Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sự đóng góp vào sự nghiệp dân tộc của tư tưởng Phật học thời Lý, Trần

27/02/201104:26(Xem: 2871)
10. Sự đóng góp vào sự nghiệp dân tộc của tư tưởng Phật học thời Lý, Trần

NHỮNG HẠT SƯƠNG
Thích Chơn Thiện
Sài Gòn, 2000

[10]

Sự Đóng Góp Vào Sự Nghiệp Dân Tộc
Của Tư Tưởng Phật Học Đời Lý, Trần

-ooOoo-

Hai triều đại Lý, Trần là thời kỳ hùng mạnh, hưng vượng của Việt Nam. Vào thời ấy có nhiều danh Tăng xuất hiện thường cố vấn các việc triều chính như các thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Không Lộ, Thảo Đường, Khô Đầu, Viên Chiếu, Thông Biện, Thường Chiếu, (đời Lý), Viên Chứng, Nhất Tông, Đại Đăng, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang, Bảo Phát, Tông Cảnh, (đời Trần). Các vua tôi đời Lý, Trần phần lớn sùng mộ và thông hiểu đạo Phật. Các vị vua chứng ngộ thiền đạo Phật giáo và nhiếp chính tài ba như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Đời Lý thì Bắc thắng Tông, Nam bình Chiêm; đời Trần thì ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, đoàn quân xâm lược hung bạo đã đánh bại nhiều nước ở Châu Aâu và Trung Hoa đương thời.

Tư tưởng chủ đạo của văn hóa Việt Nam thời Lý, Trần nổi bật là tư tưởng Phật học.

Về mặt quần chúng, Phật giáo đã để lại các ảnh hưởng sâu đậm qua các phần giáo lý phổ thông như:

- Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu) thuộc giới học, được xây dựng trên căn bản lòng từ bi, tránh gây tổn hại đến trí tuệ và hạnh phúc của tự thân và của tha nhân.

- Thập thiện giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thô ác, không nói lời phù phiếm m ng ời, không nói hai lưỡi, không tham lam, không sân hận, không tà kiến) thuộc giới học mở rộng phạm vi của ngũ giới.

- Giáo lý nhân quả đến với quần chúng với ý nghĩa khái quát như: "ở hiền thì gặp lành", "gieo gió thì gặt bão", "gieo nhân gì gặt quả ấy", "sống gởi thác về", "sau đời sống này còn các đời sống khác tiếp nối", "ăn ở nhân đức thì có quả tốt trong hiện tại và mai sau, ăn ở độc ác thì đọa khổ"...

Niềm tin nhân quả bắt rễ sâu vào lòng quần chúng giúp quần chúng giữ mình sống lương thiện, tránh xa tham nhũng, móc ngoặc, lòng vị kỷ; yêu chuộng hòa bình, an lạc.

- Về giai tầng học thức, giáo lý định học của Phật giáo giúp quần chúng giữ tâm định tĩnh, sáng suốt trước các biến động của cuộc sống; giáo lý tuệ học soi sáng nhận thức chỉ hướng hành động tốt cho tự thân và xã hội.

- Đối với cấp lãnh đạo các triều đại, Phật giáo Việt Nam đã để lại một ảnh hưởng rất tích cực và to lớn mà bài khảo luận ngắn này sẽ điểm qua.

Sư Không Lộ (vị quốc sư đời Lý Thái Tông):

Trong bài thi cảm "Ngôn hoài" sư viết:

"Trạch đắc Long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư"
(Thơ văn Lý Trần, Viện khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, 1977, tr 385)

Tạm dịch:

Chọn nơi địa thế đẹp mà ở
Vui thú tình quê quên sớm trưa
Có lần lên đỉnh núi cao
Kêu dài một tiếng lạnh không gian.

