Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước và Sóng

28/08/201113:11(Xem: 3174)
Nước và Sóng

 

Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước, nước cuộn trong sóng, ngàn đời rong ruổi trên biển xanh, như tình mẹ bao la ấp ủ con thơ dại.

Từng mùa Xuân ấm áp đi qua. Từng Hạ vàng chợt đến. Mùa Thu êm đềm nhẹ trôi, để gió Đông se lạnh thổi về. Vạn hữu vẫn lưu chuyển. Tạo hóa cứ mãi xoay vần, biến hoại. Nhưng với mẹ, tình yêu cho con muôn đời vẫn ngọt ngào.

Vu-lan về, bâng khuâng nhìn cánh lá rơi, con nghĩ đến vô thường. Con thương mẹ mỏi mòn theo năm tháng để con thành đạt trên đường đời. Từng cánh quạt nồng ấm, từng tách trà cỏn con, từng hỏi han tí chút con dành cho mẹ, để nụ cười bao dung của mẹ nở tròn, và con cảm nhận hạnh phúc con còn có mẹ.

Sự bao dung ấy như nước mẹ ngàn đời che chở sóng con. Mẹ ngàn đời khao khát hòa nhập tâm tư con. Mẹ thiết tha dạy bảo con hãy ngoan hiền. Sóng con vẫn chạy theo tiền cảnh của đầu ghềnh ngọn thác xa xăm, để sau những đợt sóng lăn tăn vỗ về chân ghềnh thác đá, con ngỗ nghịch muốn trèo lên cả đỉnh cao. Con nào biết, bọt sóng con mỏng manh bội lần những kiếp phù du. Thác ghềnh chỉ chiếm một góc trời biển cả, nhưng sức mạnh vẫn thuộc về ghềnh thác, sóng ơi! Với con, dù phủ tràn trắng xóa cả đại dương, là bọt sóng, mãi mãi con vẫn là bọt bóng nước. Mẹ lo âu, nhưng con vẫn muốn so đo cùng thác cao sừng sững. Cũng ghềnh thác này, ngày nào con tung tăn chạy theo bóng dáng hùng vĩ của ngoại cảnh sắc trần, bỏ mặc mẹ một mình giữa ngàn khơi mênh mông. Rồi cũng với thác ghềnh này, hiện tiền con lại muốn hơn thua. Mẹ dạy con từ bi và tỉnh thức, nhưng lòng háo thắng của con vẫn đi đầu. Không nhân nhượng, không xót thương, sóng thức con đập phá thác ghềnh. Không trí tuệ, sóng thức con chạy theo nông nổi. Át cả tiếng mẹ khàn hơi níu kéo, sóng con vẫn gào thét giữa từng cơn gió mạnh, hất tung bọt trắng, lên ghềnh thác cao. Ngạo nghễ giữa trời cao, thác ghềnh hùng vĩ hất trọn mảng bọt rơi ập xuống. Con thua bại, đổ nhào từng mảng bọt bong bóng vỡ trên mặt nước mẹ đại dương. Dù đau đớn, mẹ vẫn dang tay sẵn đón con về. Mẹ biết, khi chưa biến thái thành những con sóng bạc đầu phủ chụp biển xanh, con vẫn luôn là những cơn sóng ngầm dữ dội quậy phá lòng biển mẹ cuộn đau. Trong thầm lặng, mẹ vẫn nhẹ nhàng bao bọc sóng con. Sóng thức con vỡ nát tan, cũng là lúc tâm nước mẹ xoáy cuộn, đọa đày trong muôn kiếp trần ai. Từng bọt sóng thức vỡ tan, cũng chính là tâm nước mẹ mất đi nguồn như nhiên tịch tĩnh. Nước là sóng, sóng là nước. Mẹ là con, con là mẹ. Sóng và nước không hai cũng không một. Sóng con, nước mẹ, không một cũng không hai. Nước mẹ thường an nhiên trong tự thể như như, nhưng sóng thức con miệt mài lao xao rong ruổi. Sóng gào thét giữa cơn dông sấm sét, sóng gầm gừ trong cơn bão tố hung tàn, sóng vùng vẫy giữa đêm trường mùa Đông giá buốt và bạo tàn trong cơn lốc quay cuồng, để lòng biển mẹ âm thầm chịu đựng. Một đời con mãi đi hoang. Một đời con mãi lang thang, mặc mẹ mong chờ con trở lại mái nhà xưa tịch tịnh. Này con sóng nhỏ, hãy như con ngây thơ bé bỏng ngày nào, với nét đẹp trong sáng chấp cánh bay, dù chỉ để ngời sáng trong đôi mắt mẹ, giờ đã mờ đi vì năm tháng lụn tàn. Con hãy biến thái là âm vang nhẹ êm của sóng biển hiền hòa, cho ngàn đời tâm nước mẹ yên nghỉ an lành trong vĩnh hằng tịch tĩnh, cho vạn hữu chung quanh hòa theo khúc nhạc của sóng biển êm đềm. Âm vang sóng-nước hòa quyện không rời, như tình mẹ con muôn đời gắn bó thiết tha. Hãy nghe mẹ quay về, lăn tăn vỗ bờ cát mịn.

Thác ghềnh, hải đảo là quyến thuộc của con. Rong xanh, cồn cát là bạn thân thương của con. Hãy đùm bọc thân bằng con nhé. Con phải biết ray rứt khi con làm cọng rong xanh sứt cánh; phải hối lỗi chân thành khi vô tình con lỡ làm đau viên đá cuội chạy lăn. Con hãy nâng niu từng cọng rêu tí xíu, hãy giữ gìn từng hạt cát bé con. Từng nhỏ nhiệm ấy là góp nhặt cho thiên thu an lạc, cho hạt giống từ bi nẩy mầm, để hiện hành khúc hoan ca tỉnh thức. Sóng biết không? Vạn hữu chung quanh con là bạn hữu, là quyến thuộc, trong trùng trùng pháp giới của sóng nước mênh mang quay cuồng, của luân hồi sanh tử. Hãy nhận ra nhau, này con sóng nhỏ, để sống chan hòa trong tưởng niệm tri ân. Con hãy nhớ, mái ấm gia đình là cả pháp giới hiện hữu ngay trong sóng thức con lao xao, không dừng nghỉ.

Giờ đây, sóng thức hiền hòa, theo tâm nước mẹ về lại chốn quê xưa. Âm vang sóng-nước bấy giờ thanh trong, hòa nhịp cùng tiếng nhạc reo vui của hàng dừa trước gió. Đó là pháp âm nhiệm mầu mãi mãi ngân vang, mà Bụt đã truyền trao cho từ thuở nào.


Diệu Hải

Nguồn: Tập san Pháp luân số 05

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2010(Xem: 6156)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 15657)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 4179)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 32821)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 22823)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 10003)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]