Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh Thản đời hưu

14/01/201115:12(Xem: 3819)
Thanh Thản đời hưu


vo dai sinh 

Thanh thản đời hưu

 

Cách đây hơn một tuần, trong lúc chuẩn bị nấu nước pha trà buổi sáng, tự dưng lòng tôi nhớ quay quắt những chén trà năm xưa tôi đã từng chia sẻ với Thầy Tâm Phương trong những buổi sáng tĩnh lặng tại ngôi chùa nghèo Quảng Đức ở Broadmeadows. Tôi đã vội gọi Thầy Tâm Phương và hết sức may mắn Thầy vẫn còn nhớ tên tôi..dù rằng Thầy đã quên mất giọng nói quen thuộc của tôi rồi! Thầy rất mừng vì nghe được qua một số Phật tử  biết cuộc sống của tôi lúc nầy an nhàn lắm. Tôi thưa với  Thầy về cuộc đời  hưu của tôi mấy năm gần đây cũng như nói với Thầy là tôi thèm vô cùng được cùng Thầy nhâm nhi lại những chén trà xưa!

Đời hưu, nghĩ lại, có lẽ sướng thật, một đặc ân của tuổi già! Không có gì hết, không cần gì hết, không muốn gì hết. Hương vị... vô danh thật tuyệt vời!

Nói không phải khoe chớ cuộc đời tôi hình như đi từ thái cực này sang thái cực khác. Lúc nhỏ, cuộc sống cơ cực chắc chẳng ai cơ cực hơn. Bây giờ sống thảnh thơi... cũng chẳng ai thảnh thơi bằng! Thi sĩ Nguyễn Tuân có một câu thơ sáng tác khá lâu rồi... sao mà tiên đoán giống cuộc đời hưu hiện tại của tôi quá: "Cuộc đời vui quá..không buồn được"

Người xưa thường nói cuộc đời có đầy đủ "thư, điểu, thụ, ngư" là cuộc đời thần tiên. Quanh tôi giờ đã có đủ cả. Sách báo đủ loại, chim hót líu lo, cây xanh quanh nhà... lại điểm thêm những con cá vàng tung tăng bơi lội  trong hồ cạnh hòn non bộ chẳng thiếu gì!

Nói về chim, có một câu chuyện khá vui như thế này. Ở một nhà nọ có nuôi một con chim nhốt trong lồng mà hót ra rả suốt ngày. Tiếng hót ra rả đó được diễn dịch mỗi người một kiểu tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh người nghe. Bà cụ nhà kế bên chép miệng "khổ chưa, khổ chưa". Lũ trẻ giởn ngoài rào lải nhải "ngộ không, ngộ không". Bà Tư buôn gánh bán bưng lại ganh tỵ "chi khổ, chi khổ" ... không làm gì như mày mà vẫn có ăn, tao tự nguyện biến thành chim! Riêng tôi, tiếng hót của bầy chim nhỏ cạnh nhà thủy tạ sau hè... nghe sao mà buồn ngủ quá! Mới đặt lưng xuống võng kẽo kẹt vài vòng, đọc mới vài hàng quyển sách... đôi mắt đã lim dim theo tiếng ngân nga quen thuộc của chim rồi.

Hồi xưa Mẹ tôi nói khi tôi còn học tiểu học, thầy bói đã nhìn bộ dạng lờ khờ của tôi mà phán rằng " lù khù có ông cù độ mạng". Qua đây, ở tuổi hơn 40, anh Nguyễn Ngọc Diệp xem tử vi tôi và lại phán " số cậu có quới nhân giúp đỡ". Mà thật vậy, về vườn tược, số tôi có cả ông cù độ mạng lẫn quới nhân giúp đỡ.  

