Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Từ thơ ca đến văn xuôi

24/01/201215:47(Xem: 8965)
1. Từ thơ ca đến văn xuôi

Mấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo
Nguyễn Công Lý

1. Từ thơ ca đến văn xuôi.

Con đường phát triển của văn học bao giờ cũng tuân thủ theo một quy luật tất yếu là từ thơ cađến văn xuôi, cho dù là văn học ở phương Đông hay phương Tây cũng đều tuân theo quy luật ấy. Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện trước tiên. Trong quá trình phát triển, do yêu cầu nhận thức phản ánh cuộc sống, do yêu cầu chuyển tải nội dung, đòi hỏi phải có sự ra đời các thể loại mới và cuối cùng dừng lại ở thể loại văn xuôi. Con đường phát triển các thể loại đã được Nguyễn Huệ Chi tổng kết trong phần Khảo luận văn bản, hợp tuyển Thơ văn Lý - Trần (tập 1) như sau : “Về khả năng và hình thức biểu hiện thì rõ ràng chiều hướng diễn tiến thơ ca - biền văn - tản văn - tạp văn - truyện kểlà một chiều hướng hợp quy luật. Ngay ở Trung Quốc, tản văn ra đời trước biền văn nhưng phải sau giai đoạn thịnh trị của biền văn, nó mới lại phát triển lên một bước cao hơn, với một khí sắc mới, một năng lực mới ...”(1)

Cũng theo Nguyễn Huệ Chi, thể loại văn học không phải là một cái gì đứng im, bất biến mà là một thực thể luôn phát triển, gắn liền với quá trình phát triển về mặt nhận thức của dân tộc. “Các thể loại văn học Lý - Trần không phải hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, mà có mối quan hệ khắng khít với mọi yêu cầu lịch sử, với từng bước phát triển của lịch sử. Các thể loại đó vừa là kết quả của sự phát triển nội tại của năm trăm năm văn học, lại vừa chịu sự tác động của cái chu trình vận động phức tạp và phong phú của năm trăm năm lịch sử Lý - Trần. Lịch sử mở ra cho các thể loại văn học Lý - Trần những khả năng tốt đẹp để ra đời, chuyển hóa và kết tinh, nhưng cũng chính nó sẽ đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt để đóng khung, để quy định vận mệnh các thể loại. Sự quy định chặt chẽ này được cụ thể hóa thành mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ngay trong từng tác phẩm(2). Thể loại văn học Phật giáo Lý - Trần cũng vậy. Rõ ràng, ban đầu là sự hình thành thơ cavới các thể loại thơ sấm vĩ, thơ triết lý (kệ và thơ Thiền), thơ trữ tình và thơ tự sự.Tiếp theo là thể loại biền vănhịch, cáo, phúthì văn học Phật giáo Lý - Trần chỉ sử dụng thể phúvới lý do phô bày, diễn đạt nội dung tôn giáo mà không sử dụng hịch, cáobởi lẽ hai thể loại này thuộc thể loại mang tính chức năng hành chính quan phương không phù hợp với tôn giáo. Ở loại tản văn, bộ phận văn học Phật giáo chỉ sử dụng văn ngữ lục. Có điều ở thể văn này, bên cạnh lời đối đáp văn xuôi mang tính khẩu ngữ còn ưa dùng những câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn hàm súc, giàu hình ảnh, chứ không hoàn toàn thuần túy là tản văn. Nên chăng xếp thể văn ngữ lụcnày vào loại tạp văn?Còn loại tạp văn, văn học Phật giáo, đặc biệt là thời Trần, đã có vài thành tựu với thể luận thuyết tôn giáomà Khóa hư lụccủa Trần Thái Tông là tác phẩm xuất sắc. Loại truyện kể với các thể truyện (thực lục, hành trạng, truyền đăng, truyện cổ)và bi, kýlại được mùa và có nhiều tác phẩm đạt thành tựu, trong số đó phải kể đến Tổ gia thực lụclà đỉnh cao của truyện kể.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 6669)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1938)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
23/03/2023(Xem: 2114)
Thoáng chốc một giấc mơ trưa, Xuân thu ai biết, bốn mùa qua nhanh. Hơi thở như hạt tinh anh, Vô thường trước cửa, gõ thành trăm năm.
23/03/2023(Xem: 1942)
Tiến sĩ Doãn Minh Triết (윤명철) Giáo sư Đại học Dongguk, được biết đến rộng rãi và nổi tiếng như một nhà thám hiểm mỉm cười với bạn bè, năm 2003, ông thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc, khởi hành từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và với thời gian trong 43 ngày đến Nhật Bản qua Incheon và đảo Jeju, Hàn Quốc.
22/03/2023(Xem: 2234)
Thật là một niềm hỷ lạc cho những Phật tử hay bất cứ những ai có nguyện lực, trí lực với đạo pháp (theo lời Ôn Cố Vấn HT Thích Tuệ Sỹ) được tham dự buổi giới thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh VN hôm nay 20/3/2023, lại trùng hợp với ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (Ngày của yêu thương và chia sẻ). Và hẳn ai đã được tham dự dù trên Zoom thôi sẽ rất vui mừng và cung kính tri ân hoài bão và đức độ phụng hiến của Chư Tôn Thiền Đức và các thành viên trong Hội Đồng phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời, được chỉ đạo và cố vấn từ Ngài Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN HT Thích Tuệ Sỹ. Con, Phật tử Huệ Hương không hiểu được phước duyên gì mà có cơ hội được TT Thích Nguyên Tạng chỉ dẫn vào Zoom, để lắng nghe và tìm hiểu thêm những gì mình chưa được biết trong sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại, để bước vào biển pháp mênh mông và gia tài đồ sộ mà Đức Thế Tôn đã để lại cho bốn chúng đệ tử sau hơn 2500 năm.
18/03/2023(Xem: 2337)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 2433)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 7445)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 10151)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 2897)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]