Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Khoa Học Xác Nhận Sức Mạnh Của Niềm Tin Trong Việc Chữa Trị Các Bệnh Tật

13/12/201018:31(Xem: 15668)
II. Khoa Học Xác Nhận Sức Mạnh Của Niềm Tin Trong Việc Chữa Trị Các Bệnh Tật

 

Y học Đông phương chú trọng đến sức khỏe toàn diện của con người, gồm cả phần thể chất lẫn tinh thần, và chú trọng đến sự chữa trị toàn diện phần tâm linh lẫn phần cơ thể.

Cầu nguyện để chữa trị các bệnh tật là điều rất thông thường trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Tây Tạng. Các vị tăng sĩ Mật tông phụ trách chữa trị bệnh tật thường hướng dẫn người bệnh tụng chú, đọc kinh và cầu nguyện chư Phật gia hộ cho chóng lành mạnh sau khi chẩn đoán bệnh tật và cho bệnh nhân uống thuốc.

Có điều đặc biệt ở đây là, y khoa hiện đại của Tây phương đã bắt đầu chú trọng đến hiệu quả tốt đẹp của sự cầu nguyện trong việc chữa trị các chứng bệnh về tinh thần lẫn thể chất. Nhiều trung tâm chữa trị bệnh tật đã phối hợp lối chữa trị qua thuốc men và các dụng cụ y khoa hiện đại với Thiền quán cùng với cách tạo cho bệnh nhân một nếp sống thoải mái mà họ có thể cảm nhận được tình thương yêu của các bác sĩ cũng như các y tá chăm sóc họ.

Bác sĩ Herbert Benson thuộc trường Đại học Y khoa Havard thuộc tiểu bang Massachussetts còn tiến xa hơn trong vấn đề này, đã đề nghị áp dụng sự cầu nguyện trong việc chữa trị nhiều loại bệnh tật, làm cho cuộc sống trở nên vui tươi hơn khi thực hành các chương trình làm gia tăng sức khỏe cũng như cách làm thay đổi thái độ để chúng ta trở nên vui tươi, lành mạnh, tích cực và thành công hơn trong đời sống hằng ngày.

Bác sĩ Benson đã nhiều lần cử các toán chuyên viên nghiên cứu đến vùng núi Hy-mã-lạp sơn, nơi tu tập của các vị thầy Mật tông Tây Tạng để nghiên cứu các phép thần thông do các vị Mật sư thực hành và dạy dỗ cho các môn đệ.

Năm 1985, dưới sự điều hành của bác sĩ Benson, Viện Đại học Y khoa Havard đã cử một toán chuyên viên đến Hy-mã-lạp sơn để quay phim cùng tìm hiểu về pháp môn Tam-muội hỏa (Tummo), một trong sáu phép thần thông đã được diễn tả trong tác phẩm The Six Yogas of Naropa (Sáu phép thần thông của ngài Naropa) do các vị Mật sư Tây Tạng truyền dạy cho các đệ tử ở các vùng núi tuyết.

Trên đỉnh núi cao hơn 5.000 mét, vào ngày 25 tháng 2 năm 1985, 10 vị thầy Tây Tạng với những tấm áo tu sĩ mỏng manh trên người đã ngồi thành vòng tròn và thực hành pháp môn làm gia tăng nhiệt độ cơ thể trong cái lạnh cắt da âm 18oC. Họ ngồi yên lặng và bất động trong 8 giờ đồng hồ. Bác sĩ Benson cho biết rằng, nếu chúng ta ngồi ngoài trời lạnh, trong điều kiện khí hậu như thế, thì chỉ trong một thời gian rất ngắn sẽ phải run lên bần bật và sau đó chắc chắn cái chết sẽ đến. Dữ kiện đặc biệt nói trên - khả năng ngồi ngoài trời băng giá không cần áo quần giữ ấm - khi thực hành pháp môn tu tập đặc biệt của quý vị tăng sĩ Lạt-ma Tây Tạng theo pháp môn Tam-muội hỏa là một trong các chứng cứ hỗ trợ cho lý thuyết của ông về việc chữa trị bệnh tật bằng sự phối hợp giữa niềm tin tôn giáo và các phương pháp trị liệu hiện đại.

