Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng Pháp là việc nhà

16/06/202406:01(Xem: 922)
Hoằng Pháp là việc nhà

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ

Đại Hội Khoáng Đại IV, Nhiệm Kỳ V

Tham luận của Tổng vụ Hoằng Pháp

***

 

Hoằng Pháp là việc nhà

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch Chư Tôn đức Tăng Ni,

Kính thưa quí Đại biểu Đại hội,

Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp. Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây bồ đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng đến lúc nhập Niết bàn nơi Câu Thi Na, Ngài chưa khi nào dừng lại con đường hoằng pháp.

“Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác. (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm 1 người, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr 46)

Và rồi, một lần nọ, Đức Phật vào thành Vesali khất thực rồi cùng tôn giả Ananda đến Càpàla. Khi ấy, Ác ma đến yêu cầu Đức Phật diệt độ. Ngài dạy rằng, Ngài chỉ diệt độ khi nào chánh pháp được truyền bá rộng rãi, vững vàng; thế rồi, Ngài hỏi tôn giả Ananda có yêu cầu gì không, ba lần Bậc Đạo sư hỏi thế nhưng tôn giả Ananda vẫn không hiểu ý. Cuối cùng Ác ma lại thỉnh cầu Phật diệt độ, Ngài chấp thuận và bảo tôn giả Ananda rằng ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Đại niết bàn. Bấy giờ, tôn giả Ananda lại van xin Ngài đừng diệt độ, nhưng Ngài không chấp thuận khẩn cầu ấy. Đức Phật cùng chư vị Tỳ kheo đệ tử đến Kutagara, tại đây, Ngài nhấn mạnh đến trách nhiệm của hàng đệ tử xuất gia tu học và truyền bá giáo pháp của Ngài đến với chúng sanh, lấy chúng sanh làm đối tượng để phụng sự: “Này các Tỳ kheo, nay những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ông, các ông phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho trời và người.”

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Kính thưa Đại hội,

Với mục đích hoằng pháp cao cả đó, chúng con xin được nêu lên vài cảm nhận của chúng con để Chư Tôn đức và đại hội chứng tri, liễu cảm.


1. Hoàn thiện tự thân (tự giác)

Như là một định luật tất nhiên của vạn loài chúng sanh, tự thân phải vươn lên để tồn tại trước những chướng duyên, nghịch cảnh của dòng đời. Người xuất gia được nuôi dưỡng chí nguyện và ý thức rõ như trong Quy sơn cảnh sách đã sách tấn: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự, miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly.” (Đối với cha mẹ không dâng cho miếng ăn ngon ngọt,  quyến thuộc cũng quyết rời bỏ xa lìa, không thể trị an việc nước, lại chấm dứt nối dõi nghiệp nhà, xa làng bỏ xóm, cắt tóc vâng thầy học Đạo. Vậy nên bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập, bên ngoài thì mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát.)

Trước nhất, người Tăng sĩ cần có cái chất tu thật thụ, ít hay nhiều thì phụ thuộc vào khả năng liễu Đạo của mỗi người nhưng không thể không có chất liệu của sự tu tập, chuyển hoá những căn bản của kiết sử phiền não. Cần có kiến thức Phật pháp để tự mình có khả năng trạch pháp mà tu và không vướn vào những chiêu trò giữa thế giới đa phương, đa chiều, đa tư tưởng, những thứ này mỗi ngày càng đến gần hơn với con người chúng ta, như lửa trong lòng tay, lửa trong túi áo.

Thứ nữa, hoàn thiện tự thân để phù hợp với xã hội, với môi trường sống. Tiếp biến văn hoá là một khái niệm vừa để tự tồn, bảo lưu và truyền bá. Phương tiện tối thiểu là ngôn ngữ để thu nhận và truyền đạt tri thức. Bên cạnh đó, sự văn minh tiến bộ của xã hội như một phương tiện cho con người dễ dàng tiếp nhận và xử lý thông tin. Tàng kinh các bây giờ không chỉ còn nằm trong các tủ kinh đồ sộ, lời Phật dạy bây giờ không phải chỉ còn ghi trên các trang giấy, mà Kinh điển, lời dạy của Đức Phật được lưu giữ vô hình, được tìm kiếm mau chóng, rõ ràng, chính xác trong tầm tay của mình chỉ với vài thao tác của đầu ngón tay, hay thông qua giọng nói (AI). Vì vậy, người Tăng sĩ thời nay, không thể ngó lơ, lờ đi các phương tiện hiện bày ở xung quanh vì những phương tiện này giúp ích hữu hiệu cho chúng ta ở thời đại này trên con đường hoằng truyền Phật pháp. Đồng thời với cái tiện lợi (tốt) là cái bất tiện (xấu) tồn tại song hành. Công nghệ tiện lợi ngày nay, ai cũng có thể dùng được, ai cũng có thể trở thành người đưa tin. Vì vậy, những gì chúng ta chuyển tải qua ý nghĩ, lời nói, việc làm đều có thể là tấm gương phản chiếu trở lại cho chúng ta. Cũng không ngoại trừ những hưởng tiêu cực bởi vô tình hay cố ý, chủ quan hay khách quan mà gây buồn khổ cho người khác, tổn hại đến niềm tin của người Phật tử. Ý thức được điều này, chúng ta sẽ chững chạc hơn, từ tốn hơn trong mọi cung bậc của sự tiếp xúc, chánh niệm và tỉnh giác hơn trong thân hành, khẩu hành và ý hành.

