Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HÃY HỌC ĐIỀU CẦN HỌC - Tấn Nghĩa

07/01/201104:59(Xem: 3554)
HÃY HỌC ĐIỀU CẦN HỌC - Tấn Nghĩa

HÃY HỌC ĐIỀU CẦN HỌC
Tấn Nghĩa

Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-nai, Bồ-tát là một vị đại thần của triều đình. Có một nữ nhân thôn quê thân thể béo mập, ăn mặc lôi thôi, làm công ăn lương, đang đi ngang qua gần sân của nhà vua, cảm thấy thân bị bức bách ngồi xuống lấy áo đắp che thân, giải toả sự bức bách của thân và nhanh nhẹn đứng dậy”.

Câu chuyện bắt đầu rất bình thường, nói về một hoạt động cũng… bình thường của con người ( nhưng lại ít được đề cập trong truyện, phim,…) là vấn đề đi vệ sinh.

Một cô gái thuộc tầng lớp nghèo đi ngang qua cung điện nhà vua mà muốn…đi vệ sinh. Cô ngồi xuống, lấy áo che thân cẩn thận, đi xong và đứng dậy nhanh nhẹn. Câu chuyện chỉ thế thế, rất…rất nhạt nhẽo. Thế nhưng, có điều gì cần suy ngẫm?

Con người ta thường có hai cách xử sự. Một cách công khai, hình thức, mang tính giao tiếp. Người Anh gọi đó là cách xử sự formal. Một cách khác, mang tính riêng tư, cá nhân, không…phổ biến cho người khác. Tiếng Anh gọi đó là cách xử sự informal. Điều này thấy rõ trong các hoạt động ngoại giao. Nhà ngoại giao có thể bắt tay, trò chuyện vui vẻ, nhưng trong chỗ tiêng tư có thể chửi bới hạ nhục nhau. Nhà ngoại giao có thể bên ngoài thì khen ngợi nhưng trong bụng thì… chửi thề. Trong những ngày gần đây, Wikileaks công bố các trang tài liệu mật, phổ biến cho bàn dân thiên hạ cái thể hiện đằng sau các nghi thức ngoại giao đẹp đẽ. Tình trạng phải có các cư xử formal và informal làm cho con người ta phải sống một cuộc sống hai mặt. Mọi người cũng quen với tính trạng đó và cho đó là bình thường, lẽ đương nhiên phải là như vậy.

Một loại suy nghĩa khác thể hiện tình trạng hai mặt. Một người khách đến nhà chơi được tiếp đón nồng hậu, lịch sự. Trong khi đó, đối xử với người nhà thì lạnh nhạt, bất lịch sự. Khách đền nhà chơi thì chỉ trong thoáng chốc, vậy mà được đối xử tử tế. Còn người cùng sống với ta, sao lại không tử tế như đối với khách để cuộc đời hạnh phúc hơn một chút.

Vậy thì cách xử sự của cô gái này có điểm gì lạ? Cô xử sự một cách formal ở nơi không ai thấy, nghĩa là trong bối cảnh informal. Đây chính là điểm đặc biệt của đoạn văn này. Nó cũng thể hiện quan điểm chung của Phật học: con người ta không nên sống hai mặt, cái thể hiện ra cũng đúng là cái ta suy nghĩ. Xử sự ở nơi công cộng cũng giống như ở một mình. Nếu ban khen một người, thì đó cũng phải là điểm đáng khen thật sự. Nếu bạn lịch sự với một người thì đó cũng phải do sự tôn trọng Phật tính bên trong con người đó. Nếu bạn nói điều mà bạn không nghĩ như thế thì đó là tội nói dối. Nếu bạn tử tế với người ngoài thì cũng nên tử tế với người cùng sống với mình.

