn học lớp Tư của An. Vì sao mà quen thân nhau, An cũng không nhớ rõ vì nhà Tòng ở mãi tận Hội Tín đi học khác đường mà tính tình thì hai đứa không giống nhau. Cha Tòng làm thầy phù thủy. Có lần nó rủ An đến nhà chơi thấy gian nhà giữa đầy những tượng, những hình ông thần, ông tướng, những cờ những đèn, trống chiêng, thanh la, não bạt khiến An sợ khép nép không dám vào. Cha Tòng có một cái trán quá cao. Nhìn gần thấy chân tóc mọc nên An biết trán cao là vì tóc bị cạo. Sau này lớn lên được biết nhà Tòng vừa làm phù thủy vừa hát bội, - hai nghề này có họ hàng với nhau vì hò hét điều động âm binh cũng là một cách hát bội, - nên cha Tòng phải để trán cao mà đội cái mão. Lúc Tòng lớn, Tòng nghỉ học sớm và kế nghiệp cha. Cái trán của Tòng cũng được cạo lên thật cao và chân đi chữ bát. Lúc nói chuyện là hai tay vung vẩy như múa. Đó là kết quả của nghệ thuật tiêm nhiễm vào cuộc đời.

An thay quần áo xong thì Tòng đến. Tòng mặc quần trắng và áo cụt lụa màu hồ thủy. Những nếp gấp làm hai ống quần lép lại và gãy ra làm ba. Tòng đội một cái khăn lông màu vàng nghệ có chạy sọc xanh đỏ. Úp lên trên khăn lông là cái mũ kaki. Trông Tòng nửa giống như một chú nhỏ ở trong tranh vẽ, nửa giống như một tên lính Tàu thời cổ. Chắc Tòng chịu ảnh hưởng của những tấm tranh màu treo la liệt trên tường nhà nó.

Đường xuống chợ có nhiều chỗ lõm thấp xuống, đó là khi con đường đi sát cạnh những cái bàu nước. Mỗi bàu nước mang một tên bí mật: bàu ông Chì, bàu ông Lôi. Mỗi lần đi qua một cái bàu, An khép nép đi sát vào Tòng vừa liếc mắt xuống mặt nước đầy rong, ấu xanh um. Những gốc tre già xám đen, những thân cây sung cong vẹo in bóng xuống mặt nước làm cho các tên ông Chì, ông Lôi được trùm trong một không khí rùng rợn. Người đi và người về tránh nhau trên con đường hẹp. Lũ trẻ con đi chợ về trên tay thế nào cũng có những món đồ chơi, hoặc con gà cồ bằng đất, khi thổi ở lỗ khoét ngang hông thì cất tiếng gáy “côô…côô” hoặc con “chút chít” khi kéo ra đẩy vào thì phát ra tiếng kêu chút chít. Nhiều đứa hãnh diện cầm những ghim pháo tre, những bó pháo thăng thiên đi cạnh mẹ.

Đến gần chợ thì nghe tiếng mua bán xì xào vang lên. Thỉnh thoảng có tiếng pháo tre nổ “đùng” khiến trái tim của hai đứa như nhảy cởn lên. Không ai bảo ai mà cả hai đều rảo bước.

Đến đây rồi, chợ Hôm! Những dãy lều mái bằng tranh rạ cột tre yếu ớt sắp chạy từng dãy. Có nhiều hàng bày bán ở giữa trời, như hàng trái cây, cá mắm. Hai cây đa to tỏa bóng mát cả một khu chợ. Lá đa dày san sát ở trên từng cao làm thành một vòm xanh lao xao cử động. Tiếng rì rào vừa phát tự dưới đất nơi người ta buôn bán trao đổi vừa phát tự trên cao do gió lay cành lá. An gặp chị Thắm bày bán đồ gốm ở gần gốc đa. Chị Thắm ở cạnh nhà An, hàng ngày vẫn sang giếng nhà An xách nước nhưng sao hôm nay trông chị lạ hẳn đi. Có lẽ vì chị mặc áo dài và đi guốc chăng? Hay vì đặt chị giữa cái khung cảnh lạ mà người chị trông cũng lạ đi. Những đồ gốm: ấm, chậu, hỏa lò, lon, vò, cây đèn, v.v… hàng ngày vì quá quen mắt An coi như không có giá trị gì nữa, coi như những đồ chơi vô nghĩa, thế mà người đến xem xét trả giá tấp nập. Chị Thắm đóng vai trò một cách rất nghiêm trang, từ chối rất quyết liệt, thách giá rất chắc chắn. Cái ấm cái chậu bỏ lăn lóc ở xung quanh hè nhà chị Thắm, thỉnh thoàng An lỡ đi vô ý đá phải ngã lăn, nay thấy người mua mặc cả giá từng đồng, móc túi đếm từng tờ bạc để trả và cuối cùng nâng niu xếp lên rổ bưng đi. Tòng nói:

- Tụi mình ra hàng pháo coi.

