Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi học tiếng Đức

23/09/201509:49(Xem: 3304)
Tôi học tiếng Đức
Germany

Tôi học tiếng Đức

NH – Hoàng Thị Doãn



Sau hai tháng ở trại tị nạn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ, tôi được sở lao động cho đi học tiếng Đức trong 10 tháng.

Lần này tôi đi học không phải với tâm trạng „một sớm sương thu đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi …“ cũng không còn dư âm của những tiếng trống trường xưa vẫn mãi còn vang vọng để lòng tôi lại thấy nao nao mỗi độ thu về mà tôi phải lầm lũi lội tuyết để đi trong băng giá lạnh lùng. Ôi, 10 tháng đi học cực hình như đi lao động khổ sai vậy. Tôi đã già rồi, đầu óc có còn chỗ trống đâu mà nhét chữ vào, nhất là cái thứ chữ hiểm hóc đó; nhưng nếu không chịu đi học thì lại càng khổ nữa, vừa dốt vừa lãnh tiền trợ cấp quá ít làm sao đủ sống! Sự kiểm soát những ngày đi học rất nghiêm ngặt, nghỉ học ngày nào trừ tiền ngày đó. Một ngày học 5 tiếng, quá sức nặng nề đối với tuổi già như tôi, vậy mà cũng phải cố gắng nhồi nhét được chữ nào mừng chữ đó, thật tội nghiệp cho thân tôi biết là bao!

Những ngày  còn ở lại Việt Nam, theo lời khuyên của hai đứa con ở Đức, tôi đã phải cố gắng đi học môn sinh ngữ này. Ngày đi buôn chợ trời, tối đi học ở trung tâm đêm, ngặt một nổi thứ tiếng này không mấy ai ưa nên học hết lớp 1 hoặc quá lắm đến lớp 2 là đa số bỏ cuộc. Tôi muốn học cho hết cuốn sách căn bản (lớp 4) cũng không có lớp nào học, đành tối về nhà tự học thêm lấy một mình!

Ngày đầu tiên khi đến trường sinh ngữ ở đây, tất cả phải qua một kỳ thi xếp lớp. Trước đó, tôi có hỏi ý kiến các con tôi là có nên bỏ giấy trắng để được xếp vào lớp vở lòng không vì tôi muốn học lại từ đầu, nhưng các con tôi không tán thành, cho rằng học như vậy phí quá so với sức học của tôi.

Cũng nhờ có học trước ở Việt Nam và nghe lời khuyên của các con nên khi vào thì tôi có làm được phần nào bài vở. Hai ngày sau đến xem kết quả, một mình tôi được lệnh là ngồi chờ ông Hiệu trưởng giải quyết, tôi hoang mang vô cùng, không biết sự việc gì sẽ xảy ra cho mình đây! Thì ra với bài trắc nghiệm đã làm, tôi được xếp vào một lớp có trình độ cao hơn các người quen đã cùng đi thi với tôi. Nghe vậy tôi sợ quá, năn nỉ xin cho tôi vào lớp 1 nhưng ông Hiệu trưởng cương quyết không cho, cũng bảo rằng học như vậy nó phí đi. Eo ôi, tôi bị đưa vào một lớp mà ông thầy giảng bài toàn tiếng Đức, tôi như người từ cung trăng rơi xuống, chẳng hiểu mô tê gì cả, đầu óc quay mòng mòng, cứ sợ ông Thầy kêu lên hỏi tôi biết trời trăng gì mà trả lời. Cuối giờ học, sợ quá tôi chạy đến văn phòng xin đổi lớp ngay. Ngày mai lại tôi được đưa vào một lớp tương đối có trình độ thấp hơn, nhưng khi bước vào thấy toàn mũi lõ mắt xanh tôi lại một phen hoảng hồn! Một mình tôi lạc lõng giữa những người xa lạ như vậy làm sao tôi không sợ được.

Sau một tuần học buồn và cô đơn quá, tôi lại xin cô giáo cho tôi về lại lớp có người quen của tôi nhưng cô giáo không bằng lòng. Cô bảo tôi phải học ở lớp này mới mong khá được, chứ về học với các bạn cứ nói tiếng Việt hoài làm sao giỏi tiếng Đức được. Thế là ngày đêm vò võ một mình, tôi cặm cụi học, hôm nào bài vở nhiều quá, tôi cho cả nhà ăn cơm với trứng luộc. Tôi phải cần cù kiên nhẫn để học, khổ sở vô cùng, học đâu quên đó. Vào lớp tôi sợ nhất là mục kể chuyện - mục này do một Thầy phụ trách - vốn liếng tiếng Đức của mình quá ít ỏi vậy mà một tuần phải một lần nghe đọc truyện và kể lại. Thầy đọc một đoạn rồi ngừng kêu một người kể lại, tôi run quá chừng, cứ sợ đến phiên mình không kể được thật ê cả mặt. Vào những giờ đó ước gì dấu được cái mặt mình xuống gầm bàn thật hạnh phúc vô cùng. Ông Thầy dạy lại quá nghiêm khắc, trong giờ học không cho lật từ điển, không cho xài tiếng Pháp hoặc tiếng Anh . Tôi luôn luôn dấu quyển tự điển dưới hộc bàn, chữ nào không hiểu lẹ lẹ lật ra và cũng chính vì vậy mà tôi đã cống hiên cho cả lớp một trận cười bò lăn bò càng, cười chảy cả nước mắt!

