Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bùi Giáng, nhà thơ vang vọng mãi

02/04/201320:44(Xem: 8858)
Bùi Giáng, nhà thơ vang vọng mãi

 

81 8a buigiang
BÙI GIÁNG
Nhà thơ vang vọng mãi

Đinh Hồi Tưởng

---o0o---

 


Bùi Giáng là một nhà thơ thiên tài xử dụng ngôn ngữ sức huyền ảo thượng thừa trong vườn thi ca hiện đại Việt Nam.


Tôi được nghe nhiều người truyền tụng ngợi ca Trung niên thi sĩ từ lâu lắm rồi, dần dần tôi làm quen tìm đọc thơ của bác, lúc còn làm chú tiểu ở chùa Tường Vân-Huế. Cuối năm 1978 có dịp sắp xếp lại tủ sách của thầy bổn sư, bỗng dưng tôi bắt gặp được tập thơ Mưa Nguồn của Bùi Giáng, liền giở ra xem, đọc đi đọc lại chỉ cảm nhận thôi, cho dù không hiểu, không bình giải nỗi một chữ một câu trong thơ, tôi ngưỡng mộ bác dù chưa một lần gặp gỡ. Thơ của bác tươi mát tràn ngập tâm hồn tôi từ dạo ấy, cho đến hôm nay (2002) đúng 24 năm trời tôi vẫn trân trọng giữ gìn tập thơ như một vật gia bảo quý hiếm!


Thời gian cứ vùn vụt trôi, tôi lớn lên ôm ấp một hoài bão vào đất Saigon có điều kiện thuận duyên tiếp tục học hành đến nơi đến chốn, lúc đó đầu năm 1981, lần đầu tiên tôi đặt chân đến thành phố hoa lệ này, được tá túc tại thiền viện Vạn Hạnh, tôi thiết nghĩ nơi đây hội ngộ đủ thành phần trí thức trong xã hội, là cái nơi đào tạo biết bao hiền tài cho đạo pháp và dân tộc.


Ngoài giờ công phu tu học, tôi hòa đồng cùng đại chúng để “sản xuất tương chao” trong những năm này kinh tế nhà chùa có phần eo hẹp phải tự lực cánh sinh “nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực”. Vào một ngày đẹp trời, thoạt nhiên bỗng đâu đó bác Giáng xuất hiện thật là kỳ tuyệt mọi người bàn tán theo cảm tính của riêng họ, còn tôi lấy làm sung sướng như gặp được “cố tri” đón tiếp niềm nỡ chu đáo, lúc này ở Viện vào giờ chỉ tịnh ban trưa, sợ làm động chúng dễ bị quở trách, nhưng tôi cũng dàn xếp trật tự kỷ cương mọi diễn biến đều êm xuôi cả. Tôi chế trà pha nước mời bác uống, thấy bác rất hiền hòa, đôi mắt sáng ngời như Đạt Ma sư tổ, áo quần thì xốc xếch, giọng nói tiếng Quảng Nam đặc sệt, có lẽ bác nghe âm thanh của tôi, bác cũng đoán biết là người đồng hương, bác viết tặng tôi hai câu thơ:

Ngõ về em có nhớ không
Bóng vang đầu nước hình lồng cuối hoa.


(BG)

Và tiếp theo là bài thơ tặng Tấn Huệ đi tu
Đi tu tu hú ở chùa
Tuyệt trù ở tận cuối mùa lang thang


Một giờ phố thị mênh mang


Chanh hồng quít lục thu dàn loạn ly

Mắt xanh hình thể trụ trì
Thường văn nhứt nhạn báo kỳ lai thu


Đường qua ngôn ngữ tuyệt trù


Mừng xuân viễn vọng đêm bù cho đêm


(BG)