Vườn trước nhà đã có anh Lâm Hữu Xưa khéo léo cắt tỉa gọn gàng .Còn vườn sau lại được anh Nguyễn Như Liên năn nỉ... xin làm giúp, có anh Nguyễn Nam Sơn theo vịn giúp vài ngày. Anh Sơn trước năm 1975 là thượng cấp của tôi. Còn anh Liên tôi được gặp một lần trước khi anh rời Melbourne về miền đất ấm Queensland, nhưng sau này trở nên thật gần gũi từ khi anh tình cờ đọc bài viết về Mẹ tôi . Anh Liên bây giờ với gia đình tôi hết sức thân thiết.. . Vợ tôi nhiều lần đã thì thầm lo lắng "sau này khi anh Liên không còn nữa, nhìn vườn hoa nhớ anh chắc khóc hết nước mắt".  Thoạt đầu chỉ dự định xây hòn non bộ với nước chảy róc rách sau nhà theo cố vấn của thầy phong thủy... nhưng khi tôi về Việt Nam sang lại thấy có thêm hai nhà thủy tạ với cây xanh rợp mát... khiến tôi hoa cả mắt và muốn về hưu ngay. 

Vườn tôi có khá nhiều loại cây, trồng dưới đất có, trong các chậu kiểng có...và có cả các cây lan treo cho hoa đủ hương đủ màu. Anh Lâm Thành Hổ lại còn ưu ái từ Sydney mang xuống tặng hai cây chuối con, bây giờ chuối ở nhà tôi đã có mấy bụi xanh um và mỗi năm cho gia đình tôi vài ba quày chuối ngọt lịm...treo lủng lẳng trong nhà thủy tạ.

Mới mấy năm sống đời hưu trí mà tôi đã có thói quen ngâm nga lúc nào không hay. Mỗi lần nghe tôi ngâm nga, chắc là vụng về, khó nghe lắm, vợ con tôi cười khúc khích, thế nhưng lòng tôi lại cảm thấy hết sức thanh thản, nhẹ nhàng!

Rằng xưa có kẻ từ quan

Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...

Nếu bây giờ có ai hỏi tôi trong đời có điều gì luyến tiếc.. . chắc là tôi không chút do dự trả lời rằng 'về hưu quá trễ'. Sao lại để danh lợi buộc ràng đến hơn 60 tuổi mới đủ can trường về hưu! Đào Tiềm xưa đã có đắn đo gì đâu khi từ quan với câu nói bất hủ ' Chẳng lẽ ta đây chỉ vì 5 đấu gạo mà khom lưng cúi đầu mãi sao?'

Bài ' Qui khứ lai từ' ông sáng tác ở thời điểm đó được dịch lại thành thơ, nay đọc lại lòng vẫn cảm thấy lâng lâng:

Về đi sao chẳng về đi

Ruộng hoang vườn rậm, còn chi không về?

Đem tâm để hình hài sai khiến

Còn ngậm ngùi than vãn với ai?

........

Lối đi lạc chửa xa là mấy

Nay khôn rồi chẳng dại như xưa

Con thuyền thuận nẻo gió đưa

Gió hây hẩy áo, thuyền lơ lửng chèo

.......

Cuối cùng rồi, hãy bằng lòng với số phận mình. Cuộc đời tốt nhất là lúc về già giữ được hai tiếng bình an là may mắn lắm rồi.

Đàn chim cạnh nhà tôi vẫn bay lượn, vẫn hót ra rả quanh năm. Với tôi dù đó là tiếng kêu khổ chưa, khổ chưa, hay chi khổ, chi khổ... tôi không màng, miễn là nó đang hàng ngày giúp tôi tìm được sự thanh thản, an nhàn là đủ !  Tôi thật sự chẳng mong gì hơn.

 