          Số là hôm đó Thầy giảng động từ FEDERN. Tôi không hiểu gì cả nên vội vàng cúi xuống lật từ điển ra. Sau khi tìm ra nghĩa của nó rồi, tôi tự tin ngồi khoanh tay trước mặt đợi Thầy gọi. Đúng như vậy, Thầy bắt tôi giảng nghĩa, tôi không đủ từ để diễn đạt và xin Thầy cho làm một ví dụ. Tôi đã đặt một câu với nội dung là „ Tôi đã làm mất lòng Fred“ (anh chàng ngồi bên cạnh tôi). Không hiểu sao khi vừa nói xong câu đó, cả lớp và Thầy cười ầm lên, có người không nín được phải nằm lăn trên bàn mà cười, còn tôi thì mang vẻ mặt „con nai vàng ngơ ngát đạp trên lá vàng khô“, hết nhìn người này đến nhìn người khác. Sau một trận cười thỏa thích, Thầy đã xin lỗi vì đã cười nhiều quá và cho phép tôi lật tự điển ra xem. Eo ôi! Các bạn ơi, thiên địa ơi! Thay vì nghĩa của nó là „làm mất lông“, tôi đã đọc ra „Làm mất lòng“!

Dần dà với thời gian, tôi kiên nhẫn học, chăm chỉ cần cù nên đã thấy tiến bộ, thật là một điều đáng mừng. Ngàymãn khoá, tôi đã nhận được một cái chứng chỉ với lời phê quá tốt đẹp mà chính tôi cũng không ngờ; tôi đã rưng rưng nước mắt trước sự cảm động của Ban Giảng Huấn. Cũng nhờ đó mà tôi đã vượt qua được nhiều khó khăn khi đi xin việc làm nơi cái xứ nặng đầu óc kỳ thị này.

Ngày nay, dù tiếng Đức của tôi có khá hơn trước, nhưng cũng không làm sao giỏi hoàn toàn như lòng tôi mong ước! Ngôn ngữ là cả một lẽ sống, nhiều khi muốn diển tả hết tất cả ý nghĩ của mình nhưng không đủ từ nên cứ ấm ức trong lòng mãi. Ra đi muộn màng quá nên đành chấp nhận sự thua thiệt của cuộc đời mình vậy!

Nguyên Hạnh - HTD
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2015(Xem: 3300)
Hai mươi năm xa quê, cuối cùng tôi cũng đã về thăm lại Huế! Hai từ "về Huế" mới ấm áp làm sao. Huế của tôi không về sao được. Nào là làng xóm bà con, mồ mã nội ngoại nhất là bạn bè, học trò rất thân thương mà tôi cho đó là một phần lẽ sống của mình. Các em đã tổ chức cho tôi một buổi họp mặt, môt khu vườn xinh xắn, cây lá được điểm trang bằng đèn màu ra vẻ một tiệm cà phê trang nhã như tính cách của chủ nhân. Bày biện ngoài sân và vườn là một dãy bàn ghế cũng tương đối lịch sự, đủ chỗ tiếp mấy chục người, thân mật và ấm cúng.
01/01/2015(Xem: 4011)
Người ta thường nói đời nhà giáo " Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. " Tôi thì trái lại, tôi cho rằng: " Nhà giáo chúng tôi cho chẳng bao nhiêu mà nhận rất nhiều. " Gần suốt cả cuộc đời, tôi có cho ai bao nhiêu đâu vậy mà đi đến nơi nào, tôi cũng đã được rất nhiều học trò lúc nào cũng dang rộng vòng tay nồng ấm tiếp đón cô giáo cũ của mình.
03/12/2014(Xem: 3935)
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng! Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
25/11/2014(Xem: 4563)
Có một “truyện cổ Khờ-me”, như sau:“- Ngày xửa, ngày xưa có ông vua, một đấng minh quân, cùng với mấy vị quan trọng thần rong thuyền ngoạn du sông nước. Trời nắng như đổ lửa, dòng nước ngược chảy xiết nên những người phu chèo đầm đìa mồ hôi, mặt mũi đỏ au, ráng tận sức lực để chèo đẩy con thuyền đi.
25/11/2014(Xem: 4604)
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: Các nhà khoa học Anh quốc vừa phát minh một kiểu lò hỏa táng, được đặt tên Resomator, không khói, không tạo ra bất cứ khí độc nào có hại cho môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.
23/11/2014(Xem: 9957)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 4859)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
20/11/2014(Xem: 11037)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
20/11/2014(Xem: 14450)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum,
19/11/2014(Xem: 5840)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]