Sau một giờ chỉ tịnh chuông thiền viện báo thức tôi, cũng xin tạm biệt chia tay một cuộc hội ngộ đầy hứng thú, đầy ấn tượng đối với bác, để tiếp tục công tác chấp lao phục dịch cho tròn bổn phận của mình, nhưng vẫn dõi mắt trong theo hình bóng dáng đi thơ mộng đó, nào gậy gộc túi đãy đeo quẩy luộm thuộm đầy người, bác lên đường làm kẻ rong chơi từ hỗn độn. Nhiều người cho bác là nhà thơ “Điên” mà âu chăng bác cũng cà rỡn thú thật như vậy:

Bây giờ tôi dạy tôi điên
Chấp tay tôi lạy cả miền Hà Thanh.


(BG)


Tại sao nói bác Giáng điên? Điên sao mà có lý trí viết thơ, dịch thuật, lý luận hay tuyệt vậy! Tôi cho rằng có thể bác học nhiều, đọc sách thánh hiền Đông Tây Kim Cổ cũng bộn, tồn lưu trong tâm khảm nỗi bức xúc tư tưởng gây xung đột dễ trở thành người “dại chữ”? Nhưng không, ở đây bác Giáng hiện xuất nguồn năng lượng dồi dào sung mãn đặc sắc khác thường rất mực tài hoa!


Nhà thơ sống hồn nhiên thơ mộng như trẻ nhỏ vui đùa giỡn cợt miệng lảm nhảm, có khi nói tục lộng ngôn hí ngữ trêu ghẹo thật vi vu logích rất dễ thương: “H.T Minh Châu thương yêu sư cô Trí Hải đẻ ra Bùi Giáng”, nếu Hòa Thượng có nghe được cũng ôm bụng cười khì.

Thế ra thi sĩ trung niên
Là thằng bê bối quàng xiên trêu người


(BG – Thích Minh Châu Ca)


Ngưỡng kính thần tượng, tôn thờ hình bóng “Sư cô”, cái đẹp chân thiện mỹ lồng lộng vượt trên những đam mê chi phối đời thường, nhà thơ mơ màng gọi Phùng Khánh là Mẫu thân.

Ra sông nằm ngũ rập rình
Mẫu thân Phùng Khánh đẻ mình ra sao.


(Sa mạc trường ca)


Trong quyển thi ca Tư Tưởng, bác Giáng viết rằng: “Huống nữa là trong cõi thơ mộng chiêm bao tại bình diện thi nhạc phiêu bồng, Phùng Khánh đích nhiên là mẹ của tôi nốt. Tôi vốn là Trung niên thi sĩ. Ai có ngờ rằng những bài thơ bất tử tôi làm ra là do Phùng Khánh cả đấy. Mỗi phen tôi mơ màng nghĩ tới dung nghi diễm lệ Phùng Khánh thì dòng thơ bát ngát lại tuông ra ào ào. Vậy thì hiển nhiên như nhiên thiên tài của tôi là do liên tồn Phùng Khánh đẻ ra vậy. Tôi suy gẫm suốt bao năm trời nhận ra sự tình cố kỳ nhiên đó, mới dám mạo muội mạnh bạo gọi Phùng Khánh bằng một tiếng Mẫu thân. Há đâu phải bốc đồng mà gọi bướng?”


Nhiều khi Thi sĩ đi ngang về dọc xuống đường làm “cảnh sát giao thông” sau một vài giờ điều khiển cộ xe mệt nhọc lão cái bang ung dung tự tại ghé lại Vạn Hạnh xin tiền, được Sư cô Trí Hải (mẫu thân Phùng Khánh) nhiều lần an ủi vỗ về.

Mẹ về bảo nhỏ con thôi
Đừng đeo đai nghiệp suốt đời lầm than


Thơ là thẩn vậy tro than


Tàn canh con chết trên tàn mộng kia.


(BG – Thích Phùng Khánh Ca)


Nhưng đâu cũng vào đó, rồi thì:

Chạy quanh khu vực thần tiên
Mỏi chân mười ngón kết liên bốn mùa


Vườn cây trái ngọt trái chua.


