Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân bừng nở

28/05/201314:28(Xem: 3301)
Mùa Xuân bừng nở
hoa_mai_2
MÙA XUÂN BỪNG NỞ
Nhị Tường dịch

---o0o---

Cứ mỗi tháng tư, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn cố hữu, đó là không biết mùa xuân mới liệu có thể như mùa xuân rồi hay không. Cảnh vật trông như hoang phế, từ bầu trời, những ngọn đồi đến các cánh rừng tuyền một màu xám, giống như nước sơn lót trên vải của những bức tranh nghệ thuật khi chưa thành kiệt tác. Tâm hồn tôi cũng tàn tạ như thế cứ mỗi mùa tháng Tư tuyết phủ kể từ lần đầu tiên tôi đến Maine cách đây 15 năm. "Hãy chờ đợi". Một người hàng xóm nói. "Một sớm mai thức giấc bạn sẽ thấy mùa xuân ở ngay bên cạnh"


Và lạ chưa kìa, vào ngày 3 tháng 5 năm đó tôi tỉnh giấc bàng hoàng trước một màu xanh biếc rực rỡ như ánh điện mà mùa xuân chỉ đơn giản là nhấn nút công tắc. Bầu trời, những ngọn đồi và các cánh rừng khoe những sắc màu xanh tươi. Những chiếc lá non đâm chồi nẩy lộc, lũ chimsẻ tìm đến kiếm mồi và những đóa thủy tiên đang tận tụy vươn mình cung hiến hương sắc.


Thế mà, có một gốc táo già, nó ngự trị trên phần đất cằn cỗi của nhà người hàng xóm. Nó chẳng thuộc về ai và vì vậy nó thuộc về mọi người. Cội táo già tối tăm với những cành nhánh vươn dài và ngoằn ngoèo không ai cắt tỉa. Mỗi mùa xuân nó ra hoa ngập cành đến nỗi không gian thấm đẫm mùi hương táo. Khi lái xe ngang qua cây táo, tôi có cảm giác như đang đi vào trong một khung trời khác, như một đứa trẻ đang lướt trên sóng nước.


Cho đến cuối năm ngoái, tôi vẫn nghĩ mình là người duy nhất nhận thấy cội táo này. Thế là một ngày nọ, trong một cơn ngẫu hứng mùa xuân, tôi xuất quân với cái kéo tỉa và nhảy lên cắt một vài nhánh cây vô tổ chức. Tôi vừa đến bên dưới cội táo thì những người hàng xóm đã mở cửa và đứng ngay trước cổng nhà của họ. Ðấy là những người tôi chỉ biết qua loa và hiếm khi nói chuyện, thế mà bỗng dưng tôi như người khách không mời tự ý bước vào khu vườn của họ.


Người hàng xóm bên căn nhà di động phát biểu trước tiên: "Anh sẽ không chặt cây táo này chứ?". Cô hỏi với vẻ lo lắng. Một người khác rúm người khi tôi tỉa rớt một nhánh cây. "Ðừng chặt nó lúc này", Anh ta vội nói.


Chẳng bao lâu già nửa hàng xóm đã đến bên tôi dưới gốc táo già. Hốt nhiên tôi nhận ra rằng mình đã từng sống ở đây năm năm trời mà giờ đây mới biết được tên của mọi người, nghề nghiệp của họ và họ đã sống qua mùa đông như thế nào. Ðiều đó như thể cội táo già nua kia đã tụ họp chúng tôi dưới tàng cây của mình với hai mục đích: thắt chặt tình hàng xóm và sẻ chia điều kỳ diệu của trời xuân. Tôi không thể không nhớ đến những lời thơ của Robert Frost: "Hàng cây khép chặt, những nụ chồi non, nao lòng tạo hóa, nở bừng xuân xanh"


Sự nồng ấm của người này lan sang người khác. Cho đến một ngày tôi chợt gặp một người hàng xóm trong cửa tiệm. Anh nói mùa đông này sao dài quá, và than rằng đã lâu rồi không được nói chuyện hoặc gặp một người hàng xóm nào cả. Những ý nghĩ nào đó chợt hiện trong đầu, anh nhìn tôi và nói: "Chúng ta cần phải tỉa cây táo đó lần nữa"