Trong hai điều trên, nội lực tu chứng là điều vô cùng cần thiết, là lõi cây, là phao bảo hộ, là áo giáp để giữ gìn cái cốt cách của người tu hành.





tt hanh tue-1

tt hanh tue-3
TT Hạnh Tuệ



tt hanh tue-2


2. Giúp ích cho người (giác tha)

Điều thứ 4, chương thứ hai, của Hiến chương, GHPGVNTN đã nêu lên mục đích của tổ chức là “để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương chánh pháp”.

Điều này minh định rằng việc của Giáo Hội làm không gì khác hơn là “hoằng dương chánh pháp”, đem chánh pháp của Đức Phật lưu bố rộng rãi từ phố thị đến nông thôn; từ những bậc đế vương thống nhiếp thiên hạ khiến cho quần chúng nhân dân kính cẩn cúi đầu cho đến những người thấp cơ lỡ vận, liều mình buôn nguyệt bán hoa bị xã hội khinh khi, chê bỏ; đem chánh pháp lưu truyền cho dân tộc này, cho dân tộc khác, cho quốc độ này, cho quốc độ khác… vì chúng nhân sống trong nền văn hoá khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, nghiệp thức cộng đồng khác nhau… nên giáo pháp cũng tuỳ duyên mà hiển hiện khác nhau. Bậc Đại y vương tuỳ bệnh chúng sanh mà cho thuốc. Thuốc hay là thuốc làm cho khỏi bệnh. Cho uống thuốc nhiều hay cho uống thuốc ít, pha loãng ra hay làm cho đậm đặc lại là tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận để y sĩ thi triển. Phương tiện thiện xảo của Bậc Điều ngự - Trượng phu là Thiện thệ chúng sanh trong vòng luân hồi sanh tử.

Vì vậy, để hoằng dương chánh pháp thì cần thiết phải có giáo pháp bằng văn bản khả tín nhất để nương tựa. Vì tính cần thiết này, GHPGVNTN đã thành lập Hội đồng phiên dịch Tam tạng kinh điển năm 1973 gồm có 18 vị Kỳ túc Tòng lâm để chúng ta có chánh pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà y cứ, nương theo lời Phật dạy. Ngày 19/3/2023, Lễ ra mắt Thanh Văn Tạng giai đoạn I, phần I của Đại Tạng Kinh Việt Nam với 24 bộ Kinh, Luật, Luật và 5 tập Tổng lục do Cố Trưởng lão HT Thích Tuệ Sỹ làm Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời thực hiện là pháp bảo quí báu, cần thiết để y cứ mà tìm về biển pháp sơ khai, chứa đựng giáo điển cơ bản trong công cuộc hoằng pháp của Đức Phật.

Nương tựa nơi Giáo pháp để tu học cho tự thân, nương nơi Giáo pháp để biết đâu là thích hợp, đúng đắn với lời Đức Phật dạy và từ đó sẽ tự mình giới hạn được những phát biểu cảm tính trong việc thuyết giảng, cho rằng đây là lời Đức Phật dạy hoặc không phải lời Đức Phật dạy.

Còn Hoằng dương là khía cạnh của chủ thể con người. Khi Tăng đoàn đã có 60 vị A la hán, Đức Thế Tôn quyết định cho Chư Tôn Đức đi khắp nơi để truyền bá Chánh pháp. Trước khi lên đường, Ngài đã động viên và kêu gọi:

“Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ” (Mahavagga - Đại phẩm 19, 20).

Ngày 10/5/2021, HT Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN ra Thông Bạch công bố Quyết định thiết lập Hội Đồng Hoằng Pháp cho GHPGVNTN qua các châu lục y cứ trên hai nguyên tắc khế lý và khế cơ.

Về khế lý là thành lập Ban phiên dịch và Trước tác để tiếp nối sự nghiệp phiên dịch Thánh điển của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống GHPGVNTN được tổ chức qua hội thảo của Chư Tôn Trưởng Lão tại Viện Đại Học Vạn Hạnh ngày 20-22/10/1973. Hiện nay, CTĐ trong Ban Phiên dịch cũng đã và đang tổ chức các lớp đào tạo Phạn ngữ (Sanskrit), Hán ngữ, Tạng ngữ nhằm xây dựng một thế hệ kế thừa tiếp tục công trình phiên dịch.

