Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cho nhau ngày vui

25/05/201119:38(Xem: 3113)
Cho nhau ngày vui

 lotus_54

 

CHO NHAU NGÀY VUI

 

* Viết tặng Ngọc-Lan-Hưng

 

Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian !

Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.

Tuy nhiên niềm vui đối với tôi vẫn chưa trọn vẹn vì còn thiếu một khuôn mặt, mới có lục nữ được gặp nhau chứ chưa phải là thất nữ. Thi Thi Hồng Ngọc vì lý do riêng nên không thể về tham dự ngày ra mắt sách được.

 

Tôi biết Thi Thi cũng đã buồn và tiếc nuối rất nhiều, bất đắc dĩ phải bỏ qua một cơ hội ngàn vàng trong cuộc đời mình ! Để chia xẻ bớt phần nào nỗi lòng của Thi Thi, tôi nhất quyết đi thăm em một lần. Nhân có khóa Giáo lý Phật Pháp Đức Quốc tổ chức ở Tu Viện Viên Đức - Ravensburg mà Ravensburg không xa Überlingen - nơi Thi Thi ở - bao nhiêu, tôi đã thực hiện chuyến đi này. Thế là từ khi báo tin cho đến ngày lên đường, Thi Thi đã điện thoại cho tôi liên miên, nôn nao đợi chờ ngày gặp gỡ. Tôi nghĩ những cặp tình nhân hẹn hò nhau chắc cũng rộn ràng như chúng tôi là cùng !

Điều cảm động hơn nữa, khi hay tin tôi sẽ về thăm chuồng chim của Thi Thi thì Hoa Lan cũng đi và Nhật Hưng cũng đã khăn gói phút chót lên đường vì cả hai đều muốn gặp tôi. Đường đi của tôi và Nhật Hưng không xa bao nhiêu, chỉ mất 3 giờ đồng hồ xe lửa với một lần đổi tàu, còn Hoa Lan thì xa vời vợi. Từ Berlin về phải đổi 4 lần tàu, lắc lư ê ẩm cả người mới tới nơi !

Thật đúng là Hoa Lan đã không ngại „đường đi không khó vì ngăn sông cách núi…“ bởi vì „ thương nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua “ !!

Số của Thi Thi đúng là cái số vất vả, ngày tôi đến Thi Thi cũng vẫn phải đi làm, nhà hàng cần Thi Thi thành ra đón tôi ở sân ga chỉ có Nhật Hưng và Hoa Lan. Ôm nhau trong nỗi mừng vui, tha hồ tíu tít, kéo nhau đi bộ về, nhà Thi Thi vừa gần nhà ga vừa ở trung tâm thành phố. Cả hai cô nàng Hoa Lan và Nhật Hưng lại còn quá lịch sự, ai cũng có mang quà tặng cho tôi : Chiếc khăn quàng dễ thương của Nhật Hưng và cây son màu hồng dịu dàng của Hoa Lan. Các món quà ân tình đã làm lòng tôi rưng rưng trong phút giây hội ngộ ! Qua thoáng mừng vui, cả ba kéo nhau qua nhà hàng để trình diện Thi Thi. Với tôi, đây là lần đầu tiên được diện kiến nên Thi Thi đã ôm chầm lấy tôi rồi còn vuốt ve vòng eo của tôi nữa mới chịu buông ra. Phút giây đợi chờ đã đến, ôm nhau trong vòng tay mà trào dâng bao cảm xúc !

Nhật Hưng và Thi Thi ở lại nhà hàng lo chuẩn bị bữa ăn họp mặt thịnh soạn. Nhật Hưng đúng là cây đầu bếp trứ danh, mang cả khuôn chảo từ Thụy Sĩ sang để đổ bánh cuốn, còn Hoa Lan đưa tôi đi lang thang cho biết phố phường.