Mù sương hấp dẫn về chùa ngủ quên


(BG)


Ngủ quên, một giấc ngủ, hiền lành và an lành không mộng mị, một giấc ngủ thánh thiện, nằm thanh thiên bạch nhật ở trước hiên chùa thẳng cẳng ngáy kho kho.


Thế mà...lại cũng...

Nửa đêm Bồ tát đề huề
Đi tu một trận còn mê khuynh thành


(Sa mạc phát tiết)


Năm 1988 tôi tá túc chùa Pháp Vân_Bình Thạnh gần đường Lê Quang Định để học khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, nhà Bùi Giáng cũng ở gần đó, tôi thường qua lại thăm bác luôn, bác cũng vậy ghé đến chùa là viết thơ tặng cho tôi và thầy Nguyên Tạng, ngoài ra bác nhờ cất dùm tờ khai sơ yếu lý lịch nữa chứ, tôi và bác có chụp chung một tấm hình vẫn còn lưu giữ kỷ niệm.


Mãi cho đến ngày 5-7-1996 tôi cùng nhà thơ Nguyễn Đức tác giả tập Thế Tôn Ca (gồm 4000 câu thơ lục bát) chưa có điều kiện xuất bản, đến thăm bác giống như mọi khi, bác nằm trên võng đu đưa xem dăm ba cuốn sách, với cặp mắt kiếng cộm dày, gãy gọng được bó cột vài sợi dây nilon, thân thể bác tiều tụy vì nắng táp mưa sa cũng mặt kệ cho đời, nhưng tâm hồn và trí tuệ thì quá ư là siêu việt.


Ngồi quây quần bên nhau, bác trao đổi với anh em cõi văn nghệ, rồi bác xin tiền để uống rượu nhâm nhi, tôi hoan hỷ biếu tặng, bác ứng khẩu thành thơ cầm bút viết ngay một mạch.

Bài thơ kính tặng đại ca
Đinh-Hồi-Tấn-Tuệ-Tưởng là muôn năm.

(BG)

Bác ha hả cười reo huở tay múa chân lăn từ trên võng xuống đất, tôi và Nguyễn Đức cũng rộn rã vui theo. Sau đó bác cho anh em chúng tôi hai tập thơ, bác đề tặng “Xin kính tặng nhị vị đại ca hai tập thơ Rông Rêu khốn nạn của Trẫm” (BG) ký. Tôi lấy làm sung sướng được bác quan tâm chiếu cố hỏi thăm nơi ăn chốn ở, tôi trả lời sau một thời gian vắng bóng ở Sài Gòn, về ở một thị trấn nhỏ ven biển Hàm Tân, chọn mảnh đất bên cầu suối Đó dựng một thảo am gọi là chùa Đây, để tập tành làm thơ, đọc sách cho vui “Bay về hàm dưỡng công phu” (Thơ - Nguyễn Đức) và cũng sắp ra Hà Nội tham quan viếng cảnh chùa, ghé thăm một số bạn bè văn nghệ, đến vấn an các cụ lão thành thi nhân tiền chiến! Nói đến đây bác Giáng rất hân hoan mở to đôi mắt miệng nhanh nhẩu nói rằng: “À thầy đi cho tôi gởi tập thơ để kính tặng nhà thơ Huy Cận”, tôi vui vẻ nhận lời, nhưng rồi cứ nhởn nhơ rong ruổi phố thị la cà đến lúc cạn túi cháy da, phải chờ đến tháng 3-1997 mới đi được, nhân dịp này ghé lại trụ xứ Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam ở 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, trực tiếp xin diện kiện gặp bác Huy Cận và trao lại tập thơ Rong Rêu bác Giáng gởi tặng, bác Huy Cận tiếp đón tôi nồng hậu chuyện trò thân mật chí tình, bác lấy giấy viết bài thơ nhỏ 4 câu bỏ vào phong bì và ghi: “Kính gởi anh Bùi Giáng” (xin nhờ thầy Thích Tấn Tuệ đưa tận tay – cảm ơn – H.C)
Sau khi chia tay bác Huy Cận, tôi và nhà thơ Dương Hùng ghé thăm bác Tế Hanh, bác nữ sĩ Ngân Giang, bác Trinh Đường trước khi về lại Hải Phòng. Có một điều tôi băn khoăn áy náy trái ý sai lời với bác Huy Cận không trao thư “tận tay” cho bác Giáng vì tôi còn ở lại miền Bắc cho tới tháng 6-1997 mới về lại trong Nam. Nên chi tôi photocopy gấp gởi ngay bản phụ vào cho anh Nguyễn Đăng Trình kịp đăng tải trên tạp chí Thời Văn, lúc đó bác Bùi Giáng bất ngờ đọc bài thơ của bác Huy Cận gởi tặng trên trang sách mới in, sẽ hài lòng và cảm động xiết bao!

