Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kho tàng Chân Lý được tìm thấy trong kinh Pháp Cú (Dhammapada)

06/03/202207:45(Xem: 4357)
Kho tàng Chân Lý được tìm thấy trong kinh Pháp Cú (Dhammapada)


kinh phap cu


Kho tàng Chân Lý

được tìm thấy trong kinh Pháp Cú (Dhammapada)


 

Lời thưa:

 

Bài viết này có được nhờ một thói quen mà người viết được tu tập và thực hành trong suốt hai năm nay với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng khởi đầu cho việc ban pháp nhủ từ Chánh Pháp của Đức Thế Tôn qua Pháp thoại online đưới hình thức livestream trong những ngày Melbourne bị phong tỏa vì đại dịch Covid !9.  Thấm thoát thời gian ấy đến nay vừa tròn đủ hai năm tính từ ngày 6/3/2020.

 

Chợt nhận ra có một sự trùng hợp lạ kỳ vì mình cũng vừa xong ôn lại phẩm cuối cùng thứ 26 BÀ LA MÔN của Kinh Pháp Cú vài hôm trước và cứ in nhớ trong đầu câu kệ 392 như sau :

 

Trước nhờ ai chỉ ta vào cửa

Hiểu sâu chánh pháp Như lai dạy

Hãy trang trọng đảnh lễ người ấy

Như Bà La môn thờ thần lửa 

 

 Đấy là  tích truyện nói về Ngài Xá Lợi Phất hằng đêm đã hướng về nơi Ngài Assaji để lễ lạy trước khi đi nghỉ. (người đã dạy cho Ngài Xá Lợi Phất về lý duyên khởi rằng :

Muôn pháp do nhân duyên sanh

Cũng do nhân duyên mà diệt

Thầy Ta, Phật đại sa môn

Thường dạy rõ như thế !)

 Cũng cần nhắc lại Ngài Asaaji là một trong 5 vị tỳ kheo trong nhóm Ngài Kiều Trần Như  đã từng tu khổ hạnh với Đức Phật và sau đó đã chứng đắc A-la-hán sau bài kinh Vô Ngã Tướng nói về Lý duyên khởi và trở thành 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật và từ đấy thành lập Tăng đoàn.

 

Kính tri ân Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng với sự cảm niệm sâu sắc vì đã giúp con tu tập theo ngõ thính pháp và tự trình pháp sau khi chú tâm lĩnh hội những bài pháp thoại MP4 về Kinh Pháp Cú trong hơn 80 giờ mà niềm  hỷ lạc vẫn theo suốt sau đó nhiều ngày để hôm nay xin được chia sẻ về toàn bộ phẩm thứ 26 của kinh Pháp Cú  BÀ LA MÔN, trong đó tinh yếu của phương pháp tu tập để đạt đạo quả  được kết nối từ việc tu tập Thiền Chỉ và Thiền Quán cùng với Bát Chánh Đạo được Đức Phật nói kệ cho Chư Tỳ Kheo mà kệ  tiêu biểu nhất có thể xem là đáng ghi nhớ nhất trong phẩm này....để chiêm nghiệm và thực hành, theo thiển ý của hậu học đó là   kệ 384 như sau:

Khi an trú hai pháp Chỉ, Quán

Bà La Môn có trí

Đến được Bờ bên kia

Mọi kiết sử đã dứt sạch

 

Kính dâng Thầy Nguyên Tạng và các bạn trong Đạo Tràng Quảng Đức với cái nhìn của người Phật Tử đã được un đúc trong những kệ Pháp Cú thường đọc trong những thời thỉnh chuông Khuya và Tối vẫn được livestream hàng ngày trên Facebook trang nhaquangduc.

 

Ân Giáo Thọ dẫu một ngày kính xin tạc dạ

Thật thượng duyên nghe Pháp thoại trọn hai năm

Gương Ngài Xá Lợi Phất, thượng trí Thanh Văn

Đảnh lễ Thượng Tọa Giảng Sư, mỗi lần chia sẻ

 

Thế kỷ hiện đại công nghệ xuất hiện Tăng tài, trẻ

“Phật Giáo Khắp Thế Giới” tác phẩm đầu tay

Từ năm 2001 đã thực hiện trình bày

Liên tục từ đấy... biên dịch, khảo cứu góp phần hoằng pháp

Đại duyên cho ai đã được  Ngài mời cộng tác

(Huệ Hương)

 

39_Thien Su Phap ThuongKính mời nghe các bài giảng của TT Nguyên Tạng về Tổ Sư Thiền


 Nào chúng ta  cùng nhau chia sẻ nhé,  người viết cũng xin thú nhận rằng tài liệu chú giải về kinh Pháp Cú có được từ 2002 do Cư Sĩ Thiện Nhựt/ Canada biên soạn và 26 bài pháp thoại Kinh Pháp Cú từ Giáo Án của Sư Sán Nhiên giảng từ 2016 tại Washington DC nay mới phát sóng lại trên YouTube.