Dịch từ Reader’s Digest


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2017(Xem: 4739)
Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là một nhóm đặc thù trong cộng đồng Việt-Úc mà Tập san được xuất bản và phát hành mỗi năm lại còn là một nét riêng hiếm có trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Ngọc Hân tiếp xúc với hội trưởng sáng lập và đương nhiệm, trưởng ban kỹ thuật và một bỉnh bút bên ngoài tổ chức để tìm hiểu về động cơ thành lập, tiến trình phát triển và tương lai của Nhóm và Tập San nghiên cứu trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu.
01/04/2017(Xem: 3609)
Dọc suốt hai bên xa lộ, trên những cánh đồng hoang, trên những triền núi đổ xuống thung lũng, và đây đó nơi những khu vườn nhỏ nép bên đường, hoa bướm, cúc dại, cúc vạn thọ, cho đến thủy tiên vàng, và nhiều loài hoa dại khác đã cùng trổ sắc vươn lên, chào đón mùa xuân mới. Từ vệ đường, vươn khỏi những ngọn lá xanh mướt là những cánh hoa vàng, đặc biệt là bồ-công-anh, như hàng triệu mặt trời nhỏ, tủa cánh mạnh mẽ, vàng rực, sáng cả một vùng trời đất (*). Nắng ấm mùa xuân tưởng chừng như tô thêm sắc vàng óng ả cho muôn hoa. Xuân trên đồng hoang, hoa vàng, hoa trắng trải dài bất tận.
01/04/2017(Xem: 4856)
Sinh hoạt của cộng đồng Người Việt ở nước ngoài rất đa dạng nhưng không phải tại đâu cũng có tổ chức nghiên cứu văn hóa và đặc biệt là ấn phẩm nghiên cứu văn hóa người Việt. Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long và tập san nghiên cứu có thể là một ngoại lệ đáng ghi nhận. Chúng tôi thảo luận với Chủ bút, Tiến sĩ Huỳnh Long Vân về nội dung của Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, được xuất bản và phát hành liên tục tại Sydney từ năm 2007.
01/04/2017(Xem: 4950)
Giáo sư Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng trình bày về những khác biệt và tương đồng giữa Đông và Tây. nhân Buổi Ra Mắt Sách Khoa Học Phương Tây và Triết Lý Phuơng Đông tại Sydney Australia. Giáo sư Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng không phải là người xa lạ trong lãnh vực giảng dạy khoa Vật Lý cấp đại học tại Australia. Ông lại còn không phải là người xa lạ trong cộng đồng người Úc gốc Việt, vì từ năm 1996 ông đã cùng một nhóm chuyên viên trẻ thiết lập và điều hành trên căn bản thiện nguyện - chương trình truyền hình cộng đồng Vietnam Television tại Melbourne, thủ phủ Tiểu Bang Victoria, Úc Châu.
28/03/2017(Xem: 3550)
Trời đất ở đây đang vào thu, cỏ cây đẹp đến chết người, nhưng bây giờ là tiết tháng mười, nên mới 5 giờ chiều thì nắng đã muốn tắt. Tôi ngẫu nhiên có mặt trên con phố này vào thời điểm sáng tối giao ban ấy, để lại có dịp thấm thía một điều hết sức bình thường mà chiều nay thì bỗng nhiên rất lạ: Không cái gì ở đây là mới lạ với tôi hết, dù hôm nay là lần đầu tôi tới nơi này.
23/03/2017(Xem: 3065)
Sáng nay, mặt trời chưa ló dạng và những tiếng chim vẫn ríu rít ngoài sân. Như thường lệ tôi ra bàn thờ Mẹ nhìn hình người, xá Mẹ, xá Phật và Ông Bà tổ tiên, rồi vào phòng của Ba trông nôm giấc ngủ và đo máu tiểu đường. Hôm nay Ba ngủ ngon, nhưng vẫn đánh thức người để đo máu. Đường trong máu lại xuống chỉ còn 57mM, tôi vội lo cho Ba ăn uống xong và vào bàn làm việc. Mở điện thư ra, có nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du chia sẻ một bài thơ lạ của thi sĩ Ngu Yên, bài thơ Âm Thầm Đổ Rác Trùng Ngày Sinh Nhật có đoạn cuối như sau: ...Sáng nay thứ năm, kéo thùng rác ra đường, đi vào tay không. Sống chỉ cần không khí, những thứ khác, càng ít càng tốt. Ông ấy ăn ít, một mình, làm gì có rác. Kéo thùng không. Chiều nay thứ năm, kéo thùng vào, sau khi đổ hết rác trong óc.
07/03/2017(Xem: 11269)
Lần đầu tiên nghe bản nhạc “Hồ Như” của Hoàng Quốc Bảo, tôi có cảm giác như có một tiếng vọng xa xăm xóay vào hồn mình. Chỉ đọc cái tựa đề không thôi mà đã dấy lên sự mông lung, hư hư thực thực. Những con chữ thênh thoang, âm điệu êm dịu khiến tôi thắc mắc và tìm hiểu thêm về dòng nhạc của ông. Một nhà văn gọi dòng nhạc của ông với ba chữ”Khúc Vô Thanh”. Còn tôi, chỉ dùng một chữ để diễn tả, đó là dòng nhạc “Không”.
07/03/2017(Xem: 10543)
Khi trải qua một biến cố, dù biến cố gây ra bởi thiên nhiên hay con người đều đem đến ít nhiều hỗn độn, tan nát. Và rồi, ta trở về sự lắng đọng để suy gẫm việc đã qua. Tĩnh lặng – bắt đầu cuộc khám phá hố thẳm tư tưởng đầy thâm u và miên viễn. Miền tâm linh trỗi dậy với bao nỗi khát khao.
17/02/2017(Xem: 15697)
Ngôn Ngữ Văn Chương và Thi Ca Thiền Phật Giáo – Tâm Trí Lê Hữu Khải
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]