Chọn đất đẹp mà ở là ý nghĩa chọn địa thế thiên nhiên đẹp vừa là chọn nét đẹp của tư tưởng, tâm hồn. "hàn thái hư" như có nhà nghiên cứu sử đã bảo, là làm lạnh cái kiểu khí xưng đế của phương Bắc. Chẳng những thế, quốc sư Không Lộ tự cái tên của sư là đã nói lên con đường sống vô ngã của Phật giáo Việt Nam; tiếng nói vô ngã của Phật giáo vốn làm tê lạnh các hệ tư tưởng nhị nguyên đầy ngã tính. Tiếng nói vô ngã ấy đã là nhân tố khơi dậy sức mạnh đoàn kết và tự cường của dân tộc làm cóng lạnh đoàn quân hung hãn Nguyên Mông.

Thiền sư Pháp Thuận (từ đời Lê Đại Hành qua Lý):

Sư có học vấn uyên bác, thường lui tới triều đình cố vấn các việc triều đình dưới đời Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ. Khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước thịnh suy như thế nào sư đáp:

"Quốc tợ như đằng lạc
Nam thiến lý thái bình
Vô vi cư diện các
Xứ xứ tức đao binh" (Thơ Văn Lý Trần... tập 1, tr 204)

Tạm dịch:

Ngôi nước như dây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi ngự cung điện
Đây đó hết đao binh.

Lời đáp của sư biểu lộ một tầm nhìn xa về lịch sử báo hiệu cho biết đất nước đang đi vào thái bình thịnh trị, vừa khuyên nhà lãnh đạo nên có thái độ xử thế "vô vi". Vô vi theo Phật giáo, là tích cực làm lợi ích cho dân cho nước mà tâm không vướng mắc tư dục, không tham ái, không chấp thủ. Được vậy thì đất nước sẽ hưởng thái bình lâu dài bền vững.

Thái độ sống ấy chính thiền sư thực hiện và bộc lộ qua hai vần thơ tiếp vận vần thơ của sứ Tàu Lý Giác: Lý Giác ngâm:

"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha"

Sư tiếp:

"Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi tranh ba"

Tạm dịch:

Song song ngỗng một đôi
Ngưỡng mặt ngó ven trời
Lông trắng phô dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi.

Đấy là hình ảnh biểu tượng Phật giáo đi vào cuộc đời, tích cực giúp đời mà không vướng ngại, không vướng mắc đời, như lông trắng và chân hồng của đôi ngỗng trên dòng nước.

Thiền sư Vạn Hạnh, cố vấn vua Lý Thái Tổ:

Sư đã giáo dục Lý Công Uẩn mở ra cơ nghiệp nhà Lý, bài thơ của sư thường được các nhà nghiên cứu Văn học Phật giáo Việt Nam nhắc đến là:

Thị chúng:

"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô."
(Việt Nam PG sử lược, TT.Mật Thể, Minh Đức xuất bản, Huế, 1960, tr 120)

Tạm dịch:

Nói cho chúng Tăng biết:

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi thu lại khô
Gẩm cơn suy thịnh lòng không sợ
Thịnh suy đầu cỏ hạt sương phô.

Dưới mắt của thiền sư Vạn Hạnh, dòng đời thì vô thường thân người thì mỏng manh, vận hưng thịnh suy của xã hội cũng theo dòng nhân duyên ấy mà trôi chảy. Thấy rõ sự thật ấy, lòng sư thanh thản chấp nhận, không lo âu, sợ hãi. Do lòng không sợ hãi mà thiền sư tự tại hành xử việc đạo, việc đời, tích cực lo cho nước, cho dân.

Có ý kiến cho rằng cái nhìn vô ngã, vô thường là tiêu cực, đẩy đưa con người đến tâm lý bi quan, đến chủ trương hư vô hóa cuộc sống. Thực ra cái nhìn ấy có tác dụng ngược lại, nó giải phóng tâm lý cố chấp, vị kỷ, và mở ra tâm lý vị tha, không câu chấp, tâm lý bao dung và sáng tạo. Cái nhìn vô thường cũng thế, đưa đến thái độ tích cực chấp nhận cuộc sống trần thế, đánh thức dậy lòng nhân ái, không tham lam, không sân hận.

