Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Freud Và Những Nhà Tâm Lý Khác

13/12/201018:12(Xem: 14177)
II. Freud Và Những Nhà Tâm Lý Khác

 

Theo Freud thì tất cả mọi sinh hoạt của con người đều nhằm vào việc thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ông ta cho rằng con người giống như một cái máy được vận chuyển bằng sức sống, một năng lực thúc đẩy con người thỏa mãn những nhu cầu ăn uống, tình dục.v.v... mà ông gọi là libido. Theo Freud, con người vốn ích kỷ và liên hệ qua lại với kẻ khác chỉ nhằm thỏa mãn những ham muốn của bản năng. Khi các dục vọng, các ham muốn này được thỏa mãn thì các sự căng thẳng trong người bớt đi, nhờ đó họ có cảm giác sung sướng hay là sự khoái lạc. Như thế, khoái lạc là một sự thích thú người ta có được qua sự xả bớt những căng thẳng, khó chịu do những thúc bách đòi hỏi về thực phẩm, dục tình v.v... tạo ra. Năng lực thúc đẩy con người thực hiện những thỏa mãn thể chất căn bản đó gọi là xung động bản năng. Freud gọi là cái đó hay là nó (Id).

Freud cho rằng chính sự đè nén quá mức dục tính và sự hung hăng bẩm sinh đã đưa đến các chứng bệnh tâm thần. Ông ta nói đó là cái giá mà nền văn minh phải trả.

Nhiều nhà phân tâm ngày nay không còn cho rằng tính dục có một địa vị ưu thế như trước đây, nhưng họ vẫn dùng lý thuyết của Freud làm căn bản trị liệu. Còn các chuyên viên tâm lý thuộc nhiều trường phái khác nhau, nói một cách tổng quát, đều chú tâm làm cho cái ngã (ego) bất bình thường trở nên lành mạnh và sinh hoạt bình thường trở lại.

Nhiều người đã không đồng ý với Freud về sự chú trọng quá nhiều đến xung động bản năng, nhất là sự quá chú trọng đến vai trò của dục tính và nhân cách bất bình thường (bệnh hoạn). Carl Jung (1875-1961) ban đầu tin theo Freud nhưng sau đó lập nên một trường phái mới, chú trọng đến ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong đời sống tâm lý con người. Khác hẳn với Freud, ông ta cho rằng libido không phải là sức mạnh tính dục thúc đẩy sinh hoạt con người. Theo ông, libido chỉ là năng lượng tâm lý.

Jung phân chia con người làm hai loại: hướng nội (trầm tư, hay tự vệ và nghi ngờ) và hướng ngoại (thích ra ngoài, hướng về xã hội và thích phiêu lưu). Ông có cái nhìn tích cực về con người và cho rằng nỗ lực của con người thường hướng đến việc hoàn thành những điều tốt đẹp làm cho cuộc sống họ vui sướng khi đạt được những điều mong ước. Những điều mong ước ấy lại phát xuất từ vô thức tập thể (collective unconciousness), chứa đựng rất nhiều thứ mà ý thức không biết đến. Ông cũng hoàn toàn khác với Freud khi chủ trương chính sức mạnh của các huyền thoại (myth) trong các nền văn hóa biểu lộ qua những hình ảnh mẫu (archetype) như hình ảnh của bậc đạo sư, người trinh nữ, kẻ anh hùng, người hiệp sĩ, đứa bé thơ ngây.v.v... tạo nên những phản ứng nơi chúng ta, khơi dậy những xúc cảm và thúc giục ta hành động theo chiều hướng nó mời gọi.

Trường phái của Jung đang phát triển mạnh ở Hoa Kỳ qua các công trình nghiên cứu và trình bày về sức mạnh của huyền thoại của cố giáo sư Joseph Campbell cùng những nhà tâm lý chú trọng đến sự biểu lộ nam tính qua những phong trào nam nhân (men’s movement).

Sau Jung, các nhà tâm lý học Tân thời đại (New Age) như Erich Fromm (1900-1980), Carl Roger (1902-1987), Abraham Maslow (1908-1970) ... thường nhấn mạnh sự tích cực của đời sống con người khi chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần.

Nhiều nhà phân tâm và tâm lý trị liệu đã tìm đến thiền và thiền trình bày cho họ thấy, chỉ rõ cho họ biết, giúp họ có kinh nghiệm và sống được với niềm an vui trong sáng bao la. Nói theo thiền sư Suzuki là: “Thiền là nghệ thuật nhìn vào tánh tự nhiên của mình, là con đường từ khổ đau đến tự do. Thiền giải phóng các năng lực vướng kẹt của ta. Thiền giúp ta khỏi hóa điên hay tàn tật, cùng giúp ta biểu lộ khả năng hạnh phúc và thương yêu.” Hay nói một cách thơ mộng hơn theo thiền sư Thường Chiếu là:

Đạo vốn không nhan sắc,
Mà ngày thêm gấm hoa.
Trong ba ngàn cõi ấy,
Đâu chẳng phải là nhà?