Hai đứa cầm tay nhau đi. Hàng pháo ồn ào nhất nên không mất công tìm. Nó ở cách biệt ra một góc chợ xa những hàng khác vì tiếng nổ không ai ưa, nhất là những người đi chợ hầu hết là đàn bà. Bác bán pháo là một người đàn ông vạm vỡ. Chỉ bán có pháo tre và pháo thăng thiên, bác đựng trong một cặp bồ lớn. Một số pháo bày làm mẫu được dàn trên một chiếc chiếu nhỏ. Người mua pháo bắt đốt thử. Bác tháo ở gắp tre lấy một chiếc pháo, bóc giấy (miếng giấy xanh đỏ dán đè lên ngòi) rồi đặt lên một tấm gạch cách xa bác một sải tay. Bác cầm cây hương cháy châm lên ngòi. Ngòi pháo xì khói, bác quay mặt sang một bên và một tiếng nổ “đùng” rền lên, chát tai. Xác pháo là một vòng nan tre bị cháy xém bay tung lên cao rồi rớt xuống.

Hàng hoa quả không hấp dẫn bằng ngày thường vì không có những miếng mít múi vàng óng ả, những trái mãng cầu nứt gai chảy mật, những quả ổi thơm, những trái xay, trái sim, trái đát. Hôm nay người ta chỉ bày bán những nải chuối xanh mà chuối xanh thì trẻ con không thích vì không ăn ngay được. Trẻ con không có tính kiên nhẫn đợi chờ. Ngày thường mẹ đi chợ về An lật rổ ra coi mà thấy bí thấy rau thấy cá là An ghét lắm. Kẹo, mít, bánh rán… mới là những món An hoan nghênh. An và Tòng đưa nhau sang hàng thịt cá. Thật đáng thương hại cho những bà hàng này quanh năm phải bán y một món không thay đổi. Áo quần thì đen đủi, món hàng thì tanh tưởi, thật không có một vẻ Tết vẻ xuân nào cả. Chẳng bù với hàng bánh mứt họ bày bán trong những cái quả sơn quang dầu đỏ thắm trông vui như những đám cưới. Các cô bán mứt đều xinh, tóc vấn trần chải dầu dừa láng mượt, áo dài vải trang đầm bó sát người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 3274)
Chiều nay từ cơ quan về nhà, Lâm chở theo một cô gái: Cô Thắm. Ngọc, vợ chàng, không mấy ngạc nhiên vì Lâm đã trình bày với nàng từ hôm qua. Thắm 17 tuổi, cán bộ văn nghệ cơ quan Xây Dựng Nông Thôn mà Lâm là Chỉ Huy Trưởng. Ăn cơm xong đâu vào đó, theo kế hoạch, vợ chồng Lâm kéo về nhà ông bà Kính, thân sinh của Ngọc, chỉ cách đó 10 phút đi bộ. Ông bà Kính cũng không mấy ngạc nhiên về sự hiện diện của Thắm tối nay, vì ông bà cũng được Lâm thưa trước về vấn đề của Thắm. Bà Kính mời Thắm ngồi. Rồi với vẻ thân thiện cởi mở cố hữu, bà vui vẻ bảo Thắm: - Thời buổi này trai thiếu gái thừa, khó dễ người ta làm gì thế? Thắm tưng tửng, giương cặp mắt ngây ngô thật thà đáp lại: - Cũng một vừa hưa phửa thôi chớ!
02/01/2015(Xem: 3232)
Hai mươi năm xa quê, cuối cùng tôi cũng đã về thăm lại Huế! Hai từ "về Huế" mới ấm áp làm sao. Huế của tôi không về sao được. Nào là làng xóm bà con, mồ mã nội ngoại nhất là bạn bè, học trò rất thân thương mà tôi cho đó là một phần lẽ sống của mình. Các em đã tổ chức cho tôi một buổi họp mặt, môt khu vườn xinh xắn, cây lá được điểm trang bằng đèn màu ra vẻ một tiệm cà phê trang nhã như tính cách của chủ nhân. Bày biện ngoài sân và vườn là một dãy bàn ghế cũng tương đối lịch sự, đủ chỗ tiếp mấy chục người, thân mật và ấm cúng.
01/01/2015(Xem: 3841)
Người ta thường nói đời nhà giáo " Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. " Tôi thì trái lại, tôi cho rằng: " Nhà giáo chúng tôi cho chẳng bao nhiêu mà nhận rất nhiều. " Gần suốt cả cuộc đời, tôi có cho ai bao nhiêu đâu vậy mà đi đến nơi nào, tôi cũng đã được rất nhiều học trò lúc nào cũng dang rộng vòng tay nồng ấm tiếp đón cô giáo cũ của mình.
03/12/2014(Xem: 3868)
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng! Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
25/11/2014(Xem: 4494)
Có một “truyện cổ Khờ-me”, như sau:“- Ngày xửa, ngày xưa có ông vua, một đấng minh quân, cùng với mấy vị quan trọng thần rong thuyền ngoạn du sông nước. Trời nắng như đổ lửa, dòng nước ngược chảy xiết nên những người phu chèo đầm đìa mồ hôi, mặt mũi đỏ au, ráng tận sức lực để chèo đẩy con thuyền đi.
25/11/2014(Xem: 4528)
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: Các nhà khoa học Anh quốc vừa phát minh một kiểu lò hỏa táng, được đặt tên Resomator, không khói, không tạo ra bất cứ khí độc nào có hại cho môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.
23/11/2014(Xem: 9532)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 4778)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
20/11/2014(Xem: 10932)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
20/11/2014(Xem: 14374)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]