Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và cuộc sống xã hội hiện đại

09/04/201312:28(Xem: 2810)
Phật giáo và cuộc sống xã hội hiện đại

 

PHẬT GIÁO VÀ CUỘC SỐNG
XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Tác giả : Hồng Tu Bình
Việt dịch : T.N. Nguyện Liên

---o0o---

 

Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó. Để cuộc sống xã hội và tinh thần nội tại của văn hóa tồn tại trong nhau thì điều kiện quan trọng nhất là chúng phải dựa vào nhau liên kết chặt chẽ với nhau. Như chúng ta thấy, văn hoùa Phật Giáo Trung Quốc tồn tại và kéo dài mãi đến mấy ngàn năm nay không những đã ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc đối với tư tưởng con người, đối với cuộc sống xã hội mà trên phương diện thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người nó cũng có một tác dụng rất quan trọng, là nhân tố tích cực có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống và hiện thực xã hội.

Về bản chất, Phật Giáo được xem là Tôn Giáo theo đuổi tinh thần xuất thế, điều này có hoàn toàn không quan trọng đối với cuộc sống xã hội hiện thực không?

Lý luận xuất thế của Phật giáo đối với cuộc sống và xã hội nói chung phải chăng hoàn toàn không có ý nghĩa? Trả lời: không đúng như vậy, đứng trên nhiều phương diện để nhìn.

Đức Phật thấy được tâm tư của nhân sanh rồi sáng lập ra Phật Giáo, Ngài đưa ra một số lý luận cơ bản ï như giáo lý “Duyên Khởi”, “Vô ngã”v.v... đều có liên quan tới chủng tính của mọi tầng lớp. Những điều Ngài đưa ra đều nhắm vào đối tượng thần học của chế độ chủng tính nước Ấn Độ cổ đại, và đã thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cuộc sống hiện thực. Tinh thần chủ yếu của Phật Giáo là đứng dươùi góc độ giải thoát luận để đưa ra vấn đề, điều nhấn mạnh nhất là trong sự giải thoát người người đều bình đẳng, trong đóù tinh thần cơ bản vẫn là “Nhân bản”, do vậy bất luận trong thời gian nào, Ấn Độ cổ xưa hay nước Trung Quốc hiện đại đều là những việc có ý nghĩa tích cực.

Luận về nhân quả báo ứng, một trong những lý luận trọng điểm của giải thoát luận Phật Giáo cho thấy, luận này có 2 đặc điểm quan trọng:

Thứ nhất là nhấn mạnh nghiệp cảm và phủ định có quỷ thần chi phối hoặc thi hành việc thưởng lành, phạt ác ở bên ngoài.

Thứ hai nhấn mạnh việc tự làm tự chịu của nghiệp báo, phủ nhận khả năng thay thế người khác thọ nhận quả báo.

Từ ý nghĩa trên cho thấy, thuyết nghiệp báo luân hồi này cho rằng quyền chủ động vận mạng và cảnh ngộ của mỗi người chúng ta là do mình tự quyết , không giao phó trong tay của người nào khác, từ đó đã nảy sinh ra những xu hướng đạo đức thực tiễn trong cuộc sống như “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Lý tưởng giải thoát xuất thế của Phật giáo tuy căn cứ vào việc nhìn nhận cuộc sống là vô thường, khổ... để biểu đạt sự hướng vọng về theá giới cực lạc vượt qua biển khổ vĩnh viễn, thể hiện sự truy đuổi hạnh phúc vĩnh hằng trong cuộc sống. Việc này thông qua sự nỗ lực của tự thân, thực hiện lý luận nhân sinh tốt đẹp, trong đó hàm ý khuyên người hướng thiện, tinh thần tích cực tiến thủ và đương nhiên đối với cuộc sống và hiện thực xã hội đó là việc làm rất có ý nghĩa.