Thiền sư Thiền Lão (mất năm 1037):

Vua Lý Thái Tông mến mộ sư, một hôm đến viếng và mời sư ra cố vấn, vua hỏi:

"Sư ở đây bao lâu rồi?"

- Sư đáp:

"Chỉ biết ngày tháng này
Nào hay xuân thu qua".

(Đản tri kim nhật nguyệt,
Thùy thức cựu xuân thu).
(VNPG Sử luận, Nguyễn - Lang, 174, tr 175)

- Vua hỏi tiếp: "Sư ở đây hằng ngày làm gì?"

- Sư đáp:

"Trúc biết hoa vàng đâu phải cảnh ngoài
Trăng trong mây bạc hiện rõ hình"

("Túy trúc hình hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.")
(VNPG Sử luận, Nguyễn - Lang,...tr 239)

Lời đáp đã bộc hiện một tâm hồn sống không vướng bận các ý niệm về không gian hay thời gian, sống ngay trong hiện tại và tại đây, vì sự thật là chính cuộc đời này mà vắng bóng tâm vị kỷ, chấp ngã. Từ chổ thấy ấy, các thiền sư vào đời tùy duyên giúp đời.

Vua Lý Thái Tông (1000 - 1054):

Nhà vua đã cho dựng chùa Diên Hựu (chùa một cột) với kiến trúc dân tộc: hoa sen nổi trên mặt hồ. Bấy giờ có 4 đại khí để lại cho xứ sở: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Đỉnh Phổ Minh, và Tượng Quỳnh Lâm.

Vua tỏ ngộ Phật lý. Dưới đây là bài thơ nói lên sự tỏ ngộ của vua:

"Bát nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Qúa hiện vị lai Phật
Pháp tánh bản tương đồng"
(Thơ văn Lý Trần,... Hà Nội, tập I, tr 242)

Tạm dịch:

Trí tuệ giải thoát là vô ngã
Người vô ngã ta cũng vô ngã
Chư Phật trong ba đời
Thể tánh đồng vô ngã.

Chỉ với những tâm thức nhuần thấm vô ngã mới dễ có thái độ sống phóng khoáng, không câu chấp sự tướng, kiến giải, dễ phát tinh thần đoàn kết, hòa hợp, và lòng nhân ái vị tha.

Lý Thánh Tông (1054 - 1072):

Vị vua nhân ái, công minh, đã đại thắng quân Tống và bình định quân Chiêm. Vua đã lập Ỷ Lan, một thôn nữ, lên ngôi vị Thái Phi rồi Hoàng Hậu, và đã giao cho Thái Phi, quyền nhiếp chính (bấy giờ Ỷ Lan mới hơn 20 tuổi đời) lúc Vua cất quân phạt Chiêm.

Vua căn dặn Ỷ lan, như là lời cẩm nang để lại, rằng:

Điều quý mà trẩm học được từ Phật giáo là: "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định." (giữ tâm bất động giữa những cơn biến động. Lời căn dặn đã giúp Ỷ Lan thành công trong thời gian nhiếp chính.

Thời bấy giờ, Thái sư Lý Đạo Thành, nguyên soái Lý Thường Kiệt đều là những đại thần sùng Phật.

Thiền sư Ngộ Ấn:

Thiền sư Ngộ Ấn đã diễn đạt cùng một sở đắc như các thiền sư Lý Trần khác, nhưng diễn đạt với một ngôn ngữ riêng và đặt biệt:

"Diệu tính hư vô bất khả phan
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn"
(VNPG Sử luận, Nguyễn Lang,... tr 202)

Tạm dịch:

Thực tính là vô tính (như hư vô) khó nắm bắt
Nếu lẽ ấy thì đến không khó
Ngọc thiêu trên núi sắc thường tươi
Sen nở trên lò lửa mà vẫn thắm.

Những tư duy "logic" thì không đặt chân đến được các vần thơ trên. Những chủ trương cụ thể, thực tế theo lối chấp ngã hẹp hòi cũng trở nên xa lạ với lời lẽ của thiền sư Ngộ Aán, nói riêng, và xa lạ với ngôn ngữ thiền Việt Nam nói chung. Những tư duy siêu hình theo kiểu siêu hình học phương Tây lại càng xa lạ hơn nữa đối với các vần thiền thi ấy.

