Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Audio:Sông Sau Nhà

18/06/201503:30(Xem: 5934)
Audio:Sông Sau Nhà

river

Sông Sau Nhà





          Người có dừng chân trên bến sông
          Bên kia đồi cỏ núi mây trùng
          Bên này chim rủ nhau về hội
          Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.

          Thơ Tuệ Đăng

          Con sông, cũng có nhiều điều để nói. Dòng nước chảy triền miên bên hai bờ làng xóm đã là một dấu ấn quen thuộc, lúc tuổi vừa biết đi học.

          Những bé ngoan đứng đợi chuyến sang đò
          Cười rực rỡ trong ánh hồng chang chói.

          Tuệ Đăng

          Sông Chạy Ngang Trường

          Con sông chảy bên kia trường học bé
          Hàng giậu xinh lủng lẳng tuổi hoa đèn.

          Tuệ Đăng

          Qua Đình Làng

          Con sông chảy ra đình xem triển lãm
          Hí trường kia đào kép nhỏ xuênh xoang.

          Tuệ Đăng

          Dòng sông như dòng đời rủ người đi, đưa người về. Sông không bao giờ như một, cuộc đời chẳng bao giờ lặp lại điệp khúc của nó. Nên nhìn dòng sông chảy, người ta thường bâng khuâng.

          Từng phiến chiều
          trôi trên nhánh sông
          Mang theo ngày tháng
          cuốn xuôi dòng
          Thuyền ai
          chở nắng về phương cũ
          Để lại
          mù sương
          chiếc bóng không.

          (Thơ Thân Thị Ngọc Quế)

          Khi xa nhà con sông vẫn chảy hoài trong tâm tưởng, thành một cõi quê hương để gởi nhớ.

          Vần thơ
          hiện một dòng sông
          Có thuyền mây chở
          nỗi lòng hoài hương
          Quê nhà
          từ độ gió sương
          Ai chia dòng nước
          mấy đường trăng khơi.

          (Thân Thị Ngọc Quế)

          Đầu năm nay, Ngọc Dưỡng gởi thơ về thăm chúng tôi, viết: "Năm nay tụi con đón xuân ở Mỹ. Con nhớ đến những mùa xuân ở Việt Nam, nhớ con đường làng, nhớ dòng sông quê hương. Con thích ngắm dòng sông sau nhà con vào buổi sáng mùng một. Hôm đó nước sông lên cao hơn mọi ngày. Nước thật trong, mặt sông êm ả. Hai bên bờ sông là đường làng, ồ, những đứa trẻ mặc áo đủ màu sắc kéo nhau đi..."

          Tôi cũng có một dòng sông để nhớ về. Sông chạy ngang chùa Vĩnh Bửu, nơi Thầy tôi dắt tôi về quy y năm tôi mười tuổi. Đứa nhỏ sanh trưởng ở miền biển như tôi, đi học ở thành phố, lần đầu tiên được biết miền vườn, miền sông nước phía Tây. Chùa Vĩnh Bửu, khi Thầy tôi trụ trì, còn có dấu tích lớp gia giáo cho Ni chúng, do Sư ông Khánh Hòa hướng dẫn. Thầy tôi thường kể lớp quý Sư bà hồi đó, mặc áo dài bằng vải ú màu đen, cổ kiềng, vạt ngắn tới đầu gối, chúng tôi nghe như nghe chuyện cổ tích. Mà cũng cổ tích thật sự, vì những năm trước 45 tôi chưa có mặt.

          Chùa Vĩnh Bửu một thời là nơi tụ hội của huynh đệ tôi, vào dịp giỗ Sư ông, hay theo Thầy về thăm chùa. Đò Đại Đức đi từ Bến Tre xuống chợ Thơm, gần đến chùa, Thầy tôi ra đứng trước mũi đò, chúng tôi đứng chung quanh chỉ trỏ, vui như con nít theo mẹ về quê. Vào chùa, mạnh người nào người nấy lội vườn, bẻ dừa, hái bưởi, hái xoài. Rủ nhau mượn xuồng tập chèo, người lái người mũi, ra giữa dòng cạy bên này chống bên kia, xuồng lúng túng quay vòng tròn, la nhau ơi ới. Bổn đạo bên chợ, trong xóm, ban ngày bận ruộng rẫy, tối đến đốt đuốc lá dừa đi thăm Thầy, cười nói như Tết. Buổi khuya dậy công phu, nghe tiếng máy nổ xình xịch trên sông, người ta chở hàng lên chợ, đò Trà Vinh đi ngang... Nước sông đục, gần bờ là thiên hạ tắm rửa giặt giũ, gánh đôi thùng ra xa bờ hơn, múc nước về chùa đổ vào lu, quậy một lượt phèn cho nước lóng trong. Chùa có hồ chứa nước mưa, nhưng hình như nước sông ngọt hơn. Huynh đệ nào chưa quen với phong cách miền Tây, sẽ đòi chở ra giữa sông, để nhúng một cái khăn lau mặt!