Lúc bấy giờ vua Ba-la-nai, ngang qua cửa sổ đang nhìn xuống. Vua thấy nữ nhân ấy liền suy nghĩ: Người này trong khi giải toả sự bức bách của thân tại sân vua như vậy, vẫn biết tránh các lỗi lầm và nguy hại của lỗi lầm, dùng áp đắp che đậy, giải toả bức bách xon đứng dậy một cách nhanh nhẹn.

Nhà vua đã thấy hành động của cô gái. Bằng kinh nghiệm trị vì của mình, vua nhận thấy cá điểm đặc biệt trong hành vi của cô. Dù không có ai, cô cũng hành động một cách cẩn trọng, không buông tuồng. Ngày xưa, các vụ lớn tuổi, khi dựng vợ gả chồng cho con cái cũng sử dụng biện pháp “quan sát thực tế” hay “coi mắt” để có thể thấy được các hành vi…informal của…đối tác. Vua suy đoán:

Nữ nhân này chắc chắn khoẻ mạnh, nhà cửa nữ nhân này sạch sẽ. Với nhà cửa sạch sẽ, nếu có một đứa con thì đứa con ấy sẽ được sạch sẽ và sống có giới đức. Ta phải đặt người này lên làm hoàng hậu.

Nhà vua đang thực hiện công đoạn của một nhà tướng số. Các sách nhân tướng đều phát triển theo dạng: “người có tướng X” thì “có tính tình, đặc tính Y”. Chẳng hạn, có sách ghi: “người hay rung đùi thì tán tài”. Sách nhân tướng ấy không có câu trả lời. Hỏi đi hỏi lại, thầy tướng số sẽ trả lời : “các bậc tiên thánh, cổ nhân nói như vậy. Nghiệm đi nghiệm lại thì vẫn thấy đúng”. Nghĩa là : “lời cổ nhân là tiên đề, đừng hỏi nữa”. Thế là, môn tướng số trở thành loại “ khoa học huyền bí”.

Câu hỏi “tại sao có tướng X ấy thì có đặc tính Y” không được các sách tướng số trả lời.

Có chuyện kể rằng: một nhà tướng số quan sát thấy một vị chẳng có tướng gì quý, nhưng lại là người có nhiều trọng trách. Vị tướng số này thắc mắc và tìm mọi cách thâm nhập là gia nhân của vị kia. Cho đến một ngày, nhà tướng số thấy được quý tướng (ví như nốt ruồi son…) ẩn tàng của vị kia, bèn “ à thì ra là vậy”. Câu chuyện nghe rất hay, tuy nhiên, suy nghĩ của nhà tướng số cố một số “ tiên đề” :

- Mỗi người tài đều có quý tướng
- Quý tướng đó phải thể hiện trên thân thể.

Thế nhưng, cũng các nhà tướng số lại lưu truyền câu: “ tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt”. Đó là nhận xét đỉnh cao của các nhà tướng số. Nếu “ tướng tuỳ tâm sinh” thì một câu hỏi căn bản của nhân sinh cũng được đặt ra : “ bằng cách nào có được quý tướng ấy?”. Nếu “tướng tuỳ tâm diệt” thì câu hỏi đặt ra cũng là “bằng cách nào làm mất cái tướng hạ tiện mà mình đang có”. Cái “quý tướng, tiện tướng” biến động theo tâm như vậy thì làm sao mà rút ra quy luật? Các nhà tướng số không trả lời câu hỏi này. Họ chỉ là những nhà hiện tượng học. Cau hỏi đó đánh dấu điểm cuối của môn nhân tướng học. Muốn trả lời nó, cần phải bắt đầu một con đường khác. Điểm cuối của nhân tướng học cũng là điểm bắt đầu của Phật học.



