Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Võ Đạo Không Hướng Đến Chiến Thắng

13/12/201018:09(Xem: 14947)
V. Võ Đạo Không Hướng Đến Chiến Thắng

 

Học võ để tấn công hay để tự vệ đều hướng về sự chiến thắng. Tuy nhiên, đối với những người chín mùi trong Võ đạo thì lòng mong ước chiến thắng kẻ khác cũng tan biến. Người đã chín mùi trong đạo, dù là Võ đạo, Hoa đạo, Thi đạo, Trà đạo, Thiền đạo... thì cái tôi không còn có mặt.

Các ý tưởng thắng bại, khen chê, hay dở, quý tiện, cao thấp... cùng các tình cảm thương ghét, thân thù, thích chán, yêu giận... không còn vướng bận lòng họ. Tâm họ buông xả thoải mái nên các ý tưởng đối nghịch, các tình cảm xung đột tự chúng quay về trạng thái an ổn bao la. Trong tâm rộng lớn đó, tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật tràn đầy. Họ sống trong niềm an vui chân thật tỏa sáng. Những bậc võ sư chín mùi trong ánh sáng giải thoát thường nhấn mạnh đến tình thương yêu và sự hòa hợp hơn là giao tranh và khắc phục địch thủ, vì họ không còn thấy ai là địch thủ nữa.

Ngài Morihei Ueshiba, vị Tổ sư sáng lập Hiệp khí đạo (Aikido) đã dạy đệ tử:

“Con phải nhớ rằng trong tình yêu không có sự tranh chấp, trong tình yêu không có kẻ thù. Một tâm hồn chứa chấp sự phân biệt không thích hợp với tình yêu... Hãy coi chiến thắng là sự chiến thắng chính tâm hồn không hòa điệu của con. Tinh thần phục vụ cho nền hòa bình thế giới là cần thiết trong Hiệp khí đạo chứ không phải là tinh thần đầy ắp tranh chấp, chỉ muốn học kỹ thuật để đánh ngã kẻ đối đầu.” (Trần Văn Quang dịch)

Lời nói đó làm chúng ta liên tưởng đến lời đức Phật: “Chiến thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình” cùng lời dạy của Ngài về sự thực hành Phật đạo để đóa hoa tình thương và sự thông minh tươi mát nở rộ đưa chúng ta về chốn an vui kỳ diệu đầu nguồn.

Kẻ đã an ngụ nơi vũ trụ bao la của tự tâm thanh tịnh thì tâm lúc nào cũng tỏa sáng và bén nhạy trong niềm tĩnh lặng bao la. Do đó, các vị võ sư sau những giờ phút dốc lòng dạy dỗ cho môn sinh ưu tú về đạo đức để truyền lại cho họ tinh hoa của Võ đạo, thường tìm đến những nơi thanh vắng thưởng thức nghệ thuật uống trà trong cô đơn tĩnh lặng, bên cạnh một bình hoa tươi mát mong manh. Cũng có thể trong lúc xuất thần, họ cầm chiếc bút lông viết một bài thơ Hài-cú như:

Một lữ khách cô đơn
Xin gọi tên tôi là thế
Cơn mưa thu này.
Ba Tiêu

Cũng có thể họ chẳng vào trà thất, không cầm lấy bút lông, không ngắm bức cổ họa hay những đóa hoa mong manh tươi mát trong tiếng nước sôi reo nhẹ mơ hồ như tiếng gió ngàn khơi vọng lại, họ chỉ bước những bước nhẹ nhàng như mây trôi, với tâm thức rỗng lặng và trong sáng, hướng về một thiền đường, để tất cả áo giáp bên ngoài và khoác lên người một chiếc áo tràng đơn giản. Họ khoan thai ngồi lên chiếc tọa cụ để trên tấm bồ đoàn, và trong sự tĩnh mịch mênh mông của buổi chiều thu, họ nhiếp tâm để rồi tan biến vào cái Một bao la của vũ trụ vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2010(Xem: 13823)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 6161)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 15662)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 4180)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 32830)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 22825)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 10007)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]