  Với phương tiện sẵn có, với trình độ căn cơ còn yếu kém của riêng cá nhân người viết, nhưng rất nhiệt tình muốn được sự chỉ dạy từ những bậc hiền trí, HH chỉ  hy vọng nếu có sai sót kính xin Thầy, các bạn và đọc giả niệm tình tha thứ cho và xin hứa sẽ học hỏi thêm từ những lời giáo huấn .

Kính đa tạ.

 

 

Nào ...Chúng ta cùng đọc Phẩm Bà la Môn nhé....Như đã nói ở trên đây là Phẩm thứ 26 và là Phẩm cuối cùng trong kinh Pháp Cú gồm câu kệ 383 đến câu kệ 423.

 

Như ai trong chúng ta đều đã biết....  Ấn Độ cho đến nay vẫn còn là một xã hội với sự phân chia giai cấp mà đứng đầu là Giới Bà La Môn còn  gọi là Phạm Chí ( giai cấp tu sĩ xưa) vượt hơn cả giai cấp Sát đế Lợi hàng vua chúa. Nhưng trong kinh Pháp Cú, Đức Phật chỉ dùng từ Bà la Môn để chỉ các bậc tu hành phạm hạnh đã chứng đắc đạo quả A-La- Hán sau khi đã diệt được 10 kiết sử tuần tự qua 4 giai đoạn :

1-    Quả vị Dự Lưu Tu Đà Hoàn ( khi diệt trừ được Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ) còn trở lại luân hồi trong 7 kiếp tái sinh .

2-    Quả vị Tư Đà Hàm – Nhất Lai sẽ tái sinh lại trong cõi người một lần nữa thôi ( khi đã diệt được thêm Tham thô và Sân thô).

3-    Quả vị A Na Hàm  --Bất Lai Không còn trở lại cõi Ta Bà nữa, được về cõi trời Ngũ Tịnh Cư Thiên ( khi đã diệt hoàn toàn Tham tế và Sân tế),

4-    A La Hán  - bậc Vô Sanh -bậc phạm hạnh đã cắt đứt các phiền não trong tâm, ( chẳng còn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, tận diệt được ái dục ) và đã hoàn thành con đường Đạo đế tận diệt những nguyên nhân gây ra Khổ đau .... đã tháo gỡ hết mọi trói buộc nên lúc nào cũng tự tại an nhiên.

 Điều này được thấy qua các câu kệ sau đây khi Phật chỉ day cho cho các tỳ khưu

Kệ 385_ Người chẳng chấp bờ này bờ nọ

               Cả hai bờ chẳng chấp Có, chấp Không

               Thoát ly phiền não đoạn tận trói buộc

               Như Lai gọi Bà La Môn  

Kệ 386_ Người hành Thiền, ẩn cư vô nhiễm

              Thoát ly lậu hoặc, nhiệm vụ xong

               Thành đạt được mục đích tối tôn

                Như Lai gọi Bà La Môn

Kệ 391_ Với người...ác nghiệp chẳng tạo Nhân

                Bằng thân, bằng miệng, hoặc bằng ý

                Tự điều phục trong ba lời ấy

                Như Lai gọi Bà La Môn

 

Kệ 397_ Người đã cắt đứt mọi kiết sử

               Chẳng còn sợ hãi, chẳng đắm trước

               Thoát khỏi mọi ràng buộc

               Như Lai gọi Bà La Môn

 

Xuyên suốt từ lúc bắt đầu vào phẩm Bà La Môn, Đức Phật đã khẳng định,  khi có một người giai cấp Bà La môn đến chất vấn vì sao Đức Phât gọi đệ tử thượng trí của Ngài đã chứng đắc A la Hán là Bà la Môn bất chấp giai cấp của họ :

“ Ta chẳng gọi Bà La Môn những người sanh ra trong giai cấp này, với Ta những ai đã dẹp xong các lậu hoặc , cắt đứt sự luyến ái trong cuộc đời( Dục ái-Sắc ái-Vô sắc ái )... chứng quả vị A La Hán ta gọi người ấy là Bà La Môn.”