Từ nhận thức vô ngã đó, người đời và các thiền sư rộng đường hành xử để đạt được mục tiêu đem lại an lạc, thái bình và hạnh phúc cho nhân dân, xứ sở, xây dựng con người và xã hội đầy tính người và tình người.

Thiền Sư Thông Biện và Thường Chiếu:

Theo tài liệu Phật giáo sử của Nguyễn Lang (VNPG Sử luận, tập I) hai vị thiền sư này muốn xiển dương con đường thật sự thiền định của Phật giáo Việt Nam, hai vị đã đặt Tịnh độ và Mật tông ngoài tập Thiền Uyển Tập Anh, ngoài hệ giáo lý truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Điều đó gợi cho chúng ta một số suy nghĩ liên hệ đến các lý do suy vong, của thời cuối đời Lý và cuối đời Trần. Có một sự kiện lịch sử khiến chúng ta phải ưu tư là khi mà Tịnh độ tông và Mật tông phát triển mạnh cuối đời Lý và cuối đời Trần thì hầu như sức mạnh tự cứu tự lực, tự cường, tự tri bị khuất lấp, dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam từ đó đi lần vào suy yếu theo chiều suy tàn của hai triều đại ấy. Khi thái phi Ỷ Lan hỏi sư Thông Biện về gốc gác của Phật giáo Việt Nam, sư đã nêu rõ đạo Phật Việt Nam xuất hiện trước Phật giáo Trung Hoa. Ở đây có tiết ra một tình tự dân tộc từ những dẫn chứng sử liệu Phật giáo Việt Nam của sư Thông Biện.

Trần Thái Tông:

Khi nhà vua bỏ ngôi báu trốn vào núi Yên tử xuất gia, thiền sư Viên Chứng khuyên vua rằng: "Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta". Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện thì đó là Phật.... Đã làm vua thì không còn có thể theo ý riêng của mình được nữa. Phải lấy ý muốn của muôn dân làm ý muốn của mình, phải lấy lòng dân làm một lòng của mình. Nay dân muốn vua về, thì vua không về không được".

Vâng lãnh lời dạy của thiền sư, vua Thái Tông đã trở về vương vị, vừa nhiếp chính, vừa học, vừa tu niệm giải thoát. Vua là vị vua đầu tiên của Việt Nam phục vụ nhuần nhuyễn hai mặt đạo và đời, mở ra hướng đi cho Phật giáo Việt Nam.

Nội dung các tài liệu biên soạn của Trần Thái Tông, như Thiền Tông chỉ nam, Khóa Hư lục, Kim Cương tam muội kinh chú giải, Lục thời sám hối khoa nghi, Bình đẳng lễ sám văn, Thi tập, nêu rõ giáo lý rất truyền thống của Phật giáo là Giới, Định, Tuệ, Ba pháp ấn với cái nhìn rất thoáng của Đại thừa. Tiêu biểu như đoạn trích dẫn sau đây trong bài Phổ Khuyết Sắc Thân (Khóa Hư Lục):

".... Nếu chưa đạt tâm Phật, và ý Tổ thì trước hết phải trì giới niệm kinh. Đến khi đạt tới trình độ Phật cũng không mà Tổ cũng không thì còn giới nào cần trì, kinh nào cần niệm? Lúc đó thì dù cư trú trong thế giới ảo sắc mà thật ra là đã cư trú trong thế giới chân sắc, ở trong phàm thân mà kỳ thực đã ở trong pháp thân".

Trình độ thấy biết Phật cũng không mà Tổ cũng không là trình độ rời khỏi ý niệm về mọi ngã tướng đi vào chánh niệm chánh tưởng vô ngã mà mỗi người có thể tự thể hiện trên đời này.

Tinh thần giáo lý cốt lõi được vua giới thiệu vẫn là vô ngã tướng, vô ngã tưởng.