Đạo bản vô nhan sắc,
Tân tiên nhật nhật khoa.
Đại thiên sa giới ngoại,
Hà xứ bất vi gia?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2019(Xem: 12373)
Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa
24/06/2019(Xem: 14211)
Nhận được tập thơ VỀ NGUỒN, tập thơ thứ 7 của thầy Minh Đạo gởi tặng, tôi rất thích vội ghi ngay vài cảm nhận về cách nhìn những hiện tượng trong đời sống qua thiền vị mà Thầy đã thể hiện trong tập thơ. Tiện đây tôi xin giới thiệu vài nét về Thầy, mặc dù biết ý Thầy thích sống lặng lẽ, không muốn nói về mình… Trong lĩnh vực thư pháp (chắc nhiều người đã biết), thầy có phong thái riêng, với nét bút bay lượn đặc trưng không lẫn với ai cả… Trong hội họa với trên 100 bức tranh còn lại trong không gian tĩnh lặng nhà Thầy sau những lần triển lãm và hình như Thầy chuyên vẽ về thủy mặc, có phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển…Còn trong lĩnh vực thi ca Thầy viết nhiều đề tài, đa số theo thể thơ Đường luật …
23/06/2019(Xem: 3964)
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên, đến độ lòng chẳng có chút cắn rứt nào khi đã lỡ tạo ra những hậu quả xấu, làm khổ đau, thậm chí tổn hại đến sinh mệnh của kẻ khác.
19/06/2019(Xem: 8939)
Mọi luân lưu giữa cõi đời trần tục ? Không thể dễ dàng dùng trí suy lường . Ẩn tàng đâu đây....dung chứa bể ....tình thương, Mọi tạo tác phải chăng cần ....Tình, Lý ?
13/06/2019(Xem: 4514)
Lặng nhìn con sóng thịnh suy... Chẳng biết nguyên nhân gì chùa lại bị cháy. Vị sư trụ trì trầm tĩnh trước sự tình không thể nào cứu vãn rồi thản nhiên Ngài bước ra khỏi đám lửa. Một vị khách đi ngang qua và nói: ''Nhân quả gì đây,hay là do ăn ở mích lòng ai?'' Chú Sadi chẳng giải đáp được nên đến chỗ vị Sư hỏi: "Kính bạch Thầy,do nhân quả gì mà chùa ta lâm vào cảnh khổ, chùa bị đốt, người đi ngang qua buông lời không hay?"
08/06/2019(Xem: 4980)
Tôi ngỏ lời tán dương người ra đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Trường Trung học Thực hành thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM đã mạnh dạn trích một đoạn kinh Phật đưa vào đề thi chuyên văn, ngày 6-6-2019. Mặc dù nội dung câu này hay hơn nhưng chỉ được 4/10 điểm so với câu thứ hai có nội dung đơn giản hơn lại được 6/10 điểm, đề thi chuyên Văn này phản ánh nhu cầu sử dụng “lý trí” trong cách tiếp cận thông tin/ sự kiện và đánh giá giá trị chân lý của các thông tin, theo tinh thần Phật dạy.
20/05/2019(Xem: 4047)
Thử nhìn con người qua những giai tầng xã hội: Chí lớn mà tài kém, cả đời chẳng làm nên đại sự gì. Chí nhỏ tài cao, vào đời chỉ biết dọn đường mở lối cho tiểu nhân cầm cờ đứng lên. Chí nhỏ không tài, nhờ ranh ma qua mặt kẻ dưới, lòn cúi dua nịnh người trên, có thể được thành công (trên thương trường hay chính trường), chễm chệ ngồi trên chóp đỉnh vinh quang. Chí lớn tài cao mà không gặp thời vận, cũng trở thành kẻ bất đắc chí, lất lây một đời với nghèo khổ, bất hạnh; cố gắng bon chen để tìm một nấc thang nào đó trong xã hội thì bị đày đọa chèn ép bởi những kẻ bất tài, vô đức.
24/04/2019(Xem: 4528)
Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.
20/04/2019(Xem: 4978)
Thật là một Phước duyên khi tôi được Hoà Thương ban tặng cho tác phẩm này qua sự chuyển giao của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng nhân dịp Thầy tham dự đại lễ khánh thành chùa Minh Giác tại Sydney cùng với sự chứng minh của Hoà Thương Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác - Đức Quốc . Kính xin tri ân lòng từ bi của Thượng Tọa luôn muốn khuyến khích những người thích đọc sách về Phật Pháp và lịch sử VN nên đã không ngại cước phí để gửi đến tôi . Cũng được biết nhân đây Hoà Thượng cũng ban cho đại chúng một bài pháp thoại, và nhất là trong chuyến hoẵng pháp này HT Thích Như Điển đã đem đến cho Phật tử Úc Châu hai tài liệu rất hữu ích đó là : - ĐẶC SAN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO( 40 năm Viên Giác Đức Quốc - MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
14/04/2019(Xem: 4236)
Sông Mê Kông dài 4.880km và là dòng sông dài thứ tư châu Á sau Trường Giang (6.300km), Hoàng Hà (5.464km) và Ô Bi (5.410km). Sông Mê Kôngdài thứ ba Trung Quốc sau Trường Giang và Hoàng Hà. Riêng thượng nguồn Mê Kông (thuộc Trung Quốc) được coi là kỳ bí, hiểm trở và phức tạp hơn cả thượng nguồn của Trường Giang và Hoàng Hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]