Và để khuyến khích những ai có lòng ham muốn được đề cao với tên gọi Bà La Môn ( xứng danh mình từng sanh được vào giai cấp cao quý trọng vọng đó.)..hãy nghe kệ 383, kệ 393, kệ 396 như sau:

Kệ 383_  Này Bà La Môn,

                Hãy tinh tấn đoạn dòng ái dục

                Lìa bỏ vật chất thú vui

                Các hành hoại diệt đã thấu rõ

                Hãy làm người chứng đắc vô vi

 

Kệ 396_ Như Lai chẳng gọi Bà La Môn

               Kẻ từ bụng mẹ Phạm Chí sinh ra

               Nếu Tâm còn phiền não

               Phàm Phu tên ấy mà

               Người thoát ly ái luyến, não phiền

               Như Lai  gọi là Bà la Môn

 

Kệ 393 _  Đâu vì giai cấp, họ hàng, tóc bện

                 Mà được trở thành Ba La Môn

                 Chỉ ai CHÂN, CHÁNH,TỊNH

                 Người ấy đúng thật Bà La Môn

 

Như vậy  Đức Phật khẳng định ở đây :CHÂN là hiểu rõ Chân lý của Tứ Thánh Đế , CHÁNH là theo đúng con đường Bát Chánh Đạo và TỊNH là sống cuộc đời thanh tịnh của bậc sa môn  

 

Ngoài ra khi nhìn thấy các cuộc chơi đấu trâu của hạng giai cấp cao , Đức Phật đã dạy đệ tử mình như sau : “ Này Chư Tỳ Kheo, các sợi dây buộc trâu mà ta nhìn thấy đó, thật ra cũng dễ tháo gỡ , cũng dễ bứt đứt nhưng này Chư Tỳ Kheo các sợi đai SÂN HẬN với dây cương THAM ÁI ở bên trong Tâm rất khó tháo . Này các Tỳ Kheo , hãy cố găng cắt bỏ nó đi” .

 

Chắc hẳn chúng ta sẽ rơi lệ khi nghe câu kệ 398, 400 như nghe lời một  người cha rất thiết tha dạy dỗ con mình với nhữnglời ẩn sâu trong trái tim thuần hậu khi thấy các con mình sẽ sa vào nơi nguy khốn ...          
    

Kệ 398 _ Bỏ đai da SÂN, cắt dây cương THAM ÁI

                Chặt dây Tà Kiến, phụ tùng Thùy Miên

                Phá chốt VÔ MINH, giác ngộ an nhiên

                 Như Lai gọi  Bà La Môn từ đấy

               

Kệ 400 _ Chẳng Sân hận làm tròn bổn phận

                Tham ái tận , Giới hạnh trang nghiêm

                 Thân này là chót,

                  Nhiếp phục các căn thuần viên

                 Như Lai gọi Bà La Môn ...tên

 

Và còn nhiều nhiều nữa nhưng người viết xin trở về câu kệ 384 được gọi là tinh yếu nhất trong phẩm 26 này vì nó  bao trùm  cảc phương pháp tu tập để thành đạt đạo quả và xứng danh Bà La Môn .

 

Khi an trú hai pháp Chỉ, Quán

Bà La Môn có trí

Đến được Bờ bên kia

Mọi kiết sử đã dứt sạch

 

Thế nào là Hai Pháp Thiền Chỉ và Thiền Quán ? Tại sao chỉ cần hai pháp này thôi là đã được đến bờ kia ( Đáo bỉ ngạn- Bờ giác ) ? Phải chăng 10 kiết sử đã đoạn tận đều tập trung trong Thiền quán ( Vipassana ) khi quán thân, thọ, tâm, pháp .và nhìn ra được thực tướng của vạn pháp đều nằm trong Tam Pháp Ấn ( VÔ THUỜNG- KHỔ - VÔ NGÃ) .

 

Vậy thì cùng xem lại sự liên hệ giữa Thiền Chỉ và Thiền Quán mà những bài về Tổ Sư Thiền được Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng thường nhắc đến trong hành trạng các Ngài, vì

hai phương pháp Thiền này có chức năng và nhiệm vụ khác nhau
 

 THIỀN CHỈ làm dừng lại các dục và bất thiện pháp, đưa đến sự hỷ, lạc, nhất tâm;

 trong lúc THIỀN QUÁN nhờ quan sát sự vật hiện tượng như thật mà đoạn trừ vô minh phiền não đưa đến trí tuệ giải thoát.

THIỀN CHỈ  và  THIỀN QUÁN  được so sánh với các cặp sứ giả nhanh  nhất  (Sīghaṃ dūtayugaṃ), người đã mang thông điệp của sự thật, đó là, Niết-bàn cảnh giới của Phật, tức là các khoa về chánh niệm (sati) là người gác cửa sáu giác quan (phòng hộ sáu căn môn), và Bát Chánh đạo là con đường dẫn đến niết bàn.