Melbourne, mùa đông 2011
Võ Đại Sinh

(cùng một tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2019(Xem: 4707)
Tiếng nói là sinh mệnh của dân tộc. Không phải phở, nước mắm không còn hay truyện Kiều không còn thì dân tộc mất. Tiếng nói không còn, dân tộc diệt. Phở, nước mắm không còn thì ăn món khác, dù có tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Truyện Kiều không còn thì viết truyện khác, dù tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Mất tiếng nói là dân tộc biến dạng và biến thành một dân tộc khác. Chẳng hạn mai đây toàn dân Việt Nam đều nói tiếng Tàu thì Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Hoa. Nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Pháp thì Việt Nam biến thành một “Pháp Quốc Hải Ngoại”. Còn nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Anh thì Việt Nam biến thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay giống như Phi Luật Tân, Puerto Rico.
20/11/2019(Xem: 9815)
Vài cảm nghĩ chân thành nhân Ngày Nhà Giáo – 20/11 ( Huỳnh Phương – Huệ Hương )
01/11/2019(Xem: 4582)
Phật giáo Việt Nam với tư tưởng nhập thế hộ quốc an dân” luôn đồng hành cùng quá trình dựng nước, giữ nươc; luôn miệt mài vì độc lập, tự do cùng dân tộc. trong cuộc đồng hành đó phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 như một điểm nhấn rực rỡ, đánh dấu bước chuyển lớn trên con đường hướng nội và nhập thế đến tận cùng vì dân tộc.
31/10/2019(Xem: 5515)
Vào ngày 4/6/2018, nhà vẽ kiểu túi xách Kate Spade/ Kate Valentine thành công với tài sản ước lượng 200 triệu Mỹ Kim, bà đã treo cổ tự tử ở trong phòng riêng, để lại một tuyệt mệnh thư cho con gái, trong khi chồng ở một phòng khác. Điều này cho thấy “Thành công và tăm tiếng chưa chắc đã ngăn ngừa được sự buồn nản, chán đời” (Kate Spade's suicide is proof that money and fame can't deter depression).
29/10/2019(Xem: 5499)
Tuần qua tin tức thế giới chấn động khi được nhìn thấy 39 thi thể của những nạn nhân vì mục đích đi tìm hạnh phúc cho gia đình mình, cho mình và người thân theo quan niệm thường có ở thế gian ( của cải, vật chất) đã không màng đến tính mạng rủi ro xảy ra trên đường đến Anh Quốc . Chúng ta thường đã được nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức như sau khi đã tiếp xúc với nhiều dân tộc, ra nhiều thành phần trong xã hội " TẤT CẢ CHÚNG TA AI CŨNG MUỐN SỐNG CÓ HẠNH PHÚC CHỨ KHÔNG THÍCH KHỔ ĐAU " .
29/10/2019(Xem: 11139)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
24/10/2019(Xem: 7367)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
23/10/2019(Xem: 4477)
Chúng con/em là Tâm Thường Định, kính trình và thỉnh nguyện quý Ngài và quý anh/chị chung sức làm một Phật sự mới. Cuối tuần qua, trong buổi Có Mặt Cho Nhau 2 mà chúng con tổ chức, nhận ra sự lo ngại của các bậc Ba Mẹ, Ông Bà về thế hệ trẻ Phật giáo, và muốn tìm giải pháp cho các nan đề trong gia đình và cộng đồng, như: nghiện máy điện tử / smartphones, trầm cảm, tự sát, bạo lực học đường, tình yêu nam nữ, ứng xử trên mạng xã hội, gặp người khác tôn giáo, v.v…
22/10/2019(Xem: 13878)
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Thử vào Google và nhập từ khóa tìm kiếm là “văn hóa đọc”, chúng ta dễ dàng tìm thấy hàng loạt các bài viết loại này của nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước. Mặc dù vậy, tác động thúc đẩy hay tạo chuyển biến trong thực tiễn dường như chưa được là bao.
22/10/2019(Xem: 4162)
Hôm nay, thứ Bảy 19-10-2019, tại Thư Viện Tully thành phố San Jose, California, nhóm Phật tử trẻ do Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ đến từ Sacramento, phối hợp cùng một số Huynh trưởng, Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong vùng Bắc Cali tổ chức một “Hội Chợ Sách” (Book Fair). Đây là một sinh hoạt tương đối hiếm hoi trong sinh hoạt Văn hoá Phật giáo Việt Nam ở Hải Ngoại với ba thế hệ chung một con đường: Thế hệ Đàn Anh – Đàn Chị (Lão niên), thế hệ Bắc Cầu (Trung niên), thế hệ Đàn Em (Thanh thiếu niên).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]