Tuệ Trung Thượng Sĩ:

Thượng sĩ là tướng đời Trần, sống đời sống gia đình, đắc pháp thiền với thiền sư Tiêu Diêu, về sau là bậc thầy dạy đạo thiền cho vua Trần Nhân Tôn. Qua tập Tuệ Trung Thượng sĩ Ngữ Lục, ngôn ngữ của Thượng Sĩ siêu việt, cao vời bậc hiện một sở chứng thâm trầm về thiền định và trí tuệ giải thoát.

Một vị Tăng hỏi Thượng Sĩ: "Thế nào là pháp thân thanh tịnh?" Thượng Sĩ đáp:

Ra vào đống phân ngựa
Nghiên tầm vũng nước trâu"
(VNPG Sử luận......tr 284)

Lời đáp là một ngôn ngữ thiền đánh thức vị Tăng. Pháp thân thanh tịnh thì vô ngã, ở ngoài ngôn ngữ diễn đạt. Hỏi hay trả lời về thực tướng vô ngã tướng sẽ rơi vào thế giới khái niệm của ngã tướng, ngã tướng làm cấu uế tâm thanh tịnh (chân tâm). Vì vậy, nên Thượng Sĩ bảo:

"Ra vào đống phân ngựa
Nghiên tầm vũng nước trâu"

Vị Tăng hỏi tiếp: "làm thế nào để thể nhập?"

Sư đáp: "Bỏ hết khái niệm sạch, dơ thì tự khắc đó là pháp thân trong sạch".

Thượng sĩ đã chỉ rõ lối vào thực tướng cho vị Tăng là đơn giản buông bỏ các khái niệm về ngã tướng, ngã tính. Trên thực tế, để buông bỏ tập quán tư duy hữu ngã, hành giả phải trãi qua một chặng đường tu tập Giới, Định, Tuệ để loại trừ tham ái (dục ái, hữu ái, vô hữu ái).

Lời đáp trên của Thượng sĩ phù hợp chặt chẽ với lời dạy của đức Phật được kiết tập trong Nikàya và A-hàm, vừa gián tiếp giới thiệu vô ngã tướng qua một thứ ngô ngữ đầy sáng tạo.

Cuộc đời dung tục, tích cực, phóng khoáng và giải thoát của Thượng Sĩ là một sự biểu hiện của một tâm hồn giác ngộ vô ngã tướng ấy. Sở đắc, sở chứng của Thượng Sĩ đã được truyền thụ qua Vua Trần Nhân Tôn, đệ nhứt tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.

Trần Nhân Tôn (1258 - 1335):

Vua Trần Nhân Tôn ở ngôi vua từ năm 12 tuổi, đến năm 36 tuổi lên làm Thái Thượng Hoàng 5 năm rồi xuất gia được 10 năm thì tịch. Thời gian tại vị, vua cùng các danh tướng nhà Trần hai lần đại phá quân Nguyên - Mông xâm lược. Vua xuất gia tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử với đạo hiệu Hương Vân đầu đà, nhân dân thường tôn kính gọi sư là Điều Ngự Giác Hoàng. Điều Ngự mở ra dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam và trở thành sơ Tổ Trúc Lâm.

Sinh thời Điều Ngự chủ trương thống nhất tam giáo (Phật-Lão-Nho) để thống nhất ý chí của toàn dân. Sứ thần Ngô Sĩ Liên, dủ thiên Nho học, cũng đã có nhận định rất tốt về Điều Ngự: "Nhân Tôn trên thì thờ Tử Cung để tỏ đạo hiếu, dưới thì dùng người hiền lập nên võ công, nếu không phải là bậc nhân minh anh vũ thì sao được như thế?" (VNPG Sử luận, tr, 301)

Đời sống phạm hạnh của Điều Ngự thì nghiêm tịnh, nhưng tư tưởng thì rất phóng. Điều Ngự đã để lại nhiều sáng tác phẩm và tư tưởng Phật học Việt Nam đời Trần và cả cho nhiều thế kỷ Phật giáo Việt Nam về sau như:

- Thiền Lâm thiết chủy Ngữ Lục,

- Trúc Lâm Hậu Lục,

- Thạch Thất Mị Ngữ,

- Đại Hương Hải Ấn thi tập,

- Tăng già Toái sự,

- Cư Trần lạc đạo (thi):

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".
(VNPG Sử luận...tr, 316)

Tạm dịch:

Sống đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt nghĩ liền
Châu báu trong nhà đừng chạy kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Theo kinh nghiệm chứng ngộ của Điều Ngự, với tâm vô trước (vô tâm) thì toàn thể cuộc đời là đạo. Tâm vô trước ấy là tâm thiền. Khi thiền tâm có mặt, thì toàn thể cuộc sống là thiền. Con đường đến với đạo, với thiền tâm là con đường quay trở về tự thân, trở về với tâm niệm vô chấp, vô ngã. Đây là tông chỉ của thiền định, và của thiền định Phật giáo Việt Nam, rất thiết thực và rất nhân bản.

Trước giờ viên tịch Điều Ngự nói lên bài kệ dạy chúng rất là truyền thống Phật giáo và rất duyên sinh:

"Nhất thế pháp bất sinh
Nhất thế pháp bất diệt
Nhược nhơn như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu".
(VNPG Sử luận...,tr,333)

Tạm dịch:

Mọi pháp đều không sinh
Mọi pháp đều không diệt
Nếu hiểu rõ như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến, đi gì?"

Qua bài kệ thị tịch ấy, chúng ta hiểu rằng các ngã tướng (các pháp) đều do các nhân duyên mà sinh và do các nhân duyên mà diệt. Chỉ các nhân duyên đến hay đi, nào có mặt sự sinh diệt của các ngã tướng ấy. Thực pháp thì cũng vô minh vì nó vô ngã tướng. Nếu hiểu rõ hết thảy pháp đều là pháp giới duyên khởi thì liền thấy rõ pháp tánh và thấy pháp tánh là thấy Phật vậy.

Đối với Điều Ngự, và đối với các tu sĩ Phật giáo mà Điều Ngự mong ước các vị thấy rõ vô ngã pháp, thì sinh diệt không phải là vấn đề vướng bận. Vấn đề chính là sự liễu ngộ lẽ duyên sinh, vô ngã, liễu ngộ thực tướng, vô tướng.

Do liễu ngộ vô ngã mà lìa xa hết tham, sân, si lìa xa mọi nhân khổ đau, tự thân được hạnh phúc giải thoát ngay trong hiện tại. Do liễu ngộ vô ngã mà phát khởi tâm đại từ, đại bi cứu giúp trần thế. Do liễu ngộ vô ngã mà có thái độ vô chấp, dễ dàng hể hiện đoàn kết, thống nhất các dị biệt.

Trên đây là một số nét tư tưởng điển hình của Phật giáo Lý Trần. Nếu tiếp tục khảo cứu các công trình sáng tác, thi ca, kệ thiền khác của đời Trần Lý thì chúng ta sẽ tìm thấy cùng một nội dung tư tưởng ấy. Nội dung đó là sở đắc, sở chứng của các thiền sư. Sở đắc sở chứng của các thiền sư là sự sinh khởi trí tuệ nhận sự thật rằng mọi hiện hữu đều không có tự ngã. Vì sự thật chỉ có một, nên sở đắc, sở chứng chỉ một, dù được diễn đạt dưới nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau.

Tại đây, có ý kiến cho rằng dân tộc Việt nam đang mong chờ Phật giáo Việt Nam đóng góp cụ thể bằng tài sản, của cải, sức lực, kiến trúc, điêu khắc... hơn là các tư tưởng về vô ngã, từ bi và thiền định trừu tượng và siêu hình ấy.

Chúng tôi thiết nghĩ rằng cái giá trị cao hơn những công trình kiến trúc, điêu khắc... là những gì mà các công trình ấy nói lên. Cái giá trị cao hơn những gì ấy đã được nói lên là chính thành quả mà xã hội thể hiện những gì ấy vào cuộc sống. Nhìn vào những thành quả Phật giáo Việt nam đã đóng góp vào lịch sử đời Lý, Trần chúng ta sẽ nhận ra giá trị tích cực cụ thể của cái những gì ấy.