Bài kệ đầu tiên của kinh Pháp Cú (phẩm Song yếu) mà mọi Phật tử đều thuộc lòng, viết :

Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo

Suy đoán về con người qua tướng của họ cũng chỉ là một cách làm gián tiếp , không theo dõi được các diễn biến của “tâm”, nguồn gốc của các tướng. Phật học dặn rằng, đừng xem tướng mạo bên ngoài( lầm chết được!) mà hãy quan sát trực tiếp hành vi. Đoạn văn trong Jàtaka trên tuy đơn giản nhưng lại đi vào điểm khác biệt sâu xa của cách xem tướng trên nhân quả của Phật học. Đức Phật nói:

“Tướng của người ngu ở trong hành động( của mình); Tướng của người trí ở trong hành động( của mình)…Có ba pháp nàà, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây này các Tỷ -kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ- kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được rằng: “ người này là kẻ ngu, không phải bậc chân nhân?” Vì rằng, này các Tỷ - kheo, người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên người hiền trí biết được :“ người này là kẻ ngu, không phải bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

Có ba pháp này, các Tỷ- kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ẩn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây này các Tỷ- kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ- kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí kia biết được: “ người này là người hiền trí, bậc chân nhân?”. Vì rằng, này các Tỷ- kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện , nên người hiền trí kia biết được: “ người này là người hiền trí,bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí” (Tăng Chi Bộ kinh, tập1, Chương 3 : Ba pháp, phẩm Người ngu)

Như vậy, từ một quan sát về hành vi nhỏ, nhà mua suy đoán các đặc tính về lối sống của cô gái. Việc lối sống không mang tính hai mặt là một điểm đặc biệt, không phải dễ kiếm. Vua nghĩ rằng nàng có thể làm hoàng hậu cho mình. Như thế, chỉ nhờ việc cẩn thận trong những việc nhỏ nhặt mà cô gái được nhà vua phong làm hoàng hậu.

Các suy luận thực tiễn và hướng tới lợi ích như vậy cũng là một đặc điểm của Phật học. Ngày nay, phim, tiểu thuyết, báo chí…luôn nói tới “ tình yêu” trong việc tiến tới ngôn nhân, xem đó như là điều kiện tiên quyết và là yếu tố giải quyết mọi vấn đề. Nếu hỏi “ có tình yêu để làm gì?”, câu trả lời hẳn phải là “ để gia đình hạnh phúc”. Vậy thì hạnh phúc mới là cái cần phải quan tâm. Tuy nhiên, hạnh phúc cần nhiều yếu tố, mà trong đó “ tình yêu” chỉ là một. Phật học chỉ cho người ta cách suy nghĩ thực tế hơn, quan sát nếp sống của người mà ta định chọn để lập gia đình: người này có mạnh khoẻ không? Ăn ở có sạch sẽ không? Nếp sống có giới đức hay không?

Nhà vua, sau khi biết được nữ nhân này chưa thuộc sở hữu của ai, bèn cho gọi nữ nhân ấy đến và đặt vào địa vị hoàng hậu. Nàng trở thành người vua yêu thương và ưa thích. Khong bao lâu nàng sanh được người con trai. Nhà vua đặt người con trai nàng lên làm chuyển luân vương.

Sau khi có các phỏng đoán như vậy, vua tiến hành kiểm tra các phỏng đoán này, đặc biệt là việc cô đã có gia đình hay chưa. Các suy đoán cần phải được kiểm nghiệm bằng thực tế. Sau khi đã kiểm tra tất cả, vua cưới nàng làm vợ.

Bồ- tát khi nghe câu chuyện về sự may mắn của nàng, dùng cơ hội này thưa với nhà vua: Phàm việc gì cần phải làm cho được tốt đẹp, sao lại không cho học tập. Sự việc này ,do nữ nhân này có công đức lớn khi giải toả sự bức bách của thân, vẫn biết tránh các lỗi lầm và nguy hại của lỗi lầm, biết dùng phương tiện che đậy, khiến nhà vui đẹp lòng và ban cho nàng phước lợi như vậy!.

