Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Thư Tưởng Niệm Thầy Tôn Thất Tắc

02/06/201122:59(Xem: 3876)
Lá Thư Tưởng Niệm Thầy Tôn Thất Tắc
Ton That Tac

Lá Thư Tưởng Niệm
 
(Kính dâng hương hồn Thầy Tôn Thất Tắc,
Giáo sư Toán của tôi)


 

Thưa Thầy,

Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin !

Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !

Ngày con học Đệ Tam trường Quốc Học Huế, Thầy là một giáo sư mới ra trường, tràn đầy nhiệt huyết, áo quần lúc nào cũng bảnh bao tươm tất; vào lớp Thầy giảng bài hăng say như quên cả thời gian. Khi Thầy đứng lớp, có nội qui luật lệ đàng hoàng, chúng con đôi khi cũng ngán nhưng Thầy rất yêu thương học trò.

Rồi một hôm, con thật bất ngờ khi nghe một người quen kể lại rằng Thầy đã tâm sự với anh ấy về con như sau : „Trong lớp „moi“ có một con nhỏ học trò, nó có đôi mắt sâu quá, mỗi lần giảng bài thấy nó nhìn là „moi“ bối rối !“. Ôi chao, con nghe mà cũng bối rối theo luôn bởi vì giờ Thầy giảng bài mà học trò không nhìn Thầy thì nhìn ai bây giờ ?, không lẽ con phải để đôi mắt ra ngoài cửa sổ để nhìn mây bay lang thang và đếm lá rơi từng chiếc hay sao ? Thật khổ tâm cho con, từ đó đến giờ Thầy, con phải giả vờ ghi chép thật nhiều để tránh bớt nhìn Thầy, làm như mình là một người học trò chăm chỉ nhất lớp.

 

Nghĩ về Thầy, có một điều làm chúng con ân hận là cái tên và họ của Thầy dễ có nhiều tên ghép quá nên lũ học trò hay đặt nhiều hỗn danh cho Thầy, tuy không có ác ý nhưng chỉ vì tính nghịch ngợm mà thôi. Kính xin Thầy tha thứ cho những lỗi lầm của chúng con trong đời học sinh còn trẻ và thích vui đùa nghịch phá. Thầy ít khi giận người, hiếm nghe lời nói nặng, Thầy là tấm gương sáng cho chúng con mãi mãi noi theo.

Rồi sau năm 1975, Thầy trò đều rách nát như nhau. Gặp lại Thầy, Thầy gầy hơn trước nhiều lắm, lưng hơi còng, lại quá ốm. Cả hai Thầy trò đều lọc cọc trên chiếc xe đạp cà tàng !

Con ái ngại hỏi Thầy :

-    Thưa Thầy, Thầy có tiền hưu không ạ ?

-    Tôi làm gì có tiền hưu.

-    Thế thì, Thầy lấy gì để sống ?

-   Trong nhà có cái gì bán cái đó, bán lần hồi sống qua ngày, được ngày nào hay ngày đó.

Điệp khúc „Được ngày nào hay ngày đó“ nghe mà não lòng vô cùng !

Sau đó, con đã xin phép mời Thầy đi ăn một chút gì với con vì con vừa mới lãnh nửa tháng lương (hồi đó lương phát một tháng 2 kỳ).

-    À ra thế, mà lương Chị có khá không ?

-    Dạ thưa Thầy, được 80 đồng.

Vào quán, con đã kêu hai tô bún bò, ăn chưa được nửa tô, Thầy khen :

-   Bún bò ở đây ngon thiệt, lâu quá rồi tôi mới được ăn ngon như vậy !

Thấy Thầy thích, con lại kêu thêm một tô cho Thầy nữa, hai Thầy trò được một bữa ăn no nê.

 

Trên đường về, Thầy băn khoăn hỏi con :

-       Ăn như vậy có đắt lắm không ?

-       Thưa Thầy, không bao nhiêu.

-       Tôi muốn biết cụ thể để khi nào có điều kiện thì…

Con đành nói thật :

-       Thưa Thầy, tất cả hết 15 đồng.

Thầy nhẩm tính :

-       Thế thì gần hết ½ tháng lương của Chị rồi.

-       Lâu lâu mới „hào hoa“ một lần, Thầy lo gì !

Trước khi chia tay, con đã nhét vội vào túi quần Thầy 10 đồng.

Thầy quay người lại :

-       Ơ! Ơ! bậy nào, không được...

Nhưng con đã leo lên xe đạp chạy mất !

