Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu quê

14/05/201309:15(Xem: 3044)
Dấu quê
DẤU QUÊ 
Toại Khanh

 

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.

Về rồi lại đi. Có cái duyên đưa về thì cũng phải có cái duyên nào đó đưa hắn đi. Buồn vui ngày về và vui buồn ngày đi, cũng đều do duyên cả. Mười mấy giờ bay để quay lui với những bến bờ viễn xứ, hắn cơ hồ không thể chợp mắt trong mươi phút cho thật tròn giấc. Trong cái lan man giữa một miền tâm tưởng mơ hồ loang loáng như màn mưa qua cửa kính máy bay, hắn cứ nghĩ hoài một chữ mà với hắn bây giờ bỗng linh thiêng như một viên xá lợi (thứ thiệt).

Chữ Phạn Paccaya (pati+i) trong kinh Phật xưa giờ vẫn được người Tàu dịch là duyên. Khái niệm Duyên trong Phật Pháp sâu và rộng kinh khủng lắm. Nói chữ nầy gói hết tám vạn tư pháp môn trong kinh điển tuyệt đối không sai. Bởi khi hiểu Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái gì đó thì rõ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ Duyên.

Hắn bỏ quê xa xứ để sống vong thân ở những bến bờ viễn mộng, đó cũng là duyên, điểm bắt đầu của một chuỗi sự kiện nào đó trong đời. Một ngày mưa trở về để không biết cái gì đang chảy trên má, nước mắt bồi hồi của đứa con tha hương hay làn mưa trong một buổi chiều trên phố cũ. Đó cũng là duyên.

Đi để theo tiếng gọi muôn trùng của mây nước, cũng là duyên. Về để lắng nghe đất quê vẫn là cõi nhớ trùng trùng, đó cũng là duyên. 

 

Quen, thương rồi xa rồi quên mất nhau giữa dòng đời hối hả cũng là duyên.Ngày trùng phùng hai mái đầu đều sương điểm, thương nát lòng mà vẫn phải nhớ hoài hai chữ cự ly. Đó cũng là duyên.


Biết đã một xa thì ngày trở lại khó lòng hẹn được, vậy mà cũng phải đắng lòng dứt áo rời đi. Đó cũng là duyên.

Mưa phi trường, nắng sân ga cho bao nhiêu là can tràng đòi đoạn…ai dám bảo đó chẳng là những cái duyên cho kẻ đi người ở thêm một lần hiểu được cái gì là sinh ly tử biệt.

Từ đó, sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube như một ca từ của cụ Phạm Duy, đều chỉ là duyên, là cái cớ cho một hay nhiều bi kịch nhân gian nào đấy.

Rồi sau cùng và trên hết, toàn bộ hành trình tu chứng của một người cầu giải thoát hay kẻ trầm luân xem chừng cũng gói tròn trong một chữ duyên.

 

Giới hạnh là duyên cho thiền định, thiền định là duyên cho trí tuệ nội quán. Trí tuệ này là duyên cho người chứng đắc Niết Bàn.

Hiểu được vạn hữu đều do duyên tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến. Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến. Bỏ được hai tà kiến này chính là Chánh Kiến, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.

Con đường sinh tử cũng chỉ là hành trình ngoạn mục của chữ duyên khốc liệt đó. Cái duyên trầm luân còn đó thì tha hồ sinh tử. Duyên sinh tử cạn rồi thì người ta chỉ còn một đường là bỏ hết lại mà đi.

Bắt chước Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ Lâm Bình Chi hay như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi, đó cũng là duyên. Cái duyên cho những nỗi khổ niềm đau.

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Bỗng nhớ Ngô Nguyên Nghiễm quá chừng:

Khách về như một đứa con hoang
Ấm lạnh theo ân tình của núi
Giũ áo mới hay ngoài gió bụi
Vẫn còn bóng núi ngủ trong tim…
Và trời ạ, đó cũng là duyên !