Về khế cơ: Thành lập 1. Ban Truyền bá giáo lý (Giảng sư và Giáo thọ) 2. Ban báo chí & xuất bản, 3. Ban bảo trợ. Trong đoạn cuối của bản Thông Bạch đó, Hoà Thượng đã: “ước mong tất cả bằng bồ đề nguyện và bồ đề hành, bằng đức lực, trí lực và tài lực, với hằng tâm và hằng sản, đồng tâm nhất trí góp phần công đức vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh mà chư Thánh đệ tử, Lịch đại Tổ sư, bằng hùng lực và trí tuệ, bằng từ bi và nhẫn nhục, khoang dung, trải qua vô vàn gian nan chướng duyên trở ngại, đã mang ngọn đèn chánh pháp đến những nơi tăm tối, cho những ai có mắt để thấy, dựng lại những gì đã sụp đổ, dựng đứng những gì đang nghiên ngả.”

Với sự đồng thuận, nhất trí này mà thành phần nhân sự của Ban truyền bá giáo lý các châu lục, các quốc gia được thành lập, thỉnh cử, bổ sung làm sống động tinh thần giảng dạy Phật pháp cho Phật tử hằng tuần, hằng tháng, hằng mùa.v.v… Riêng tại Hoa Kỳ, Ban Truyền Bá giáo lý Hoa Kỳ do Hội Đồng Hoằng Pháp cũng đã và đang tổ chức các khoá tu học Mùa Xuân, Mùa Hè, Mùa Thu và Mùa Đông cho người lớn và giới trẻ bằng cả hai ngôn ngữ. Bên cạch sự chủ trương của Giáo Hội cho việc hoằng pháp, chúng con nhận thấy có các đoàn hoằng pháp được thành lập bởi CTĐ thành viên Giáo Hội, hoặc không là thành viên của Giáo Hội, hoặc mang tính tự phát cá nhân, hoặc mang tính Sơn môn Pháp phái, hoặc mang tính đoàn thể quốc gia - châu lục… tất cả đều tự do hành hoạt ở Hoa Kỳ và các đất nước tự do thông qua các cá nhân Phật tử hoặc các tự viện thỉnh mời… Tất cả đều có sắc thái riêng, hương vị riêng, đều có thính chúng tham dự. Tất cả đó, cũng góp phần vào sứ mệnh hoằng truyền Phật pháp tuỳ vào nhân duyên và căn cơ, thể tánh của chúng nhân.

Ở đây, chúng con thấy rằng vai trò vị trụ trì của CTĐ Tăng Ni là vô cùng quan trọng. Sứ mệnh trụ Pháp Vương gia, trì Như  Lai tạng đã nói lên điều này. Những ngôi chùa được thành lập dù lớn hay nhỏ, đơn sơ như việc thuê nhà làm chùa hay cho đến ngôi chùa đã được xây dựng nguy nga, đều mang trong mình tinh thần hoằng pháp nhất định của một vùng, một số lượng Phật tử. Vị Trụ trì, người lãnh đạo tinh thần như một biểu tượng không thể thiếu để giữ gìn Phật pháp và lưu truyền Phật pháp, là chất keo để kết dính các sinh hoạt Phật sự tại địa phương, giữ gìn niềm tin của người Phật tử, hướng dẫn tu học, ứng phú đạo tràng, các pháp sự của vòng đời trong sắc màu niềm tin của nền văn hoá ứng xử Phật giáo.v.v…

Từ tổ chức GĐPT, một tổ chức giáo dục thanh thiếu đồng niên trở thành người Phật tử biết dấn thân cho Phật pháp được sinh hoạt dưới mái chùa, cho đến các lớp Việt ngữ, lớp Phật pháp cho giới trẻ cũng được bảo bọc dưới mái chùa, các khoá tu học cho gia đình, cho tuổi trẻ với cả ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Anh được tổ chức thường xuyên qua các tiểu bang của Hoa Kỳ… tất cả đều là tinh thần hoằng pháp thiết thực và sống động cần lưu giữ và phát triển.

GHPGVNTNHK-Canada đã tổ chức Khoá tu học Phật pháp Bắc Mỹ mỗi năm một lần cho CTĐ Tăng Ni và Phật tử tại gia đến năm nay là lần thứ 11. Dù khó khăn và không ít chướng ngại nhưng Giáo Hội đã lưu giữ được tiếng nói Hoằng pháp của tổ chức Giáo Hội. Tạo cơ hội cho CTĐ Tăng Ni trẻ dấn thân tiếp nối CTĐ Trưởng lão Hoà thượng vì sự tu học Giáo pháp Giác ngộ mà hi hiến sức mình cho sự nghiệp hoằng pháp, lợi sanh, giúp cho quí Phật tử giữ lòng thuần hậu mà sùng phụng ngôi Tam Bảo, làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài nơi thế gian này.

