Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lối cũ

14/01/201109:11(Xem: 3357)
Lối cũ

con duong 3

Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Ba mươi năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của ngày mới lớn. Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm dù đã trải qua bao tháng năm cũng chẳng rộng lớn gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên quang cảnh càng hiu hắt thê lương.

Con đường từ Phú Bài về thành phố, ngày xưa tôi thấy xa ngút ngàn mà sao bây giờ lại ngắn quá vậy? Qua đồng An Cựu lại càng giật mình trước sự đổi thay. Những đồng ruộng xanh tươi rì rào trong gió mà ngày xưa tôi vẫn đi ngang qua khi học thêm môn Pháp văn với thầy Thông nay không còn nữa. Huế đổi thay quá nhiều, Huế thầm lặng, Huế êm đềm, Huế tình tứ của ngày xưa đã không còn! Một cảm giác chơ vơ lạc lõng xâm chiếm lấy hồn tôi ngay những bước chân đầu tiên khi trở về chốn cũ.

Về thăm nhà được 3 hôm rồi nhưng thay vì đi nơi này nơi khác, tôi chỉ muốn tản bộ một mình. Lần bước tôi đi vào Nội thành, nơi đã ghi biết bao dấu chân của tôi mỗi ngày đi về; nhưng còn đâu những con đường hoàng thành ủ đầy bóng mát, nhìn đâu cũng thấy phố xá nhà cửa chen nhau. Thẫn thờ, lần bước đến hồ Tịnh Tâm, tôi rẽ vào con đường lởm chởm những đá dăm và ổ gà. Ngày xưa lúc nào hương sen ở đây cũng tỏa ra ngào ngạt cả một bầu trời, bây giờ chỉ toàn là những hồ ao rau muống tối tăm. Chính nơi đây tôi đã cùng bạn bè đua nhau học bài thi rồi khi chán học lại chơi trò buôn bán, nấu ăn hoặc dựa vào gốc cây dừa thiu thiu ngủ, văng vẳng bên tai có tiếng sáo diều vi vu như đưa tôi vào cõi mộng.

Lòng buồn nhiều hơn vui, tôi bước chậm lần về dọc theo con đường đến trường Đoàn Thị Điểm- trường tiểu học của tôi ngày xưa. Bờ thành rêu phong như cúi đầu trầm mặc, cung miếu bệ rồng lặng yên nhớ thuở vàng son. Trên đầu tôi hàng phượng vỹ đỏ rưng rưng đến nao lòng! Một cánh phượng ngập ngừng rơi, tôi nhặt lên, lật xem hai mặt cánh hoa trong lòng bàn tay mà gợi nhớ cả một thời cắp sách đến trường.

Năm tháng, nhiều năm tháng đã trôi qua, mới đó mà nay tôi cũng đang đi dần vào tuổi già, thuở áo trắng đã xa lắm rồi. Nhìn lại cuộc đời mình chỉ thấy những ngày còn cắp sách là êm đẹp, là thần tiên nhất. Chân bước thênh thang vui đùa với cỏ cây, với bầu trời, với gió, với mưa như trời đất thiên nhiên tự có sẵn và bằng lòng.

Đường về Nội thành hanh hao nắng trưa, lũ ve chợt thức giấc hối hả làm nhiệm vụ, cứ ra rả những bài tình ca muôn thuở làm tôi bồi hồi. Bâng khuâng tôi nhặt một cánh hoa nữa vừa rơi, những cánh phượng này sẽ theo tôi vượt đại dương về bên ấy. Tôi muốn lưu giữ một thoáng hương xưa để cảm thấy ấm lòng hơn trong những ngày vào đông tuyết giá ở xứ người.

Tôi không làm sao tìm ra được vị trí căn nhà cũ của mình hiện nằm ở khoảng nào? Hỏi thăm ai đây khi thời gian xa cách đã 30 năm? Tôi đứng bơ vơ, lòng rười rượi buồn, nhà cửa hai bên đã mọc chi chít như dãy phố chợ, còn đâu căn nhà ba gian hai chái có đủ sân trước vườn sau? Ngần ngại mãi tôi cũng tìm ra được căn nhà thân yêu của ngày thơ ấu mà nay đã trở thành cửa hàng bán quần áo. Cũng nhờ một lối đi vào bên hông, tôi đã vào được sân sau, bác chủ nhà đã ngỡ ngàng hỏi tôi cần gì? Tôi xin phép được thăm lại nơi chốn cũ của mình, câu hỏi đầu tiên là hòn non bộ mà Ba tôi đã chăm chút từng ngày có còn  không? Thì ra nó vẫn còn, vẫn đậm nét khắc ghi ngày tháng Ba tôi đã dựng nên nó, đã từng cẩn thận gắn bằng xi-măng từng cái cầu vồng nhỏ với ngư ông ngồi câu cá, với những mảnh đá quý đủ màu. Tôi được hướng dẫn đưa vào thăm ngôi nhà, tôi đang đứng giữa căn nhà, các cây cột đã lâu năm mà vẫn còn bóng loáng mặc dầu đã chịu đựng bao năm tháng chiến tranh. Đưa tay sờ nhẹ vào chất nước sơn mà cảm thấy lòng mình nao nao xao động, nước mắt ứa ra, tôi cố ghìm lại mà không được và đã òa khóc như một đứa trẻ thơ. Bác mời tôi một chén nước chè xanh nóng hổi, tôi uống một ngụm mà nghe nghèn nghẹn như vừa uống một chất thuốc thật đắng. Chính nơi đây tôi đã lớn lên, đã thức khuya dậy sớm, miệt mài sách vở cũng như đã từng chứng kiến bao nỗi buồn vui lẫn xôn xao rộn ràng của tôi cả một thời thiếu nữ xuân thì. Nhân đây cũng xin cám ơn anh bạn hàng xóm đã từng chăm sóc tôi tận tình trong những tháng ngày học thi. Ân tình này tôi vẫn nhớ ghi dù rằng tôi không thể đền đáp được và đã làm buồn lòng anh không ít...