Các vị y sĩ thuộc Mật tông Tây Tạng đã nhận thấy có sự tương quan giữa phương pháp trì chú, niệm Phật và cầu nguyện rất linh nghiệm và huyền diệu của Mật tông Tây Tạng với các khám phá mới mẻ nói trên của y khoa hiện đại, có thể giúp chúng ta chữa trị các bệnh tật, chuyển hóa mọi sự khổ đau thành an vui hạnh phúc và sống cuộc đời lành mạnh vui tươi.

Các phần sau đây sẽ lần lượt trình bày cách thức phối hợp thực hành tu tập và cầu nguyện trong Phật giáo, rất giản dị nhưng nếu kết hợp tốt phương pháp của các vị thầy Tây Tạng cũng như phương pháp được một số các bác sĩ y khoa hiện đại khuyến khích thực hành có thể giúp ta chữa trị các bệnh như huyết áp, đau tim, đau ngực, đau đầu; các chứng bệnh thần kinh như sợ hãi, bất an, mất ngủ; cũng như các khổ đau khác trong đời sống. Chỉ cần chúng ta thành tâm thực hành đúng cách, chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2013(Xem: 3446)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
22/06/2013(Xem: 3547)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng. (Thiên Hương).
22/06/2013(Xem: 6277)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó. Trong lúc ở đây, tại thế giới này, chúng em vẫn còn tưởng nhớ, vẫn cảm nhận những yêu thương vời vợi mà chị đã để lại trong đời sống ngắn ngủi của chị, và vẫn nghe trong tâm mình những khắc khoải đớn đau ...
22/06/2013(Xem: 3685)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.
22/06/2013(Xem: 3094)
Tôi đã đi trên con đường này không biết đã bao nhiêu buổi sáng. Có buổi thành phố còn đang ngái ngủ, chỉ có những chiếc xe rửa đường rì rào lăn bánh, có buổi những toà cao ốc còn tắm đẫm sương đêm làm hai hàng mi long lanh những hạt nước trong suốt của hơi lạnh mùa đông. Và có những buổi như sáng nay, đường phố ngập những chiếc lá vàng và những hàng cây hai bên đường xôn xao đổ lá. Tự dưng, tôi nghe hồn mình chùng xuống vì một thoáng nhớ xa xôi.
21/06/2013(Xem: 2851)
Tháng 12, khi tui còn đi chơi lòng vòng. Sở làm dọn sang địa điểm mới. Ngày bắt đầu đi làm nơi mới cũng hơi bỡ ngỡ. Được cái chỗ làm mới ngay trung tâm thành phố. Đi một chuyến xe lửa 12 phút đã tới, mỗi ngày tiết kiệm được 50 phút cho 2 chuyến xe trams từ City xuống nơi làm cũ và trở về. 50 phút nhiều lắm chớ bộ. Nhưng...
28/05/2013(Xem: 3479)
Ai thật sự đã làm đời bạn khác đi? Hãy thử trả lời đôi điều dưới đây: - Hãy kể tên năm người giàu nhất trên thế giới. Hãy kể tên vài người đoạt vương miện hoa hậu hoàn vũ mấy năm gần đây nhất. Hãy kể tên 10 người đã đoạt giải Nobel hoặc giả Pulitzer
28/05/2013(Xem: 3294)
Cứ mỗi tháng tư, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn cố hữu, đó là không biết mùa xuân mới liệu có thể như mùa xuân rồi hay không. Cảnh vật trông như hoang phế, từ bầu trời, những ngọn đồi đến các cánh rừng tuyền một màu xám, giống như nước sơn lót trên vải của những bức tranh nghệ thuật khi chưa thành kiệt tác.
28/05/2013(Xem: 3454)
Một ngày nọ, hai cậu bé đang chơi đùa thì một bà tiên xuất hiện trước mặt và nói: “Ta tặng cho các cháu món quà năm mới” Bà trao cho mỗi đứa một gói quà và biến mất. Carl và Philip mở những gói quà ra và thấy trong đó là những quyển sách xinh đẹp, những trang giấy trắng tinh như tuyết khi lật trang đầu tiên.
14/05/2013(Xem: 3030)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]