          Từ khi Thầy tôi mất, những chuyến đi về Vĩnh Bửu thưa dần. Trong tôi vẫn hoài một nỗi nhớ chùa xưa, sông xưa. Huynh đệ mỗi người bận một việc riêng, có người nhiều đệ tử, có người vẫn chưa có một nơi thờ Thầy. Thầy tôi có một cõi riêng của Người, chúng tôi giữ nó, phong kín. Cho đến nay mười năm, tôi chưa một lần viết bài tưởng niệm, cứ để dòng sông mang mình qua các nơi xa lạ. Chỉ tưởng rằng, một lần quay về tắm mát nơi bến xưa, chùa xưa, ngồi bên ngôi tháp của Thầy, để tự nhủ thầm:

          Người có nghe con sông còn nhắn nhủ
          Lời vô ngôn quá đủ để hàm dung
          Rằng đến đi rũ sạch nợ phiêu bồng
          Dù biết lắm đại dương nào chả rộng.

          Thơ Tuệ Đăng

http://ruoirep.net/vienchieu_online/node/91

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2011(Xem: 3311)
Suy cho cùng, kiếp người hay cuộc tu chỉ là những lần ghé lại đâu đó. Nói ở nghĩa nào thì người ta không ai có thể chung thân với một thứ gì miên viễn. Mình không bỏ nó thì nó cũng xa mình. Ta có thể mất nó, vì nhàm chán hay không còn cơ hội nắm níu. Và cái mà ta yêu nhất cũng có nhiều kiểu bỏ ta ở lại mà đi. Hồi xưa bắt chước theo kinh mà nói thì cái gì cũng là bè cỏ qua sông... Giờ có thêm tí tuổi, nhiều lúc nằm ngẫm nghĩ một mình, thấy câu nói ví von đó hay quá chừng, hay đáo để.
14/01/2011(Xem: 3759)
Cách đây hơn một tuần, trong lúc chuẩn bị nấu nước pha trà buổi sáng, tự dưng lòng tôi nhớ quay quắt những chén trà năm xưa tôi đã từng chia sẻ với Thầy Tâm Phương trong những buổi sáng tĩnh lặng tại ngôi chùa nghèo Quảng Đức ở Broadmeadows. Tôi đã vội gọi Thầy Tâm Phương và hết sức may mắn Thầy vẫn còn nhớ tên tôi..dù rằng Thầy đã quên mất giọng nói quen thuộc của tôi rồi! Thầy rất mừng vì nghe được qua một số Phật tử biết cuộc sống của tôi lúc nầy an nhàn lắm. Tôi thưa với Thầy về cuộc đời hưu của tôi mấy năm gần đây cũng như nói với Thầy là tôi thèm vô cùng được cùng Thầy nhâm nhi lại những chén trà xưa!
14/01/2011(Xem: 3321)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Ba mươi năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của ngày mới lớn. Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm dù đã trải qua bao tháng năm cũng chẳng rộng lớn gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên quang cảnh càng hiu hắt thê lương.
07/01/2011(Xem: 3527)
Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-nai, Bồ-tát là một vị đại thần của triều đình. Có một nữ nhân thôn quê thân thể béo mập, ăn mặc lôi thôi, làm công ăn lương, đang đi ngang qua gần sân của nhà vua, cảm thấy thân bị bức bách ngồi xuống lấy áo đắp che thân, giải toả sự bức bách của thân và nhanh nhẹn đứng dậy”.
06/01/2011(Xem: 6402)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
05/01/2011(Xem: 3235)
Tôi sinh ra và trải qua những ngày tuổi thơ ở Huế. Như vậy cũng đủ để tôi tự hào đã chia sẻ cùng Huế với tất cả những thủy chung của lòng mình. Thế rồi, tôi cũng phải xa Huế đã 30 năm, quê hương đó vẫn rạng ngời trong tâm tưởng. Huế dấu yêu ơi! có bao nhiêu điều phải nhớ: thời thơ ấu ấm áp trôi đi, tuổi học trò thần tiên trong ngôi trường màu hồng ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm cùng với dấu chân của những chàng trai thích đón đưa mỗi khi tan trường. Tôi với Huế biết bao tình thương mến, mỗi con đường, mỗi dòng sông, núi đồi, lăng tẩm, thành quách, chùa chiền là của Huế, là của tôi... Mặc dầu phải tất tả trong dòng đời xuôi ngược và biết rằng Huế là xứ sở thật kỳ, ở thì có điều không ưa nhưng đi xa thì lại nhớ, trong tôi vẫn chan chứa nỗi niềm với Huế. Nói như ai đó: "nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ Huế", nỗi nhớ thấm vào máu thịt, sâu lắng vào tâm hồn của những kẻ tha hương lòng vẫn bùi ngùi mỗi khi nhớ đến và chỉ muốn quay về!
04/01/2011(Xem: 3996)
Bạt: Bài viết “Phật giáo, một sự thực tập” dưới đây là bài đầu tiên trong tập hợp năm bài viết đã được phổ biến trên nguyệt san Triết học (Filosofie), 2004-2005. Đây là những tiểu luận về Phật giáo nhìn từ phương Tây, được viết từ bối cảnh của một truyền thống Phật giáo rất mới, được gọi là Phật giáo Tây phương. Tác giả, tiến sĩ Edel Maex là một nhà tâm lý trị liệu làm việc ở bệnh viện Middelheim tại Antwerpen, Bỉ. Ông là một trong những người sáng lập và ở trong ban điều hành của Trường Triết học Tỉ giảo (School voor comparatieve filosofie) ở Antwerpen. Ông là một người thực tập Thiền.
20/12/2010(Xem: 9713)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
14/12/2010(Xem: 2691)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]