Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh Thản đời hưu

14/01/201115:12(Xem: 3807)
Thanh Thản đời hưu


vo dai sinh 

Thanh thản đời hưu

 

Cách đây hơn một tuần, trong lúc chuẩn bị nấu nước pha trà buổi sáng, tự dưng lòng tôi nhớ quay quắt những chén trà năm xưa tôi đã từng chia sẻ với Thầy Tâm Phương trong những buổi sáng tĩnh lặng tại ngôi chùa nghèo Quảng Đức ở Broadmeadows. Tôi đã vội gọi Thầy Tâm Phương và hết sức may mắn Thầy vẫn còn nhớ tên tôi..dù rằng Thầy đã quên mất giọng nói quen thuộc của tôi rồi! Thầy rất mừng vì nghe được qua một số Phật tử  biết cuộc sống của tôi lúc nầy an nhàn lắm. Tôi thưa với  Thầy về cuộc đời  hưu của tôi mấy năm gần đây cũng như nói với Thầy là tôi thèm vô cùng được cùng Thầy nhâm nhi lại những chén trà xưa!

Đời hưu, nghĩ lại, có lẽ sướng thật, một đặc ân của tuổi già! Không có gì hết, không cần gì hết, không muốn gì hết. Hương vị... vô danh thật tuyệt vời!

Nói không phải khoe chớ cuộc đời tôi hình như đi từ thái cực này sang thái cực khác. Lúc nhỏ, cuộc sống cơ cực chắc chẳng ai cơ cực hơn. Bây giờ sống thảnh thơi... cũng chẳng ai thảnh thơi bằng! Thi sĩ Nguyễn Tuân có một câu thơ sáng tác khá lâu rồi... sao mà tiên đoán giống cuộc đời hưu hiện tại của tôi quá: "Cuộc đời vui quá..không buồn được"

Người xưa thường nói cuộc đời có đầy đủ "thư, điểu, thụ, ngư" là cuộc đời thần tiên. Quanh tôi giờ đã có đủ cả. Sách báo đủ loại, chim hót líu lo, cây xanh quanh nhà... lại điểm thêm những con cá vàng tung tăng bơi lội  trong hồ cạnh hòn non bộ chẳng thiếu gì!

Nói về chim, có một câu chuyện khá vui như thế này. Ở một nhà nọ có nuôi một con chim nhốt trong lồng mà hót ra rả suốt ngày. Tiếng hót ra rả đó được diễn dịch mỗi người một kiểu tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh người nghe. Bà cụ nhà kế bên chép miệng "khổ chưa, khổ chưa". Lũ trẻ giởn ngoài rào lải nhải "ngộ không, ngộ không". Bà Tư buôn gánh bán bưng lại ganh tỵ "chi khổ, chi khổ" ... không làm gì như mày mà vẫn có ăn, tao tự nguyện biến thành chim! Riêng tôi, tiếng hót của bầy chim nhỏ cạnh nhà thủy tạ sau hè... nghe sao mà buồn ngủ quá! Mới đặt lưng xuống võng kẽo kẹt vài vòng, đọc mới vài hàng quyển sách... đôi mắt đã lim dim theo tiếng ngân nga quen thuộc của chim rồi.

Hồi xưa Mẹ tôi nói khi tôi còn học tiểu học, thầy bói đã nhìn bộ dạng lờ khờ của tôi mà phán rằng " lù khù có ông cù độ mạng". Qua đây, ở tuổi hơn 40, anh Nguyễn Ngọc Diệp xem tử vi tôi và lại phán " số cậu có quới nhân giúp đỡ". Mà thật vậy, về vườn tược, số tôi có cả ông cù độ mạng lẫn quới nhân giúp đỡ.  

Vườn trước nhà đã có anh Lâm Hữu Xưa khéo léo cắt tỉa gọn gàng .Còn vườn sau lại được anh Nguyễn Như Liên năn nỉ... xin làm giúp, có anh Nguyễn Nam Sơn theo vịn giúp vài ngày. Anh Sơn trước năm 1975 là thượng cấp của tôi. Còn anh Liên tôi được gặp một lần trước khi anh rời Melbourne về miền đất ấm Queensland, nhưng sau này trở nên thật gần gũi từ khi anh tình cờ đọc bài viết về Mẹ tôi . Anh Liên bây giờ với gia đình tôi hết sức thân thiết.. . Vợ tôi nhiều lần đã thì thầm lo lắng "sau này khi anh Liên không còn nữa, nhìn vườn hoa nhớ anh chắc khóc hết nước mắt".  Thoạt đầu chỉ dự định xây hòn non bộ với nước chảy róc rách sau nhà theo cố vấn của thầy phong thủy... nhưng khi tôi về Việt Nam sang lại thấy có thêm hai nhà thủy tạ với cây xanh rợp mát... khiến tôi hoa cả mắt và muốn về hưu ngay. 