Nguyệt san Chánh Pháp từ số ra mắt - số 1, tháng 5/2009 - đến hôm nay là số 151, tháng 6/2024, trải qua 16 năm miệt mài, ròng rã đã góp phần vào việc hoằng pháp của GHPGVNTN Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp tích cực, lớn lao của các websites Phật giáo chứa đựng đủ thể loại và ngôn ngữ cho nền Văn hoá Phật Giáo.

3. Phần kết

Kính bạch CTĐ Tăng Ni,

Kính thưa Đại hội,

Hoằng pháp là phương diện rộng, khá bao trùm, thuyết giảng chỉ là một phần trong đó. Hoằng pháp là việc làm chung, là trách nhiệm của mỗi người Tăng sĩ, lẫn cư sĩ, Phật tử. Dù muốn hay không, bóng dáng đầu tròn áo vuông của người Tăng sĩ đã mang trong mình tinh thần thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh, đã mang trong mình tinh thần Hoằng pháp. Giáo Hội cho dù đã có chủ trương và thành lập ban bệ, xây dựng đường lối cho việc Hoằng pháp.v.v… Nhưng tất cả không thể bao quát hết được sự sinh hoạt hoằng pháp này. Nhất là đất nước Hoa Kỳ rộng lớn, luật lệ mỗi địa phương có phần khác nhau, tất cả tự viện đều sinh hoạt độc lập, vì vậy đôi khi, lấy cái riêng để làm cho việc chung để góp phần báo đền ơn Phật, ơn Thầy Tổ, ơn Đàn na tín thí, góp phần vận chuyển bánh xe Chánh pháp là điều rất trân quí, khuyến khích.

Giữ gìn tất cả những gì đang có từ cơ sở vật chất tự viện cho đến chương trình tu học cho CTĐ Tăng Ni và quí Phật tử đã là một việc khó. Giữ gìn sinh hoạt: tụng kinh, thuyết giảng hàng tuần, tổ chức các Lễ Vu Lan, Phật Đản, Giao thừa, Tết, Rằm Tháng Giêng, Tết Trung thu, Lễ Tri Ân, kỷ niệm chu niên, Giỗ Thầy Tổ, các khoá tu học, đám tang, tuần thất cho bổn đạo Phật tử, cho đến xây dựng chùa chiền.v.v… Tất cả ấy đã là những việc làm thiết thực, xây dựng niềm tin yêu trong lòng Phật tử.

“Bởi vì mắt ngó trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời. Bởi vì mắt ngó biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương.” (Đôi mắt, Trụ Vũ) hay thi sĩ Bùi Giáng trong bài thơ Mắt buồn, “Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt khóc người một con.”

Từ đôi mắt biết mở ra và nhắm lại, để nhìn mình, nhìn đời, nhìn gần, nhìn xa, thiết thực và mơ mộng. Đôi mắt ấy chứa đựng từ tâm để biết rung động trước những trầm thống, khổ đau miên man, bất tận của loài người, chứa đựng dũng lực nhẫn nhục để nuôi dưỡng Thánh thai Bồ tát, làm lợi lạc hữu tình.

Thành tâm kính đảnh lễ CTĐ đã bước chân về phương trời cao rộng, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho mình và cho người mà nắm giữ, lưu truyền Phật pháp. Kính chúc Quí Ngài một mùa An cư, phước trí nhị nghiêm, đạo quả viên thành, chúng sanh dị độ. Đồng kính chúc quí Đạo hữu, Cư sĩ Phật tử, Đại biểu Đại hội thân tâm thường lạc, cát tường như ý.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Tu Viện Đại Bi, Mùa An Cư Kiết Hạ ngày 11/6/2024

Tổng Vụ Hoằng Pháp

Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 21515)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
09/04/2013(Xem: 27428)
Audio: Bồ Tát Chuẩn Đề, bài giảng của TT Nguyên Tạng tại Chùa Phước Long, Connecticut, Hoa Kỳ, do HT Thích Minh Đức trụ trì
09/04/2013(Xem: 17369)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Nguyễn Phú Bolsa Radio (Santa Ana, California, Hoa Kỳ) phỏng vấn HT Như Điển và TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 17108)
Pháp Thoại: Chánh Kiến Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 14068)
Audio: Phật Tổ & Phật Ngọc Thầy Nguyên Tạng giảng tại Chùa Phật Tổ, Long Beach, California, USA
09/04/2013(Xem: 12781)
Chủ đề: Lục Hòa, Bài giảng của TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 15164)
Chủ đề: Mắt Thương Nhìn Đời Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
29/03/2013(Xem: 18915)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15236)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17150)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]