Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy Tuệ Sỹ và Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt "Vô Đề"

05/11/201521:28(Xem: 19942)
Thầy Tuệ Sỹ và Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt "Vô Đề"
On Tue Sybuigiang-chandung



Thầy Tuệ Sỹ và Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt "Vô Đề"



Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài thơ tứ tuyệt vô đề này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của Thầy Tuệ Sỹ.

 

* Bối Cảnh Bài Thơ Tứ Tuyệt.

 

Thầy Tuệ Sỹ là một bậc danh tăng uyên bác tam tạng kinh luật luận, sống khắc khổ như một nhà sư khổ hạnh mà tâm hồn vô cùng phóng khoáng trong cuộc đời tự tại cũng như trong cõi thơ thâm viễn vô bờ.  Chưa từng du học ở nước ngoài mà khả năng lưu loát Đức ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ, Tạng ngữ (Sanskrit) và Pali của Thầy thì Bùi Giáng vô cùng ngưỡng mộ mặc dầu khả năng ngoại ngữ của Bùi Giáng đã được thực chứng qua rất nhiều dịch phẩm rất khó dịch từ những tác phẩm của Heidegger như "Being and Time."  Thầy Tuệ Sỹ không những là một nhà trước tác, biên khảo, sáng tác với hơn 50 tác phẩm đồ sộ mà còn là một dịch giả với hơn 10 tác phẩm kinh luật luận chính yếu của Phật giáo. Thầy Tuệ Sỹ còn là "Thầy của những bậc thầy" cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó hầu hết chư tôn đức với tuổi đời dưới 70 và đang ở hàng giáo phẩm Thượng Tọa (và Hòa Thượng) hiện nay đều có theo học với Thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh hay tại các Phật Học Viện khắp Miền Nam thuộc lãnh thổ VNCH.

Trước năm 1975 khá lâu, khoảng năm 1970, một hôm Thầy Tuệ Sỹ đọc cho Bùi Giáng nghe hai câu thơ Hán văn của Thầy và nhờ Bùi Giáng làm tiếp cho thành một bài thơ Tứ Tuyệt vì Thầy không tìm ra được ý mới.

 

" Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
" Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi

 

(Đêm khuya gió thổi đùa bóng nghiệp

Trước mắt làm liễu lạc hoa bay)

 

Bùi Giáng bèn đọc tiếp, 

 

" Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ, 

" Trí Hải đa tàm, trúc loạn ty.

 

(Tâm sự lâng lâng, dòng lệ khổ

Hổ thẹn với biển trí vì chưa thâu đắc được / rừng trúc rối như tơ)

 thichnutrihai

Ở đây Bùi Giáng có ý đùa là Thầy Tuệ Sỹ "bị khớp" trước Ni Sư Quản Thủ Thư Viện Trí Hải.  Thầy Tuệ Sỹ không giận Bùi Giáng nhưng Thầy rất ngượng nghịu rồi vài hôm sau Thầy trao cho Bùi Giáng bài thơ "Không Đề" mà sau này thì mới có tựa.  Không Đề là bài thơ gồm 3 khổ, khác với bài thơ tứ tuyệt Vô Đề ở trên.

 

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

 

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng


Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

 

* Vài Từ Ngữ Cần Được Hiệu Đính Cho Đúng Nguyên Tác.

 

1.- Bối cảnh thời gian ra đời của bài thơ tứ tuyệt này là khoảng năm 1970 chứ không phải vào thời gian rối loạn sau khi có Hiệp Định Paris 1973.  Và các từ ngữ cũng không như bài thơ được đăng trên internet hiện nay vì "tâm sự" với "tân tâm" và "tâm loạn" với "trúc loạn" rất khó đọc, thiếu chất thơ; đấy là chưa nói "loạn" và "ly" không phải là danh từ như "lệ / nước mắt" và "ty / tơ" để hình thành danh từ ghép trong cấu trúc từ theo mô thức "tỉnh từ trước, danh từ theo sau" của ngữ pháp Hán văn.

 

Tứ Tuyệt (bài thơ do Cụ ... post trên Internet)


thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳ 
hiện tiền vị liễu lạc hoa phi 
Tuệ Sĩ 

phiêu bồng tâm sự tân tâm loạn 
trí hải đa tàm trúc loạn ly 
Bùi Giáng 

 


2.- Một số người khác cũng giải thích bài thơ tứ tuyệt "Vô Đề" này không đúng ý tác giả.  

"Hiện tiền" chứ không phải "hiên tiền / trước hiên" vì ở đây tác giả đang nói về triết lý Nghiệp / Karma, và người gieo nghiệp thiện ác (đã qua) thì bây giờ (hiện tiền) "làm liễu lạc hoa bay."  Do vậy, chữ được dùng là "vi / làm" chứ không phải "vị / sẽ."

Và càng không đúng khi dịch hai câu sau của Bùi Giáng là:

 

" Những điều mong muốn trong lòng không thể thổ lộ ra ngoài làm ông phải khóc thầm

" (Vì) đôi mày (đẹp) của Trí Hải, làm (lòng ông) rối như tơ (phải không).

 
Thật ra, chữ "tàm" nghĩa là "con tằm / hàng lông mày" [蚕] không phải ở đây vì Bùi Giáng "chọc phá" Thầy Tuệ Sỹ chứ Bùi Giáng không dám thất lễ với Ni Sư Trí Hải đâu.  Chữ "tàm" này nghĩa là hổ thẹn [] mới đúng "tâm tư thầm kín" của một vị chân tu và vô cùng uyên bác.  Câu "Trí Hải đa tàm trúc loạn ty" chỉ có nghĩa là " Biển học mông mênh (trí hải / THỨC) mà thẹn lòng rất nhiều vì đầu óc mình (TRÍ) không minh mẫn (rối loạn / khớp)" mà thôi, và đấy là ý của Bùi Giáng để đùa phá Thầy Tuệ Sỹ chứ không phải ý thơ của Thầy Tuệ Sĩ.

Ví dụ, khi một người đàn ông nhìn thấy một cô gái đẹp quá bỗng cảm thấy lòng mình xao xuyến thì anh ta đâu thể nói " Cô / Em đẹp quá làm tâm hồn tôi ngẩn ngơ" mà phải nói gián chỉ chứ đâu có thể nói sổ sàng như thế được.

 

3.- Nhà thơ Hoàng Đình Bảo dịch thơ bài thơ này rất hay nhưng cũng viết sai ba từ "tang bồng / phiêu bồng", "ly / ty" và "da / đa" làm sai lạc ý thơ một trời một vực.

 

Tứ Tuyệt

thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳ 
hiện tiền vi liễu lạc hoa phi 
Tuệ Sĩ 

tang bồng tâm sự tân toan lệ 
trí hải đa tàm trúc loạn ly 
Bùi Giáng 

đêm thẳm gió lùa trêu bóng nghiệp 
nương về làm liễu lạc hoa bay 
chí lớn trạnh lòng đau đáu lệ 
trúc loạn chưa lìa biển giác ai 

Hoàng Quốc Bảo

 

Đẹp thay tâm hồn trong sáng của một vị Thiền Sư đạo hạnh trước tình cảm tự nhiên của con người !

 

Trần Việt Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 4926)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 6910)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 3375)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 3712)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
11/02/2013(Xem: 3781)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 9019)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 8441)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 2558)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 7658)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 2498)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567