 

Überlingen, thành phố đẹp một cách quý phái và hiền hậu làm tôi nhớ đến Venise. Nước và nước êm đềm bên mặt hồ lồng lộng gió. Lớp lớp những người đi bộ nối đuôi nhau, những lối đi nhỏ âm u chen giữa những mái nhà cao uống hết ánh sáng mặt trời. Hoa Lan đã chụp cho tôi không biết bao nhiêu tấm hình; trời hôm ấy quá đẹp, nắng giữa tháng 5 trong veo, gió vẫn còn lạnh ngọt. Thiên nhiên rực rỡ, đất trời đầu Hạ cho mình niềm hạnh phúc chan chứa khi hai đứa tôi ngồi bên nhau trên ghế đá công viên sát bờ hồ. Trên cao trời xanh bao la, mấy trắng lớp lớp xây thành, cảnh vật càng làm cho lòng mình bâng khuâng hơn nữa !

 

Buổi cơm hội ngộ đã diễn ra trong bầu không khí vui tươi, đầy ắp nụ cười. Anh chị Loan & Lộc chủ nhà hàng lại rất hiếu khách, dù mới gặp nhau lần đầu mà tưởng chừng như đã thân thiết nhau tự bao giờ ! Ăn xong, kéo nhau về lại chuồng chim, giờ phút đó Thi Thi mới thực sự là của chúng tôi; em lại còn giới thiệu tôi với mẹ em qua đường dây Internet vì em bảo mẹ em rất ái mộ những bài viết về xứ Huế.

 

Sau đó tất cả kéo nhau đi dọc bờ hồ rồi trực chỉ đến hồ tắm nước nóng, vùng vẫy với nhau hai giờ đồng hồ, quên hết muộn phiền, rũ bớt bụi trần ! Trên đường trở về, chiều đang xuống dần nhưng lòng vẫn còn tiếc nuối, kéo nhau ra bờ hồ, những chiếc ghế như mời gọi ân cần ! Chúng tôi ngồi bên nhau cho thời gian trôi chầm chậm, buổi chiều nhiều gió và nắng êm đềm, hòa bình với đất trời và với mình nhưng lòng vẫn thấy tiếc vì thiếu vắng những người bạn thân yêu. Muốn chia xẻ niềm vui, chúng tôi đã phone liên tục cho Phương Quỳnh, kể không biết bao nhiêu là chuyện; phone cho Hương Cau nhưng rất tiếc là cô nàng không có ở nhà, Hồng Nhiên thì đi Tây Ban Nha, còn Ngọc Nga lại ở quá xa, bên chân trời nước Ý nên đành chịu.

 

Thi Thi lại lo chu đáo thêm một bữa ăn tối, ăn xong lại lang thang một lần nữa. Đêm xuống dần thật êm ả, mặt hồ vẫn là nơi mời gọi quyến rũ nhất. Đêm đã khuya nhưng chúng tôi vẫn còn tiếc nuối, chưa muốn rời những lối đi êm đềm của thành phố dễ thương này !

Chỉ có một chuồng chim nhỏ bé như vậy mà đã chứa 4 chúng tôi, căn phòng vẫn đầy ấm cúng và rộn ràng tiếng cười đùa như trẻ thơ!

Rồi ngày vui qua mau quá, sáng mai lại Thi Thi đưa chúng tôi ra sân ga để đi qua Tu Viện Viên Đức. Hoa Lan và Nhật Hưng sẽ cùng Thi Thi qua Thụy Sĩ - tiếp tục cuộc vui tại nhà Nhật Hưng sau khóa Giáo lý chỉ còn tôi là phải giã từ nên lòng buồn nhiều hơn vui. Ôm từ biệt Thi Thi, lòng tôi chùng xuống, bước những bước chân nặng nề lên toa tàu, quay nhìn lại thấy Thi Thi đứng chơ vơ giữa sân ga với hai hàng nước mắt chảy dài làm cổ họng tôi cũng nghẹn ngào, tràn ngập cả ưu tư và hình ảnh này đã theo tôi suốt cả đường về !

Giờ chia tay nhau càng nghĩ càng ngậm ngùi, thương nhớ vô vàn những giây phút ngắn ngủi bên nhau. Nhưng thôi, ngắn ngủi gặp gỡ cũng có điều hay là còn vương vất, còn mơ tưởng trong lòng mọi người để mà tiếc, để mà thương, để mà nhớ nhung lâu dài hơn !

Tôi không có gì nhiều nhưng đi đến đâu cũng có những cánh tay đón tiếp và tôi tin tưởng vào một thế giới mở rộng đầy tình người; âu đó cũng là một phước lớn của cuộc đời tôi.