Tôi thẫn thờ nhìn lại khu vườn ngày trước, hoa lúc nào cũng thi nhau đua nở. Mật ngọt trái cây mời gọi những con chim chào mào, chích chòe, se sẻ về đây hội tụ. Các thanh âm, hương hoa, màu sắc cùng phối hợp hài hòa. Tiếng chim hót rộn rã, nhạc gió lao xao, hương cau thoảng đưa ngạt ngào. Màu xanh mơn mởn của lá cây dưới bầu trời thanh thiên; đôi khi vào giữa trưa hè, cảnh vật đìu hiu trở nên vắng lặng. Tôi cảm thấy yêu thương trìu mến khu vườn một cách êm đềm, cảm giác đó tưởng như không bao giờ mất, nó nằm gọn trong trái tim tôi và mãi mãi ngự trị ở đó. Anh em chúng tôi thường chạy ra vườn tìm nhặt một chiếc mo cau làm xe tàu để kéo. Anh luôn luôn tình nguyện làm tài xế, tôi ngồi sau, anh kéo tàu đi từ nơi này đến nơi khác, mồ hôi nhễ nhại. Tôi thấy thật tội nghiệp và không muốn chơi trò đùa này nữa nhưng qua ngày hôm sau rồi cũng vậy anh vẫn giành làm kẻ kéo xe.

Mai đây biết đến khi nào tôi còn được gặp lại? Tôi đi thăm cây cau, nhìn lại cây bát-bát, dừng lại dưới một nhánh sầu đông, nhìn thật kỹ giữa cành lá sum suê. Tôi tự nghĩ chắc đêm nay sẽ có nhiều chim chóc về ngủ lại nhưng tôi nào có thấy được chi đâu? Đôi mắt tôi hai giọt lệ ứa trào!

Ngồi cũng đã lâu, tôi xin từ biệt và cám ơn bác: Một ngày gần đây, cháu xin đến thăm bác một lần nữa. Nói như vậy nhưng tôi biết là khó có ngày trở lại đây như đã hẹn khi phải qua bao nghìn trùng xa cách.

Tôi đi trong bóng mát của những cành lá sầu đông tỏa rộng, bên kia đường là cây phượng vỹ to lớn già cỗi. Tôi đứng lại dưới cây như đứng dưới bóng một vị thần đã từng chứng giám che chở cho tôi trong những ngày thơ dại. Tôi thầm nguyện xin gởi gắm cùng cây bao tâm sự buồn vui của mình. Chân buớc xa dần nhưng đầu vẫn cố quay nhìn, vẫn muốn ghi dấu hình ảnh căn nhà thân yêu với bao kỷ niệm, bao bóng dáng dấu vết của một ngày xưa không bao giờ trở lại!

Ngày tháng rồi sẽ vẫn qua đi với bao nhiêu điều xảy đến; vẫn lặp lại những công việc, những diễn biến quen thuộc nhưng không vì thế mà thiếu đi những điều mới lạ. Và lạ nhất là sau nhiều năm xa xứ, miệt mài với công việc, tưởng rằng trái tim đã khô cằn nhưng hóa ra vẫn thấy mình còn gặp lại những thổn thức, những xúc động trước cảnh cũ, nơi chốn của những ngày thơ ấu đong đầy kỷ niệm dấu yêu của đời mình.

... Huế rứa đó ngàn lần xa lại nhớ,

Một ngày về thôi mắt Huế đã sầu vương.

Lòng dặn lòng dù có trăm vạn lần thương,

Cũng đừng khóc mà quê hương mình lụt lội!

(Thơ HĐT Anh)

Nguyên Hạnh - HTD.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 3396)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
09/04/2022(Xem: 5937)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 9154)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3914)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 6119)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8712)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3460)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6173)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5832)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7771)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]