Đặc san chuyên đề về Thi sĩ Bùi Giáng dịp này tôi cảm tác bài thơ: Rong chơi giữa đôi bờ mộng thực, phát họa sơ thảo vài nét chân dung Trung niên thi sĩ, lại được đăng chung cùng hội cùng thuyền.


Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Bùi Giáng, chúng ta không thể dùng ngôn ngữ để lột tả hết được cái “bất khả tư nghì” đó, chỉ mạo muội lấy vài giọt nước của biển cả đại dương mà nhấm thử, thì làm sao cho thắm thía tận cùng xương xẩu máu me. Chỉ gởi đến chút tình trong biết bao giai thoại, chia nhớ sớt nhung cho một nhóm anh em văn nghệ yêu quý thi sĩ Bùi Giáng.


Ngày bác từ giã cõi đời, tôi thật bùi ngùi thương tiếc, không đến được để thắp một nén nhang đưa tiễn, xin hương linh bác niệm tình thứ cho, mong duyên lành “ngàn thu rớt hột” nhà thơ hãy tái lai hội nhập cõi ta bà, để múa ca vi vút giữa trần gian thánh thiện này



Suối Đó – chùa Đây 20-9-2002
Đinh Hồi Tưởng


---o0o---


Vi tính: Thục Đức






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2016(Xem: 3008)
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much. Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
10/05/2016(Xem: 16082)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
23/04/2016(Xem: 11120)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ, suối reo, biển cả, trời xanh, đồng nội cò bay, sắc hương nữ nhân và ưa ru với gió, mơ theo trăng và lơ lững cùng mây . . .”.
21/04/2016(Xem: 18309)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
08/04/2016(Xem: 18712)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
05/04/2016(Xem: 7299)
Với những bậc cha mẹ Việt sống tại hải ngoại, được nghe con nói tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ. Làm thế nào để gieo cho con tình yêu tiếng Việt là câu hỏi lớn với những người làm giáo dục.
26/03/2016(Xem: 4925)
Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh. Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình. Đừng nghĩ suông rằng cuộc sống mong manh vô thường, khi chúng ta chưa thực sự mở lòng thương yêu, cảm thông, đón nhận quan điểm và lẽ sống của người khác.
10/03/2016(Xem: 10550)
Hiện tượng đồng hóa âm thanh (linguistic assimilation) trong ngôn ngữ rất thường gặp: từ thanh điệu (điều hòa thanh điệu) cho đến các âm đứng gần nhau, phụ âm hay nguyên âm, đều có thể ảnh hưởng qua lạ i- nhất là trong khẩu ngữ. Điều này không làm ta ngạc nhiên vì âm thanh phát ra cũng phải tuân theo một số định luật vật lí tự nhiên của con người, khi lưỡi và họng ở những vị trí phát âm sao cho trôi chảy (nói) và thuận tai (nghe).
10/03/2016(Xem: 10096)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10136)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]