Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Từ thơ ca đến văn xuôi

24/01/201215:47(Xem: 9008)
1. Từ thơ ca đến văn xuôi

Mấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo
Nguyễn Công Lý

1. Từ thơ ca đến văn xuôi.

Con đường phát triển của văn học bao giờ cũng tuân thủ theo một quy luật tất yếu là từ thơ cađến văn xuôi, cho dù là văn học ở phương Đông hay phương Tây cũng đều tuân theo quy luật ấy. Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện trước tiên. Trong quá trình phát triển, do yêu cầu nhận thức phản ánh cuộc sống, do yêu cầu chuyển tải nội dung, đòi hỏi phải có sự ra đời các thể loại mới và cuối cùng dừng lại ở thể loại văn xuôi. Con đường phát triển các thể loại đã được Nguyễn Huệ Chi tổng kết trong phần Khảo luận văn bản, hợp tuyển Thơ văn Lý - Trần (tập 1) như sau : “Về khả năng và hình thức biểu hiện thì rõ ràng chiều hướng diễn tiến thơ ca - biền văn - tản văn - tạp văn - truyện kểlà một chiều hướng hợp quy luật. Ngay ở Trung Quốc, tản văn ra đời trước biền văn nhưng phải sau giai đoạn thịnh trị của biền văn, nó mới lại phát triển lên một bước cao hơn, với một khí sắc mới, một năng lực mới ...”(1)

Cũng theo Nguyễn Huệ Chi, thể loại văn học không phải là một cái gì đứng im, bất biến mà là một thực thể luôn phát triển, gắn liền với quá trình phát triển về mặt nhận thức của dân tộc. “Các thể loại văn học Lý - Trần không phải hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, mà có mối quan hệ khắng khít với mọi yêu cầu lịch sử, với từng bước phát triển của lịch sử. Các thể loại đó vừa là kết quả của sự phát triển nội tại của năm trăm năm văn học, lại vừa chịu sự tác động của cái chu trình vận động phức tạp và phong phú của năm trăm năm lịch sử Lý - Trần. Lịch sử mở ra cho các thể loại văn học Lý - Trần những khả năng tốt đẹp để ra đời, chuyển hóa và kết tinh, nhưng cũng chính nó sẽ đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt để đóng khung, để quy định vận mệnh các thể loại. Sự quy định chặt chẽ này được cụ thể hóa thành mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ngay trong từng tác phẩm(2). Thể loại văn học Phật giáo Lý - Trần cũng vậy. Rõ ràng, ban đầu là sự hình thành thơ cavới các thể loại thơ sấm vĩ, thơ triết lý (kệ và thơ Thiền), thơ trữ tình và thơ tự sự.Tiếp theo là thể loại biền vănhịch, cáo, phúthì văn học Phật giáo Lý - Trần chỉ sử dụng thể phúvới lý do phô bày, diễn đạt nội dung tôn giáo mà không sử dụng hịch, cáobởi lẽ hai thể loại này thuộc thể loại mang tính chức năng hành chính quan phương không phù hợp với tôn giáo. Ở loại tản văn, bộ phận văn học Phật giáo chỉ sử dụng văn ngữ lục. Có điều ở thể văn này, bên cạnh lời đối đáp văn xuôi mang tính khẩu ngữ còn ưa dùng những câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn hàm súc, giàu hình ảnh, chứ không hoàn toàn thuần túy là tản văn. Nên chăng xếp thể văn ngữ lụcnày vào loại tạp văn?Còn loại tạp văn, văn học Phật giáo, đặc biệt là thời Trần, đã có vài thành tựu với thể luận thuyết tôn giáomà Khóa hư lụccủa Trần Thái Tông là tác phẩm xuất sắc. Loại truyện kể với các thể truyện (thực lục, hành trạng, truyền đăng, truyện cổ)và bi, kýlại được mùa và có nhiều tác phẩm đạt thành tựu, trong số đó phải kể đến Tổ gia thực lụclà đỉnh cao của truyện kể.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 3352)
Chiều nay từ cơ quan về nhà, Lâm chở theo một cô gái: Cô Thắm. Ngọc, vợ chàng, không mấy ngạc nhiên vì Lâm đã trình bày với nàng từ hôm qua. Thắm 17 tuổi, cán bộ văn nghệ cơ quan Xây Dựng Nông Thôn mà Lâm là Chỉ Huy Trưởng. Ăn cơm xong đâu vào đó, theo kế hoạch, vợ chồng Lâm kéo về nhà ông bà Kính, thân sinh của Ngọc, chỉ cách đó 10 phút đi bộ. Ông bà Kính cũng không mấy ngạc nhiên về sự hiện diện của Thắm tối nay, vì ông bà cũng được Lâm thưa trước về vấn đề của Thắm. Bà Kính mời Thắm ngồi. Rồi với vẻ thân thiện cởi mở cố hữu, bà vui vẻ bảo Thắm: - Thời buổi này trai thiếu gái thừa, khó dễ người ta làm gì thế? Thắm tưng tửng, giương cặp mắt ngây ngô thật thà đáp lại: - Cũng một vừa hưa phửa thôi chớ!
02/01/2015(Xem: 3290)
Hai mươi năm xa quê, cuối cùng tôi cũng đã về thăm lại Huế! Hai từ "về Huế" mới ấm áp làm sao. Huế của tôi không về sao được. Nào là làng xóm bà con, mồ mã nội ngoại nhất là bạn bè, học trò rất thân thương mà tôi cho đó là một phần lẽ sống của mình. Các em đã tổ chức cho tôi một buổi họp mặt, môt khu vườn xinh xắn, cây lá được điểm trang bằng đèn màu ra vẻ một tiệm cà phê trang nhã như tính cách của chủ nhân. Bày biện ngoài sân và vườn là một dãy bàn ghế cũng tương đối lịch sự, đủ chỗ tiếp mấy chục người, thân mật và ấm cúng.
01/01/2015(Xem: 4007)
Người ta thường nói đời nhà giáo " Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. " Tôi thì trái lại, tôi cho rằng: " Nhà giáo chúng tôi cho chẳng bao nhiêu mà nhận rất nhiều. " Gần suốt cả cuộc đời, tôi có cho ai bao nhiêu đâu vậy mà đi đến nơi nào, tôi cũng đã được rất nhiều học trò lúc nào cũng dang rộng vòng tay nồng ấm tiếp đón cô giáo cũ của mình.
03/12/2014(Xem: 3935)
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng! Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
25/11/2014(Xem: 4563)
Có một “truyện cổ Khờ-me”, như sau:“- Ngày xửa, ngày xưa có ông vua, một đấng minh quân, cùng với mấy vị quan trọng thần rong thuyền ngoạn du sông nước. Trời nắng như đổ lửa, dòng nước ngược chảy xiết nên những người phu chèo đầm đìa mồ hôi, mặt mũi đỏ au, ráng tận sức lực để chèo đẩy con thuyền đi.
25/11/2014(Xem: 4600)
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: Các nhà khoa học Anh quốc vừa phát minh một kiểu lò hỏa táng, được đặt tên Resomator, không khói, không tạo ra bất cứ khí độc nào có hại cho môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.
23/11/2014(Xem: 9951)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 4858)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
20/11/2014(Xem: 11036)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
20/11/2014(Xem: 14448)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]