Nhà vua khi cưới hoàng hậu, chỉ mới có nhận xét về đặc tính cẩn thận của nàng ở chỗ riêng tư. Bồ- tát- ở đây, trong văn cảnh của Jàtaka, chính là để chỉ một tiền thân của Đức Phật Thích Ca- không dè bỉu, không hạ thấp sự may mắn của cô gái nhà quê. Không cho rằng cô là…mèo mù vớ cá rán. Ngài tuỳ hỷ công đức, vui khi thấy người khác làm điều lành. Ngài vui khi thấy được công đức của cô gái và vui theo niềm vui của cô gái. Đây chính là con đường vương giả trong việc tích luỹ công đức. Chia sẻ tài sản, cúng dường người có đức…đều đem lại công đức. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là : làm sao để có công đức nhiều nhất mà cố gắng ít nhất? Phật học đã chỉ ra một phương pháp… chẳng cần làm gì cả mà vẫn có công đức. Đó chính là tuỳ hỷ công đức. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Nếu tuỳ hỷ công đức, mỗi ngày bạn sẽ không phải chỉ có một mà có vô số niềm vui vì trong ngày, chắc chắn bạn sẽ gặp niềm vui của rất nhiều người. Có truyền thống Phật giáo còn định lượng hẳn hoi: nếu vui theo niềm vui của người có sự tự điều chỉnh cao hơn mình thì mình sẽ được một nửa công đức đó. Nếu vui theo niềm vui của người có sự tự điều chỉnh kém hơn mình thì mình sẽ có công đức… gấp đôi người đó. Bồ -tát nhân câu chuyện của hoàng hậu, nâng nó lên thành một bài học phổ quát hơn để giúp ích cho nhiều người hơn. Theo ngài, mọi việc, dù ở nơi riêng tư, cũng cần phải làm cho tốt đẹp.

Nói xong, để tán thán mọi việc cần phải làm cho được tốt đẹp, Bồ- tát nói lên bài kệ:

Hãy học điều cần học
Dẫu có kẻ cứng đầu
Kẻ quê khéo tiểu tiện
Làm đẹp lòng nhà vua.

Nguồn:Văn hóa Phật giáo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 6704)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1941)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
23/03/2023(Xem: 2117)
Thoáng chốc một giấc mơ trưa, Xuân thu ai biết, bốn mùa qua nhanh. Hơi thở như hạt tinh anh, Vô thường trước cửa, gõ thành trăm năm.
23/03/2023(Xem: 1944)
Tiến sĩ Doãn Minh Triết (윤명철) Giáo sư Đại học Dongguk, được biết đến rộng rãi và nổi tiếng như một nhà thám hiểm mỉm cười với bạn bè, năm 2003, ông thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc, khởi hành từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và với thời gian trong 43 ngày đến Nhật Bản qua Incheon và đảo Jeju, Hàn Quốc.
22/03/2023(Xem: 2238)
Thật là một niềm hỷ lạc cho những Phật tử hay bất cứ những ai có nguyện lực, trí lực với đạo pháp (theo lời Ôn Cố Vấn HT Thích Tuệ Sỹ) được tham dự buổi giới thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh VN hôm nay 20/3/2023, lại trùng hợp với ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (Ngày của yêu thương và chia sẻ). Và hẳn ai đã được tham dự dù trên Zoom thôi sẽ rất vui mừng và cung kính tri ân hoài bão và đức độ phụng hiến của Chư Tôn Thiền Đức và các thành viên trong Hội Đồng phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời, được chỉ đạo và cố vấn từ Ngài Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN HT Thích Tuệ Sỹ. Con, Phật tử Huệ Hương không hiểu được phước duyên gì mà có cơ hội được TT Thích Nguyên Tạng chỉ dẫn vào Zoom, để lắng nghe và tìm hiểu thêm những gì mình chưa được biết trong sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại, để bước vào biển pháp mênh mông và gia tài đồ sộ mà Đức Thế Tôn đã để lại cho bốn chúng đệ tử sau hơn 2500 năm.
18/03/2023(Xem: 2342)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 2435)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 7447)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 10204)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 2898)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]