Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Audio:Sông Sau Nhà

18/06/201503:30(Xem: 4977)
Audio:Sông Sau Nhà

river

Sông Sau Nhà





          Người có dừng chân trên bến sông
          Bên kia đồi cỏ núi mây trùng
          Bên này chim rủ nhau về hội
          Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.

          Thơ Tuệ Đăng

          Con sông, cũng có nhiều điều để nói. Dòng nước chảy triền miên bên hai bờ làng xóm đã là một dấu ấn quen thuộc, lúc tuổi vừa biết đi học.

          Những bé ngoan đứng đợi chuyến sang đò
          Cười rực rỡ trong ánh hồng chang chói.

          Tuệ Đăng

          Sông Chạy Ngang Trường

          Con sông chảy bên kia trường học bé
          Hàng giậu xinh lủng lẳng tuổi hoa đèn.

          Tuệ Đăng

          Qua Đình Làng

          Con sông chảy ra đình xem triển lãm
          Hí trường kia đào kép nhỏ xuênh xoang.

          Tuệ Đăng

          Dòng sông như dòng đời rủ người đi, đưa người về. Sông không bao giờ như một, cuộc đời chẳng bao giờ lặp lại điệp khúc của nó. Nên nhìn dòng sông chảy, người ta thường bâng khuâng.

          Từng phiến chiều
          trôi trên nhánh sông
          Mang theo ngày tháng
          cuốn xuôi dòng
          Thuyền ai
          chở nắng về phương cũ
          Để lại
          mù sương
          chiếc bóng không.

          (Thơ Thân Thị Ngọc Quế)

          Khi xa nhà con sông vẫn chảy hoài trong tâm tưởng, thành một cõi quê hương để gởi nhớ.

          Vần thơ
          hiện một dòng sông
          Có thuyền mây chở
          nỗi lòng hoài hương
          Quê nhà
          từ độ gió sương
          Ai chia dòng nước
          mấy đường trăng khơi.

          (Thân Thị Ngọc Quế)

          Đầu năm nay, Ngọc Dưỡng gởi thơ về thăm chúng tôi, viết: "Năm nay tụi con đón xuân ở Mỹ. Con nhớ đến những mùa xuân ở Việt Nam, nhớ con đường làng, nhớ dòng sông quê hương. Con thích ngắm dòng sông sau nhà con vào buổi sáng mùng một. Hôm đó nước sông lên cao hơn mọi ngày. Nước thật trong, mặt sông êm ả. Hai bên bờ sông là đường làng, ồ, những đứa trẻ mặc áo đủ màu sắc kéo nhau đi..."

          Tôi cũng có một dòng sông để nhớ về. Sông chạy ngang chùa Vĩnh Bửu, nơi Thầy tôi dắt tôi về quy y năm tôi mười tuổi. Đứa nhỏ sanh trưởng ở miền biển như tôi, đi học ở thành phố, lần đầu tiên được biết miền vườn, miền sông nước phía Tây. Chùa Vĩnh Bửu, khi Thầy tôi trụ trì, còn có dấu tích lớp gia giáo cho Ni chúng, do Sư ông Khánh Hòa hướng dẫn. Thầy tôi thường kể lớp quý Sư bà hồi đó, mặc áo dài bằng vải ú màu đen, cổ kiềng, vạt ngắn tới đầu gối, chúng tôi nghe như nghe chuyện cổ tích. Mà cũng cổ tích thật sự, vì những năm trước 45 tôi chưa có mặt.

          Chùa Vĩnh Bửu một thời là nơi tụ hội của huynh đệ tôi, vào dịp giỗ Sư ông, hay theo Thầy về thăm chùa. Đò Đại Đức đi từ Bến Tre xuống chợ Thơm, gần đến chùa, Thầy tôi ra đứng trước mũi đò, chúng tôi đứng chung quanh chỉ trỏ, vui như con nít theo mẹ về quê. Vào chùa, mạnh người nào người nấy lội vườn, bẻ dừa, hái bưởi, hái xoài. Rủ nhau mượn xuồng tập chèo, người lái người mũi, ra giữa dòng cạy bên này chống bên kia, xuồng lúng túng quay vòng tròn, la nhau ơi ới. Bổn đạo bên chợ, trong xóm, ban ngày bận ruộng rẫy, tối đến đốt đuốc lá dừa đi thăm Thầy, cười nói như Tết. Buổi khuya dậy công phu, nghe tiếng máy nổ xình xịch trên sông, người ta chở hàng lên chợ, đò Trà Vinh đi ngang... Nước sông đục, gần bờ là thiên hạ tắm rửa giặt giũ, gánh đôi thùng ra xa bờ hơn, múc nước về chùa đổ vào lu, quậy một lượt phèn cho nước lóng trong. Chùa có hồ chứa nước mưa, nhưng hình như nước sông ngọt hơn. Huynh đệ nào chưa quen với phong cách miền Tây, sẽ đòi chở ra giữa sông, để nhúng một cái khăn lau mặt!

          Từ khi Thầy tôi mất, những chuyến đi về Vĩnh Bửu thưa dần. Trong tôi vẫn hoài một nỗi nhớ chùa xưa, sông xưa. Huynh đệ mỗi người bận một việc riêng, có người nhiều đệ tử, có người vẫn chưa có một nơi thờ Thầy. Thầy tôi có một cõi riêng của Người, chúng tôi giữ nó, phong kín. Cho đến nay mười năm, tôi chưa một lần viết bài tưởng niệm, cứ để dòng sông mang mình qua các nơi xa lạ. Chỉ tưởng rằng, một lần quay về tắm mát nơi bến xưa, chùa xưa, ngồi bên ngôi tháp của Thầy, để tự nhủ thầm:

          Người có nghe con sông còn nhắn nhủ
          Lời vô ngôn quá đủ để hàm dung
          Rằng đến đi rũ sạch nợ phiêu bồng
          Dù biết lắm đại dương nào chả rộng.

          Thơ Tuệ Đăng

http://ruoirep.net/vienchieu_online/node/91

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2014(Xem: 3800)
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: Các nhà khoa học Anh quốc vừa phát minh một kiểu lò hỏa táng, được đặt tên Resomator, không khói, không tạo ra bất cứ khí độc nào có hại cho môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.
23/11/2014(Xem: 8178)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 4107)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
20/11/2014(Xem: 9960)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
20/11/2014(Xem: 13553)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum,
19/11/2014(Xem: 4433)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
17/11/2014(Xem: 15589)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
16/11/2014(Xem: 3624)
Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu, để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng nào khác chăng?
03/11/2014(Xem: 47310)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
02/11/2014(Xem: 3198)
Thời gian trôi xa nay đã hơn 7 mùa trăng thu lồng lộng duới bao lớp huyền suơng nơi xứ nguời (từ năm 2006-2014) Tuy nhiên, nhìn lại chỉ còn là một thoáng như bóng mây qua cửa, như dòng nuớc có khi thanh thản, có lúc nặng nề vẩn đục lặng lẽ trôi và trôi xa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567