Viết về chiến thắng quân Nguyên Mông đời Lý Trần, Viện sử học Hà Nội ghi:

- "Các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo đã làm cho đất nước thân yêu của chúng ta nhiều lần xơ xác tiêu điều. Nhưng mỗi lần như vậy sức mạnh Việt nam lại trỗi dậy chiến thắng và phục hồi mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất, đưa dân tộc ta tiến lên những bước nhảy vọt kỳ diệu. Thời đại Lý, Trần là một trong những giai đoạn điển hình như vậy". (lời tựa của tập Xã hội Việt Nam thời Lý, Trần, Hà Nội, 1981)

- "Sự kiện lịch sử kỳ diệu ấy đã làm cho nhiều nhà sử học tiến bộ trên thế giới khi nghiên cứu về Việt Nam mong muốn làm sáng tỏ nguồn gốc nảy sinh ra chiến công lừng lẫy đó, tức là tìm xem nó đã nảy sinh ra trên một cơ sở kinh tế, xã hội nào? Nó là sản phẩm của một cuộc sống tinh thần, vật chất như thế nào?" (lời tựa của tập Xã hội Việt Nam thời Lý, Trần, Hà Nội, 1981)

Nếu kết luận rằng sức mạnh chiến thằng quân Nguyên Mông, thời Trần là sức mạnh vật chất, thì nhiều nước ở Châu Âu và nhà Tống (Trung Hoa) không có sức mạnh vật chất đó sao mà vẫn thảm bại trước quân Nguyên Mông?

Nếu nói sức mạnh đó là sức mạnh tinh thần của Nho, Lão thì đó là sức mạnh đích thực của nhà Tống tại sao nhà Tống lại đại bại trước đại quân Nguyên Mông?

Kết luận sau cùng về yếu tố quyết định chiến thắng quân Nguyên Mông thời Trần phải là sức mạnh tinh thần của Phật giáo Việt Nam. Hẳn nhiên là sức mạnh tinh thần ấy đi đôi với sức mạnh tinh thần dân tộc, cộng với sức mạnh quốc phòng và kinh tế của xã hội ta.

