Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Linh Sơn đến Yên Tử

11/04/201114:39(Xem: 2544)
Từ Linh Sơn đến Yên Tử
buddha_hanhtang
TỪ LINH SƠN ĐẾN YÊN TỬ

Thích Thông Huệ

Chuyện kể rằng:

Một ngày trên đỉnh Linh Sơn, Đức Bổn Sư ngồi pháp tòa chuẩn bị thuyết pháp. Đại chúng Trời người đông đảo vây quanh Đức Phật, lắng sâu tâm thức, chiêm ngưỡng dung nhan Ngài. Lúc ấy, một vị Phạm Vương dâng cúng Phật bó hoa sen quý. Đức Phật im lặng cầm một cành sen giơ lên, đôi mắt màu sen xanh từ hòa nhìn khắp lượt đại chúng. Tất cả nhìn cành hoa, nhìn lên Phật và nhìn nhau ngơ ngác. Không ai hiểu Thế Tôn muốn nói gì, làm gì. Cũng không ai dám thốt lên lời thỉnh cầu Đức Phật chỉ dạy. Bầu không khí vắng lặng bao trùm. Mọi người như nín thở.

Khiêm tốn ngồi ở góc xa, có một vị Sa môn gầy gò, râu tóc lâu ngày không cạo, khoác lá y kết bằng trăm mảnh vải vụn. Tôn giả chắp tay búp sen cung kính, đôi mắt sáng ngời nhìn lên Đức Phật. Bốn mắt gặp nhau, một làn chớp giật. Không lời mà ngàn muôn ngôn ngữ, một khắc mà tựa thiên thu. Nụ cười mỉm nở trên môi vị Sa môn làm sáng bừng khuôn mặt khắc khổ, như mặt trời ra khỏi đám mây, tỏa ánh vàng chói lọi lên muôn cây cỏ.

Đức Thế Tôn đặt cành hoa xuống, cất giọng Phạm âm:

- Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn Diệu tâm, Thực tướng vô tướng, nay truyền trao cho Ca Diếp!

Thế là, người được kế thừa tông phong, nhận lãnh Tổ vị là Tôn giả Ca Diếp, đại đệ tử Đầu đà bậc nhất của Đức Phật. Chỉ bằng một nụ cười mỉm, Tôn giả đã được Thế Tôn truyền tâm ấn, trở thành Sơ Tổ Thiền tông. Phật pháp có lẽ nào đơn giản đến thế?

Khoảng 19 thế kỷ sau hội Linh Sơn, nước Đại Việt sản sinh một vị vua Thiền sư. Khi còn trên ngôi báu, Ngài đã trực nhận bản tâm theo tôn chỉ nhà Thiền “Phản quan tự kỷ” (xoay lại soi sáng chính mình). Lúc nhường ngôi cho con, về Yên Tử tu hạnh Đầu đà, Ngài có thời gian bảo nhậm Thánh thai, sống cùng Đức Phật tự tâm. Vị vua Thiền sư ấy là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Núi Yên Tử nhờ nhân kiệt mà thành địa linh, và ngược lại, nhờ linh khí của non thiêng bao đời làm tâm người trải rộng thênh thang, hòa hợp cùng thiên nhiên kỳ diệu.

Hai câu kệ trong bài phú Cư trần lạc đạo do Điều Ngự viết, cho thấy người sống giữa trần thế cũng vui với Đạo:

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

Hành giả tu Thiền phải nhận ra Phật tâm sẵn đủ của chính mình, không tìm cầu bên ngoài. Khi tiếp xúc với trần cảnh, không khởi niệm phân biệt đẹp xấu, hay dở mà vẫn rõ ràng thường biết. Vô tâm là không có vọng tưởng điên đảo nhưng cái biết sáng ngời vẫn luôn hiện hữu; khi đối cảnh mà vô tâm thì ngay đó là Thiền, không cần hỏi Thiền làm chi nữa.

Và khi về Yên Tử, Điều Ngự đã cảm tác bài thơ Xuân như sau:

Thuở bé chưa từng rõ sắc không,
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.

Chúa Xuân nay bị ta khám phá,

Chiếu trải giường Thiền ngắm cánh hồng.

Thuở chưa biết Đạo, chưa từng hiểu lý nghĩa sắc không của các pháp, Thái tử thấy lòng rộn rã theo hương xuân đất trời, tâm dong ruổi chạy theo các cảnh vô thường sanh diệt. Đến lúc trưởng thành, nhận ra Chúa xuân lồng lộng đất trời, Ngài an nhiên tự tại giữa cảnh đời biến đổi. Chúa xuân ấy là cái chân thường trong vạn pháp vô thường, là cái biết sáng ngời chưa bao giờ thiếu vắng. Cái biết sáng ngời ấy, có phải Tổ Ca Diếp đã trình lên Đức Phật ngày nào trong hội Linh sơn, làm nên sự tích Niêm hoa vi tiếu vang vọng muôn đời?

Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường. Tất cả chúng sanh đều bình đẳng nơi Tánh giác, ở phàm chẳng bớt nơi Thánh chẳng thêm. Phàm phu chúng ta mê muội, chạy theo bóng dáng ngũ dục lục trần bỏ quên Tánh giác, tạo nghiệp rồi thọ sanh vào các cõi. Vòng luân hồi dường như khép kín, không có lối ra. Tuy nhiên, nếu biết phản tỉnh, nhận lại của báu trong nhà, chúng ta có thể tìm được mối manh thoát khỏi vòng sanh tử. Như thế, giác ngộ là biết mình có Tánh giác thường hằng, nhận ra và sống cùng Tánh giác; từ đó, giải thoát khỏi phiền não và sanh tử luân hồi. Cho nên có thể nói, Giác ngộ và Giải thoát là tiêu chí của người tu Phật, dù xuất gia hay tại gia.

Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh là một sự kiện lịch sử, nhưng mang một ý nghĩa siêu nhiên: Một Bậc Giác ngộ thị hiện nơi đời chỉ cho tất cả chúng sanh hiểu rằng, ai cũng đều bình đẳng ở Tánh giác, ai cũng có khả năng thành Phật. Trong nhà Thiền, sự kiện này còn có ý nghĩa vi tế: Một niệm giác là Phật đản sanh, một vọng khởi là Phật nhập diệt. Đức Phật ấy là Phật tự tâm của mỗi người, và việc tìm ra Đức Phật là bổn phận của từng cá nhân, không ai có thể làm thay cho ai được. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng chư Tổ biết bao đời khô cổ đắng miệng, kinh lục nhiều như lá rừng nước biển, tựu trung cũng chỉ tuyên thuyết thông điệp ấy mà thôi. Các Ngài là những Bậc dẫn đường tận tụy cho chúng sanh, trao đèn nối đuốc không hề mệt mỏi.

Còn việc đi theo sự chỉ dẫn ấy, đạt mục tiêu tối thượng là Giác ngộ và Giải thoát sanh tử, là việc của ai? Tất cả chúng ta, xin hãy ngẫm nghĩ điều nầy.

Thiền Thất Viên Giác
Mùa Phật Đản - PL. 2553

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 16414)
Truyện Kiều (thơ)
29/03/2013(Xem: 2472)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 2879)
Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định (viết tắt NNBĐ) của Quách Tấn, cố học giả Nguyễn Hiến Lê có nói rằng, ông vốn rất mê các cửa biển miền Trung.
29/03/2013(Xem: 2887)
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi.
29/03/2013(Xem: 2872)
Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn.
29/03/2013(Xem: 8691)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 5742)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 13658)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 3162)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 3236)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567