Mặt khác Phật giáo xem vô minh và tham dục là cội nguồn của sự thống khổ trong cuộc sống, khuyến tấn chúng ta đối với vạn vật đừng khởi tâm tham đắm, giữ gìn bổn tính thanh tịnh tự nhiên của con người, đừng bị lòng tham muốn vật chất ô nhiễm và lừa gạt, luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và ôn hòa. Lý luận này có ý nghĩa rất sâu sắc đối với sự khắc phục hiện tượng lòng tham muốn vật chất trong xã hội hiện đại, vì với con người, mấy ai đã tự làm chủ và giới hạn được lòng tham của mình? Tuy nhiên lòng ham muốn hợp lý, chánh đáng cần phải được khẳng định và bảo vệ, nhưng cũng không được thái quá, vì thái quá sẽ hại mình hại người. Thường trụ trong tinh thần “không chấp trước” của Phật giáo để điều hòa và khống chế tâm lý nội tại hoặc cách hành xử bên ngoài, điều này cũng ích lợi đối với xã hội và nhơn sanh.

Ngoài ra, tinh thần xuất thế của Phật giáo, căn bản chính là hướng vọng về tinh thần siêu việt và thăng hóa, tinh thần này tuyệt đối hoàn toàn không bài xích tinh thần nhập thế. Đặc biệt là tinh thần bất nhị: thế gian và xuất thế gian, niết bàn và sanh tử của Phật giáo Đại thừa càng thể hiện rõ nét hơn. Về cơ bản, tinh thần xuất thếù không những đã nối liền quan hệ giưõa lý tưởng Phật giáo cùng cuộc sống thực tế làm cho Phật pháp thường trụ nhơn gian, thay đổi thế gian, thể hiện tính khế lý khế cơ, đồng thời kiến lập được Phật giáo nhân gian, cõi Phật nhân gian và tịnh độ nhân gian.

Hiện nay Phật giáo Trung Quốc đang kế thừa và phát triển Phật giáo với tinh thần Phật giáo nhân sinh, tức đang hướng đến con đường Phật giáo nhân gian. Vì vậy việc kết hợp cuộc sống xã hội hiện đại để nghiên cứu văn hóa Phật giáo là điều tất yếu và cũng là khả năng vốn có. Dựa vào nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc cũng thấy rõ điều này, vì tinh thần và đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Quốc chính là chú trọng vào cuộc sống hiện taïi và kiếp hiện tại.

Làm thế nào để nhận thức được tinh thần cơ bản và đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo Trung Quốc?

Người viết cho rằng Phật giáo Trung Quốc đã kế thừa tinh thần cơ bản của Đức Phật, người sáng lập ra Phật giáo, đồng thời với không khí văn hóa truyền thống, đã hình thành một tinh thần Phật giáo tươi sáng khác với tinh thần Phật giáo Ấn Độ, điều tiêu biểu nổi bật hơn nữa là tinh thần giáo lý của Phật giáo tại AÁn Độ đã hàm chứa tinh thần nhân bản, lấy con người và cuộc sống làm trung tâm. Từ đó khẳng định được sự tồn tại, làm cho Phật giáo hình thành, thậm chí ngày càng phát huy và phát triển. Văn hóa Phật giáo Trung Quốc sở dĩ cùng với Đạo giáo, Nho giáo truyền thống song song trở thành những bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hóa tư tưởng truyền thống bởi vì trong một mức độ nhất định nào đó, Phật giáo đã bổ khuyết một số maët chưa đủ hoặc còn thiếu sót đáng tiếc của nền văn hóa tư tưởng truyền thống vốn có của Trung Quốc. Mặt khác, sự mâu thuẫn và dung hợp giữa Phật giáo cùng với Nho giáo, Đạo giáo ngày càng hướng đến cuộc sống con ngươøi, xã hội hiện thực, đúc kết thành phẩm cách mang tính hiện thực không thể tách rời. Nội dung giáo lý hàm ẩn đối với sự truy tìm hạnh phúc trong cuộc sống chính là con người trên mảnh đất Trung Quốc với cuộc sống xã hoäi hiện thực phải xem trọng sức lực và sinh mạng, có được tinh thần phát huy lớn mạnh hết sức mình.