Thôi, cũng xin bằng lòng và xin cám ơn đất trời đã cho chúng tôi có những giờ vui hiếm hoi bên nhau tràn đầy lòng thương yêu.

 

Xin chào tạm biệt thành phố Überlingen dễ thương và hẹn ngày gặp lại với một tấm lòng :

„… Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương ?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở,

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn “.

 

(Chế Lan Viên)

 

Nguyên Hạnh HTD

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2014(Xem: 3060)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
06/08/2014(Xem: 6350)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
02/08/2014(Xem: 3400)
Tôi không đủ ngôn từ để diễn tả nhưng tôi vẫn cố gắng viết để tri ân và đền đáp những bạn bè cùng học sinh Trưng Vương thân yêu đã dành cho tôi những cảm tình thương mến, những tiếp đón quá ư nồng hậu, ngoài sự mong ước của mình trong chuyến đi U.S. vừa qua. Qua bao nhiêu Email thăm hỏi ân cần của Kim Dung rồi của Mai Phương - Hội Trưởng Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California – tôi quyết định bay qua Cali. tham dự “Đại Hội Trưng Vương Thế Giới 2014” và sau đó đi Cruise 4 ngày nữa (21 – 24.7.2014).
29/07/2014(Xem: 4322)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái, thì khác: không giới hạn.
24/07/2014(Xem: 9662)
Xuất gia không phải là nghèo Xuất gia là để noi theo Phật Đà Xuất gia lý tưởng cao xa Xuất gia để khỏi bôn ba chợ đời Xuất gia điều tốt tuyệt vời Xuất gia có nghĩa xa rời thế gian Xuất gia giải thoát nhẹ nhàng Xuất gia tự tại muôn ngàn bình yên
19/07/2014(Xem: 13067)
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO (TK. Thích Huyền Quang), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC t.t. (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BƯỚC XUỐNG TRẦN GIAN, DUYÊN NỢ (thơ Hàn Long Ẩn), trang 13 ¨ QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN II, NHIỆM KỲ II (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN VÀ AN CƯ TẠI PHV QUỐC TẾ (Hophap.net), trang 16 ¨ PHỤC BÁI THƯỢNG VĂN (BHDTƯ GĐPTVN), trang 18 ¨ NIỀM VUI TU HỌC (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 19 ¨ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ BẠN (HT. Thích Trí Chơn dịch), trang 20 ¨ NGÀY ĐẦU AN CƯ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ (Thích Minh Dung), trang 23 ¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN IV (Hoavouu.com), trang 24 ¨ CHÉN TRÀ TÀO KHÊ (Thích Nguyên Tạng), trang 26 ¨ ĐỒI MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 28
17/07/2014(Xem: 8396)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu. Người ta tạm định nghĩa, “ngôn ngữ chỉ là một công cụ” dùng để biểu đạt ý nghĩ, trạng thái tâm sinh lý để người khác nhận biết, thấu hiểu, cảm thông. Có nhiều dạng ngôn ngữ, ta có thể tạm chia ra làm hai, ngôn ngữ xuất phát ở bên trong (nội tính) và ngôn ngữ thể hiện ở bên ngoài (ngoại tính). Cho dù phát xuất từ đâu, một khi xử dụng nếu ta không có trí tuệ, chân thật, ái ngữ, lợi hành, lợi người, thì không khéo sự biểu đạt ấy, đôi khi lại là mầm mống, nguyên nhân của những hiểu lầm, ngộ nhận, xích mích, đáng tiếc khác.
24/06/2014(Xem: 4447)
Vào một buổi sáng thật đẹp trời của ngày 26 tháng 11 năm 2012, phái đoàn nhỏ của chúng tôi gồm Thượng Tọa Quảng Đạo (Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc), tôi (Chùa Hương Sen, Hoa Kỳ) và vài nam nữ Phật tử nữa được Thượng Tọa Phổ Huân (Trụ trì chùa Pháp Bảo, Sydneys) đưa lên viếng cơ sở thứ hai của chùa Pháp Bảo là Tu viện Đa Bảo, tiểu Bang New South Wales, Úc Châu, và thăm Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, đang nhập thất tại đây.
21/06/2014(Xem: 10125)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
16/06/2014(Xem: 33470)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]