 

Rồi con được ra đi, Thầy ở lại với bao nỗi u hoài chất chứa trong lòng !

Qua năm 2001, con trở về thăm gia đình, đồng thời lại nhận được giấy mời tham dự buổi họp mặt thường niên các Thầy Cô giáo và học trò cũ của hai trường Quốc Học - Đồng Khánh Huế. Con đã hỏi thăm Ban Tổ Chức xem trong danh sách các Thầy Cô ngày mai gồm có những ai và được biết có Thầy.

Thế là con đã đi mua một giỏ hoa thật đẹp, muốn đem đến một điều bất ngờ cho Thầy; mới nghĩ chừng đó mà lòng con đã rộn ràng reo vui !

 

                   Ton That Tac

 

Khi em xướng ngôn viên mời Thầy lên, Thầy đã giật mình và sau một phút giây ngơ ngác Thầy từ từ đứng dậy bước lên sâu khấu với nụ cười thật tươi trên nét mặt rạng ngời. Trong lời phát biểu, con đã xen lẫn một câu nói đùa, con nói rằng : „Cả đêm qua không ngủ được vì cứ sợ sáng hôm nay nếu Thầy không đến, giỏ hoa nầy con không biết tặng cho ai vì người yêu lý tưởng của con không còn nữa“ làm cho Thầy và cả hội trường cười vang !

Cho đến bây giờ con vẫn không quên đôi mắt rưng rưng và đôi tay run lên vì xúc động khi Thầy đón nhận món quà và càng cảm động hơn khi các học trò cũ của con hiện diện hôm đó đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô cử chỉ ân tình mà con đã dành cho Thầy. Con vui suốt ngày hôm đó, con đã mang đến cho Thầy một niềm hãnh diện vì chỉ có Thầy là người duy nhất có quà tặng của học trò cũ mà thôi. Nghề giáo không phải là một nghề bạc bẽo như người ta thường nói. Với con thì trái lại đó là một cái nghề cho không bao nhiêu nhưng đã nhận rất nhiều.

 

Tan buổi lễ đã lâu mà các em học sinh cũ vẫn còn vây quanh con, nghĩa cử của con đối với Thầy vừa rồi là một hình ảnh đẹp mà các em sẽ nhớ mãi và sẽ noi theo để thực hành sau này.

Bây giờ nhớ lại, con vẫn thấy xôn xao trong lòng. Hãy trả lại cho chúng con nét rạng ngời hạnh phúc mà Thầy đã mang lại cho chúng con trong khoảnh khắc kỳ diệu khi Thầy trò ta đoàn tụ. Đó là niềm hạnh phúc không thể mua bằng tiền, nó chỉ đến khi trong trái tim ta có một tấm lòng.

Cả một đời với cái tâm, Thầy đã sống tận tình với gia đình, với trường, với bạn, với học trò sách vở. Cái tâm ấy đã làm cho Thầy trở thành một vị Thầy khó quên của trường Quốc Học Huế năm xưa!

 

Nghe bạn bè kể lại, hôm đến thăm Thầy lần cuối, Thầy sửa soạn đi vào giấc ngủ ngàn năm, khuôn mặt Thầy đẹp và thanh thoát như nét mặt thiền sư nhưng nhìn kỹ môi Thầy thì dường như ẩn hiện vừa một thoáng mỉm cười bao dung thương mến, vừa một chút khẩy cười tiếu ngạo với trần thế sau lưng.

 

Thầy vẫn thường nói : „ Con người rốt cuộc vẫn là kẻ "viễn hành cô lữ" và Thầy đã ra đi làm "người lữ hành cô lữ“, để lại muôn vàn hụt hẫng tiếc thương cho Cô, cho các cháu, cho tang quyến và cho tất cả bạn bè cũng như học sinh chúng con.

 

Xin chân thành chia nỗi bi thương, xin cho được chia nước mắt, chia nỗi tiếc nhớ, niềm kính yêu cùng Cô và tang quyến khi nghĩ về Thầy.

 

Xin vĩnh biệt một người Thầy hết lòng vì trường lớp, vì học sinh; một người Thầy chỉ biết dâng hiến cả đời mình cho phấn trắng bảng đen.

 

Cầu mong Thầy thanh thản về với thiên thu.

 

 

Học trò cũ của Thầy

 

Nguyên Hạnh HTD

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 3369)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
09/04/2022(Xem: 5886)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 8790)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3894)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 5697)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8529)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3427)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6022)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5681)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7584)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]