 

Mục đích của thiền chỉ là để an định tâm trí, không để tâm phân tán loạn động (vikshepa). Bản chất của thiền quán là để nhìn thấy sự thật như nó là (ānupassanā).

 Cả hai  cùng nhau  hành động  như một thực thể  duy nhất hài hòa như là cách để đạt đến Niết-bàn. 

Thiền chỉ có nhiệm vụ thâu gom vọng tưởng lại, còn thiền quán có công năng chặt đứt phiền não.

 

(trích đoạn lại trong loạt bài trình pháp về Tổ Sư Thiền khi nghe pháp thoại của Giảng Sư )

 

Lời kết :

 

Với 40 câu kệ trong phẩm Bà La Môn chúng ta sẽ ôn lại hết các phương pháp đoạn trừ phiền não bằng cách đoạn dần từ 3 kiết sử Thân kiến, Hoài Nghi, Giới cấm thủ để tiến dần lên theo năm tháng và với sự kiên trì nhiều năm hạ thủ công phu....Kính chúc quý đạo hữu sẽ có ngay trong hiện đời hay nhiều kiếp tái sinh được một lần xứng danh Bà La Môn ...tên gọi.

 

Kính hy vọng lắm thay với những ai đang Thấy Pháp diễn lên theo Thành, Trụ, Hoại, Diệt và chiêm nghiệm được nghiệp báo mình đang diễn ra theo cấp độ nào để luôn trong Chánh niệm Tỉnh Giác mà tu bồi thêm Phước hữu lậu và vô lậu.

 

Kính nguyện hồi hướng công đức tu tập xin làm duyên lành dẫn dắt con và quý đạo hữu thân thương cùng chung dạo tràng và Thầy Tổ nhất là Ân Sư một ngày nào đó... chứng đắc đạo quả diệt được mọi phiền não trầm luân.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT  

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO  SAMMASAMBUDDHASSA

 

Kính trân trọng

Melbourne 6/3/2022

Phật tử Huệ Hương

 

 

facebook
youtube



 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2021(Xem: 11887)
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm 09/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 18 ĐỨC PHẬT TỲ XÁ PHÙ Bất báng diệc bất tật Đương phụng hành ư giới Ẩm thực tri chỉ túc Thường lạc tại không nhàn Tâm định lạc tinh tấn Thị danh chư Phật giáo. *** Không chê cũng không ghét Nên vâng giữ giới luật Ăn uống vừa biết đủ, Lấy nhàn tịnh làm vui, Tâm định tĩnh, tinh tấn, Đó là lời Phật dạy. Nhất tâm đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 11572)
Đức Phật Thi Khí 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 08/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 17: ĐỨC PHẬT THI KHÍ Thí như minh nhãn nhơn Năng tị hiểm ác đạo Thế hữu thống minh nhơn Năng viễn ly chư ác. Nhất tâm đảnh lễ Thi Khí Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 13164)
Kinh Vô Lượng Thọ (Giọng tụng: TT Thích Trí Thoát)
20/01/2021(Xem: 15717)
Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Giọng niệm: HT. Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 16208)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Giọng tụng: HT Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 15426)
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
20/01/2021(Xem: 14969)
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức - HT. Thích Minh Tâm Trì Tụng! Chí Tâm Đảnh lễ và tri ân Hoà Thượng Ân Sư Thích Minh Tâm🙏 Kinh Dược sư dạy: "Nếu có bốn chúng: Bật-sô, Bật-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai giữ tám phần trai giới, hoặc trong ba tháng hoặc đủ một năm để làm thiện căn, nguyện sanh thế giới Cực Lạc phương Tây, cầu nghe chánh pháp Phật Vô Lượng Quang, nhưng chưa quyết định. Nếu nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị đại Bồ-tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát, Bảo Đàm Hoa Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Di Lặc Bồ-tát, đứng ở trên không chỉ đường tiếp dẫn. Người tu tự nhiên thấy mình hóa sanh trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp, ở cõi An Lạc”. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có kẻ thấy nghe Đề
20/01/2021(Xem: 15359)
Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm và Đại Bi Thập Chú Hòa Thượng Bổn Sư Thượng Nhật Hạ Liên Trì Tụng Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Tế, Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Trì, Đệ nhị Cố vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Húy Thượng Tâm Hạ Khai, Tự Thiện Giác, Hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Hòa thượng Giác Linh. Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát! Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
20/01/2021(Xem: 14651)
Niệm Hồng Danh A Di Đà Phật (giọng niệm: Hòa Thượng Thích Nhật Liên )
20/01/2021(Xem: 15738)
Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Tế, Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Trì, Đệ nhị Cố vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Húy Thượng Tâm Hạ Khai, Tự Thiện Giác, Hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Hòa thượng Giác Linh. Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]