Phật giáo hóa Trung Quốc đang thông qua sự kế thừa và phát triển tinh thần chủ nghĩa nhân văn của Phật giáo, ngày càng đến gần cuộc sống và xã hội hiện thực hơn. Khi nói đến quan điểm giải thoát cho tất cả chúng sanh và nhấn mạnh tinh thần thoát khỏi biển khổ của nhân sinh, Phật giáo Trung Quốc đang đề cao vấn đề nhân sanh và con người, trong đó tính đại biểu nổi bật nhất là Tôn phái Thiền tông, Phật giáo Thiền Trung Quốc đã khẳng định mạng sống chân thực của mỗi cá nhân, thể hiện trên cơ sở ý nghĩa và mạng sống nội tại hòa nhập vào sự giải thoát đối với cuộc sống hiện thực, thay đổi cách tu hành, cầu thành Phật giữa việc ăn cơm, mặc áo bình thường, nhấn mạnh tính tùy duyên, tùy vận mệnh, tức tâm tức Phật, cho rằng “tất cả tâm đều là Phật”, “tất cả Phật đều là con người”, người và Phật không khác nhau” (Trích “Ngũ Đăng Hội Nguyên” quyển III)

Trước từng bối cảnh lịch sử, Phật giáo trong giai đoạn phục hưng thời cận hiện đại, Phật giáo từ cuối đời Đường đến nay đã có khuynh hươùng nhập thế hóa, nhân sinh hóa. Tiến thêm bước nữa để kế thừa và phát triển, Thái Hư Đại sư đã mạnh mẽ đề xướng tinh thần Phật giáo nhân gian, tịnh độ nhân gian . Từ thập kỷ 60 trở lại đây, ở Hồng Kông, Đài Loan Phaät giáo hưng khởi vì luôn hướng về cuộc sống và xã hội, đúc kết nên một sự nghiệp văn hóa kiểu mới, và tại Trung Hoa đại lục trước mắt cũng đang đề xướng tư tưởng Phật giáo nhân gian, lấy tư tưởng tự lợi, lợi tha thực hiện tịnh độ nhơn gian, thể hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo là xem trọng cuộc sống hiện tại ngay kiếp này. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc đã tồn tại 2000 năm, nay đã và đang tiếp tục hướng đến con đường phát triển mới, bắt đầu một tiến trình mới, là một điều chứng minh cho thấy tinh thần thiết thực và nhân bản của Phật giáo.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2014(Xem: 16693)
Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.
16/03/2014(Xem: 5976)
Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”
16/03/2014(Xem: 3603)
Khi ta nở một nụ cười thì một đóa hoa đã “nở trên môi ta”. Khi ta ban phát tình thương tới mọi người thì ta “nở một đóa hoa lòng”. Khi ta tử tế với mọi người ta chúng ta đã trao tặng họ một “đóa hoa thân ái”. Khi ta cứu giúp mọi người thì trong tim ta đã nở “một đóa từ bi”.
09/03/2014(Xem: 4967)
Từ vô thỉ đến nay, giác tánh nơi tạng thức con người thường thanh tịnh trong sáng hoàn toàn, vốn không có sự cấu uế tạp nhiễm, cũng không có những huyễn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Trong giác tánh ấy, không có gì được gọi là sinh hay diệt, vì sanh hay diệt chỉ là giả danh. Vả lại, sanh là tướng huyễn sanh, diệt là tướng huyễn diệt
07/03/2014(Xem: 12416)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
01/03/2014(Xem: 10914)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
06/02/2014(Xem: 18250)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
30/01/2014(Xem: 4130)
Chúng ta ai cũng có khả năng hồi phục năng lượng, nhưng làm thế nào để duy trì khả năng này. Khả năng hồi phục là khả năng lấy lại quân bình từ những thăng trầm của cuộc sống. Bạn đã từng hồi phục như thế nào?
29/01/2014(Xem: 7062)
Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ra vào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày. Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửi mùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầu lửa,
29/01/2014(Xem: 4749)
Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba. - Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]