Vườn tôi có khá nhiều loại cây, trồng dưới đất có, trong các chậu kiểng có...và có cả các cây lan treo cho hoa đủ hương đủ màu. Anh Lâm Thành Hổ lại còn ưu ái từ Sydney mang xuống tặng hai cây chuối con, bây giờ chuối ở nhà tôi đã có mấy bụi xanh um và mỗi năm cho gia đình tôi vài ba quày chuối ngọt lịm...treo lủng lẳng trong nhà thủy tạ.

Mới mấy năm sống đời hưu trí mà tôi đã có thói quen ngâm nga lúc nào không hay. Mỗi lần nghe tôi ngâm nga, chắc là vụng về, khó nghe lắm, vợ con tôi cười khúc khích, thế nhưng lòng tôi lại cảm thấy hết sức thanh thản, nhẹ nhàng!

Rằng xưa có kẻ từ quan

Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...

Nếu bây giờ có ai hỏi tôi trong đời có điều gì luyến tiếc.. . chắc là tôi không chút do dự trả lời rằng 'về hưu quá trễ'. Sao lại để danh lợi buộc ràng đến hơn 60 tuổi mới đủ can trường về hưu! Đào Tiềm xưa đã có đắn đo gì đâu khi từ quan với câu nói bất hủ ' Chẳng lẽ ta đây chỉ vì 5 đấu gạo mà khom lưng cúi đầu mãi sao?'

Bài ' Qui khứ lai từ' ông sáng tác ở thời điểm đó được dịch lại thành thơ, nay đọc lại lòng vẫn cảm thấy lâng lâng:

Về đi sao chẳng về đi

Ruộng hoang vườn rậm, còn chi không về?

Đem tâm để hình hài sai khiến

Còn ngậm ngùi than vãn với ai?

........

Lối đi lạc chửa xa là mấy

Nay khôn rồi chẳng dại như xưa

Con thuyền thuận nẻo gió đưa

Gió hây hẩy áo, thuyền lơ lửng chèo

.......

Cuối cùng rồi, hãy bằng lòng với số phận mình. Cuộc đời tốt nhất là lúc về già giữ được hai tiếng bình an là may mắn lắm rồi.

Đàn chim cạnh nhà tôi vẫn bay lượn, vẫn hót ra rả quanh năm. Với tôi dù đó là tiếng kêu khổ chưa, khổ chưa, hay chi khổ, chi khổ... tôi không màng, miễn là nó đang hàng ngày giúp tôi tìm được sự thanh thản, an nhàn là đủ !  Tôi thật sự chẳng mong gì hơn.

 

Melbourne, mùa đông 2011
Võ Đại Sinh

(cùng một tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 6669)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1938)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
23/03/2023(Xem: 2114)
Thoáng chốc một giấc mơ trưa, Xuân thu ai biết, bốn mùa qua nhanh. Hơi thở như hạt tinh anh, Vô thường trước cửa, gõ thành trăm năm.
23/03/2023(Xem: 1943)
Tiến sĩ Doãn Minh Triết (윤명철) Giáo sư Đại học Dongguk, được biết đến rộng rãi và nổi tiếng như một nhà thám hiểm mỉm cười với bạn bè, năm 2003, ông thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc, khởi hành từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và với thời gian trong 43 ngày đến Nhật Bản qua Incheon và đảo Jeju, Hàn Quốc.
22/03/2023(Xem: 2234)
Thật là một niềm hỷ lạc cho những Phật tử hay bất cứ những ai có nguyện lực, trí lực với đạo pháp (theo lời Ôn Cố Vấn HT Thích Tuệ Sỹ) được tham dự buổi giới thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh VN hôm nay 20/3/2023, lại trùng hợp với ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (Ngày của yêu thương và chia sẻ). Và hẳn ai đã được tham dự dù trên Zoom thôi sẽ rất vui mừng và cung kính tri ân hoài bão và đức độ phụng hiến của Chư Tôn Thiền Đức và các thành viên trong Hội Đồng phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời, được chỉ đạo và cố vấn từ Ngài Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN HT Thích Tuệ Sỹ. Con, Phật tử Huệ Hương không hiểu được phước duyên gì mà có cơ hội được TT Thích Nguyên Tạng chỉ dẫn vào Zoom, để lắng nghe và tìm hiểu thêm những gì mình chưa được biết trong sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại, để bước vào biển pháp mênh mông và gia tài đồ sộ mà Đức Thế Tôn đã để lại cho bốn chúng đệ tử sau hơn 2500 năm.
18/03/2023(Xem: 2337)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 2433)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 7445)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 10154)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 2897)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]