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 4269)
Sông Mê Kông dài 4.880km và là dòng sông dài thứ tư châu Á sau Trường Giang (6.300km), Hoàng Hà (5.464km) và Ô Bi (5.410km). Sông Mê Kôngdài thứ ba Trung Quốc sau Trường Giang và Hoàng Hà. Riêng thượng nguồn Mê Kông (thuộc Trung Quốc) được coi là kỳ bí, hiểm trở và phức tạp hơn cả thượng nguồn của Trường Giang và Hoàng Hà.
05/04/2019(Xem: 7901)
Liên tiếp cả tháng nay từ ngày đi hành hương miền đất vàng Miến Điện về tuy phần tâm linh của tôi có lẽ tăng trưởng thêm được chút ít vì nhiều bộ kinh luận từ lâu tôi hầu như quên lãng để trên kệ sách mà chưa hề đọc lại lần thứ ba....nay đã được tôi ôn từng trang một cách rất chú tâm, tư duy cẩn thận và rất thích thú ghi lại những điều hữu ích .
01/04/2019(Xem: 6015)
Thời gian thắm thoát thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 40 năm, một thời gian khá dài cho một đời người. Bây giờ thỉnh thoảng gặp lại một vài em học sinh cũ, trong khi nói chuyện, nghe các em than mình đã già rồi. Tôi mới chợt nhớ " nhìn lại đời mình đã xanh rêu" (TCS). Quả thật, tôi đang ở giai đoạn xuống đồi “ down hill “, người ta thường nói: người già hay nhìn về quá khứ, tuổi trẻ hay hướng về tương lai. Thật đúng vậy! Hôm nay, tôi cũng nhìn về quá khứ nhưng với cái nhìn khác, không phải là cái nhìn than thân trách phận, kể lể khổ đau mà là cái nhìn lạc quan về những tình người tươi thắm trong những hoàn cảnh khốn cùng.
17/03/2019(Xem: 4065)
Phần này bàn về cách dùng chên đơng thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Dựa vào một số văn bản, bài viết nhỏ này đề nghị một cách giải thích tại sao chân đăng lại xuất hiện ở mãi tận những hòn đảo thuộc thực dân Pháp ở Thái Bình Dương. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL
11/03/2019(Xem: 3677)
Những Điều Học Được Khi Xem tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Nguyên Tạng, Gần đây trong mỗi thời công phu sáng sau khi đảnh lễ đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni theo như một đoạn trong lời ngỏ của Tư tưởng Kinh Pháp Hoa của Cố HT Thích Chơn Thiện mà nó đã in trong trí tôi nhiều năm qua :
11/03/2019(Xem: 3459)
Tôi trở về nơi ấy ...sau ba năm xa cách , có thể nói đó nơi đã xuất phát tôi ....( một con người mới ) sau khi gặp hoàn cảnh nghiệt ngã Nơi đã giúp tôi có những tài liệu tuyệt vời về kinhi luật luận mà không hề ai chú ý , nơi chỉ lo những cuộc ma chay tống táng và hộ niệm nhưng chưa có những buổi pháp thoại nào có thể thỏa mãn những ý tưởng thầm kín và luôn thắc mắc vấn vương từ khi tôi biết tham khảo nhiều kinh điển trên mạng online và kinh sách đã từng sưu tập
06/03/2019(Xem: 3819)
Mỗi lần có cơ duyên được hành hương và chiêm bái các địa danh tâm linh như Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn, các chùa tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan khi trở về lại nhà tôi cảm thấy thật sự mình được thêm ân sủng và nhiều cảm ứng bất khả tư nghì... Và một lần nữa trong chuyến hành hương vừa qua tại mảnh đất vàng Miến Điện, nếu không nhờ sự khuyến khích của TT Thích Nguyên Tạng thì tôi đã chẳng phát tâm một cách dõng mãnh để tường thuật lại hết những điều hay đã học được trong chuyến đi tu học có ý nghĩa này, và tôi đã tự hứa với lòng khi về sẽ nghiên cứu lại tất cả bài viết của Thầy trong nhiều quyển sách đã xuất bản trong những năm gần đây, để học hỏi được từ Thầy những gì mà tôi còn thiếu sót và yếu kém ...
05/03/2019(Xem: 3907)
Dường như niềm vui đến bất ngờ luôn làm cho người ta thích thú và khó quên. Vào một ngày Thứ Sáu cuối tuần rất bận rộn lại đột nhiên nhận được một lần tới 4 tác phẩm do người bạn đem tới tặng. Mở nhanh từng cuốn để xem mặt mũi ra sao thì thấy đó là 4 tác phẩm: Tạp Chí Hoa Đàm Số 5, với chủ đề “Phật Giáo với Dân Tộc”; “Thiền Trong Hành Động,” do Đạo Sinh dịch Việt; “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch Việt; và “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Tất cả đều được Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019 tại Hoa Kỳ.
03/03/2019(Xem: 10336)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
03/03/2019(Xem: 3772)
Hôm nay là Mùng 10 tháng Giêng, tại VN ai cũng lo cúng và mua vàng vì là ngày Thần tài, nhưng đối với tôi lại là ngày mà tôi nhận được một gia tài Pháp bảo sau khi được TT Trụ Trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng đã từ bi chỉ dạy tôi nên đọc tác phẩm này. Vài Cảm Nghĩ Thô Thiển Của Một Cư Sĩ Tại Gia Khi Đọc Tác Phẩm ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Online Của HT THÍCH BẢO LẠC Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại UĐL- TTL
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]