Đó là những gì mà bài viết thô thiển này muốn đề cập./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2019(Xem: 4100)
Làm người quét lá dễ không? – Không dễ. Nếu dễ thì thiên hạ tranh nhau xuất gia, vào chùa hết rồi. Thiên hạ đã không làm như thế, bởi thú vui, dục lạc ở đời hấp dẫn hơn nhiều so với đời sống chay tịnh, lặng lẽ ở thiền môn. Những gì người thế tục đam mê theo đuổi thì người xuất gia tự nguyện từ bỏ. Nào là tiền bạc của cải, nào là sắc đẹp, danh thơm… nào là ăn ngon mặc đẹp, nào là ngủ nghỉ ngon giấc với nệm ấm chăn êm. Người đời chạy theo, người tu từ bỏ.
26/09/2019(Xem: 14985)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
26/09/2019(Xem: 6087)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
26/09/2019(Xem: 3287)
Thu đã sang mà lá chưa vàng. Những cành cao vẫn còn sum sê tán lá. Thời tiết có vẻ bất thường. Vài ngày trời nóng bức rồi lại vài ngày trời giá lạnh. Làn gió thu thổi hắt sương khuya vào cửa sổ làm rùng mình người dậy sớm. Chung trà độc ẩm, hoài niệm những mùa thu cũ. Nhớ những bạn bè, tri âm. Nhớ những ngày dài lao lung trong ngục thất chỉ vì lên tiếng chống lại điều ác. Điều ác, kẻ ác, giờ càng tăng nhiều hơn, tưởng chừng lấn áp hết lẽ thiện ở đời. Lặng nhìn bầu trời mờ mịt mây xám giăng. Có tiếng chim lạc lõng rơi vào thinh không làm chùng xuống nỗi buồn.
11/09/2019(Xem: 3173)
Ngày cuối tuần đầy hạnh phúc cho những người có giấc ngủ no say . Chủ Nhật tôi lại cần đồng hồ thức giấc để sửa soan đến Chùa Phổ Từ Ngồi điểm tâm lát bánh mì với bơ đậu phụng , kèm theo tách cà phê , tôi thấy tinh thần sảng khoái dù mở mắt hơi sớm , tuy còn 2 tiếng nữa mới ra khỏi nhà
10/09/2019(Xem: 10179)
Nghệ nhân Thiền Sư Thanh Trí Cao, Đạo hiệu Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, là một con người đa tài trên nhiều lãnh vực văn hóa nghệ thuật, một nhà thơ lớn của Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Những bài thơ của Hòa Thượng đã được những nhạc sỹ tên tuổi phổ nhạc, trở thành những bài Đạo Ca trong những dịp lễ lạc của Phật Giáo không thể thiếu vắng: Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền, Mẹ Là Phật, Phật Giáo Sứ Mệnh Hoà Bình, Thiền Hành, Chân Tâm Tỏ Bày... Nhà thơ Thanh Trí Cao đã đem đạo vào đời xuyên qua con đường của thi ca nghệ thuật, dâng hiến đến cho đời những đóa hoa giác ngộ tươi đẹp.
28/08/2019(Xem: 18902)
Bác Đào Văn Bình vừa gởi cho con một bài nhạc Phật mà bác đã sáng tác từ trong Trại Tù Hà Tây (Bắc Việt). Trước tấm chân tình đó, con viết lên bài thơ: Tịnh Độ Nằm Ở Trong Ta xin kính tặng bác và luôn xem bác như là một thiện tri thức trên con đường tu tập. Con: TT Tịnh Độ chẳng phải đâu xa Tâm ta thanh tịnh thấy ra rõ ràng Dù trong tù ngục bất an Vẫn không nhuốm bụi trần gian não phiền
27/08/2019(Xem: 10528)
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ… Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy kiểu tốc hoạ thì thế như dường là đủ. Không, chưa đủ. Vậy thì nghe thêm giọng nói Nam bộ đặc biệt của anh. Hay là thêm khuôn mặt tròn, và đôi mắt thơ ngây…
27/08/2019(Xem: 10790)
Tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, người vừa ra mắt tập thơ thứ 13, “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian,” hôm 24 tháng 8 năm 2019, tại một quán cà phê trong vùng Little Saigon. Trông anh gầy đi sau nhiều lần giải phẫu tim và phải nằm tại viện điều dưỡng để được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Nhưng nụ cười trên môi anh vẫn không hề suy suyển dù đôi mắt ngày càng ẩn kín sâu hơn trong cặp kính dày cộm. Cầm tập thơ mới tinh còn nóng hổi mà anh tặng, đang nhìn chầm chập vào hình b
17/08/2019(Xem: 3169)
Âu Châu nầy mỗi năm có 4 mùa rõ rệt. Đó là Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mùa Xuân thường bắt đầu sau những tháng ngày lạnh giá của tháng Giêng, tháng Hai... Lúc ấy cây cỏ xanh tươi, cây cối đâm chồi nẩy lộc và muôn hoa đua sắc thắm. Chim đua nhau chuốt giọng trên cành, ong bướm tha hồ bay liệng đó đây để đón Chúa Xuân sang. Khung cảnh ở đây mấy mươi năm nay đều như thế. Mùa Hè bắt đầu với những đêm hầu như không bao giờ tối, và những ngày mới bắt đầu đón nhận ánh thái dương có khi từ hai hay ba giờ sáng cũng là chuyện thường tình. Nghe đâu ở Na Uy, thuộc miền Bắc của Âu Châu nầy, nhiều ngày mùa Hạ không có đêm tối. Nghĩa là khi mặt trời vừa lặn ở phía Tây thì kế đó mặt trời lại mọc lên ở phía Đông liền, khiến cho ai đó mới đến xứ nầy cũng sẽ ngỡ ngàng không ít.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]