Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼

18/05/202111:27(Xem: 12846)
Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642).

Ngài thuộc Tổ thứ 67 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), thuộc đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiển Phái Lâm Tế.

Ngài sanh năm Bính Dần (1566) niên hiệu Long Khánh, đời vua Minh Mục Tông tại Nghi Hưng (nay là Giang Tô).

 

Ngài là vị thiền sư nổi tiếng trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh có đệ tử đắc pháp là ngài Mộc Trần Đạo Mân.

 

Ngài được xem là hậu thân của Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền (viên tịch năm 866), cách 700 năm. Ngài có vai trò rất lớn là khôi phục thiền phái Lâm Tế.


Sư Phụ kể Tổ Long Thọ cũng được xem là hậu thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni .

 

Ngài họ Tưởng, quê ở Nghi Hưng. Năm 6 tuổi, ngài được học Nho giáo (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) , ngài nhận thấy không phù hợp.
Năm 8 tuổi, ngài tự biết niệm Phật không cần ai chỉ dạy.


Sư Phụ giải thích: sự tự biết này là do ngài đã có vô sư trí xuất hiện. Tất cả mọi người đều có vô sư trí từ vô lượng kiếp, không cần học khi có túc duyên đầy đủ thì tự xuất hiện giống như vàng trong quặng đất.
Hậu đắc trí là trí có được sau khi tu học.

 

Năm 8 tuổi, ngài có duyên với pháp tu niệm Phật.


Sư Phụ giải thích: niệm Phật có 5 pháp niệm khác nhau, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của hành giả mà có thể áp dụng:


1- Cao thanh trì: niệm lớn tiếng, rõ ràng. Sư Phụ niệm nghe rất thanh thoát ấm áp đạo vị.
2- Đê thanh trì: tiếng niệm nhỏ, Sư Phụ niệm nghe rất thanh an.
3- Kim cang trì: niệm không ra tiếng, môi vẫn cử động theo danh hhiệu Phật.
4- Mặc trì: niệm không ra tiếng, yên lặng.
5- Ý trì: niệm trong tâm.

Cao thanh trì tuy có khuyết điểm là dễ bị khan cổ, tắt tiếng, nhưng Đức Phật nói cách niệm này có được 10 công đức:
1- đánh tan hôn trầm mê ngủ.
2- làm thiên ma kính sợ
3- tiếng niệm vang đến khắp mười phương, nhất niệm thông tam giới.
4- ba đường khổ chấm dứt.
5- tiếng bên ngoài không xâm nhập vào mình được.
6- tâm không bị tán loạn.
7- giúp mạnh mẽ, tinh tấn trên đường tu.
8- tâm luôn hoan hỉ
9- đạt tam muội rõ biết hiện tiền
10- được vãng sanh cực lạc quốc.

 

Ý trì niệm Phật là khó nhất, vì đây là pháp niệm Phật rốt ráo, niệm trong tâm, nhất tâm, vọng tưởng điên đảo chấm dứt và bất cứ lúc nào cũng niệm Phật được. Áp dụng pháp niệm Ý trì tức là hành giả cũng đang thực hành pháp tu thiền chỉ và thiền quán của Như Lai Thiền, Thiền-Tịnh song tu là đây, không thể tìm ở đâu khác nữa. Ai viên mãn pháp niệm Ý trì là đã đặt một chân vào ao Liên Trì Cực Lạc Quốc rồi.

 

Sư phụ đã diễn đọc câu sám niệm Phật rất hay:

 

“Muốn đi có một đường nầy
Nhứt tâm niệm Phật khó gì thoát ra,
Vậy khuyên phải niệm Di Đà
Hồng danh sáu chữ thật là rất cao
Hay trừ tám vạn trần lao
Tham thiền quán tưởng pháp nào cũng thua”

Quả thật, Ngài Mật Vân Viên Ngộ 8 tuổi đã tự biết niệm Phật là bắt đầu hành trình giác ngộ.


Năm 15 tuổi, ngài bỏ nghề nông, theo nghề đánh cá.
Năm 16 tuổi, ngài bị ép cưới vợ, vì hiếu, ngài lập gia đình.


Năm 21 tuổi (1587), ngài đọc Pháp Bảo Đàn Kinh, ngài bị cuốn hút bởi câu chuyện ngộ đạo của ngài Lục Tổ Huệ Năng, ngài xin xuất gia.

 

Sư Phụ kể về sự xuất gia của ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Ngũ tổ Hoằng Nhẩn hỏi ngài Huệ Năng đến để làm gì. Ngài thưa là đến để xin xuất gia làm Phật.
Tổ Huệ Năng không biết chữ nhưng nhờ chúng đệ tử trong chùa đọc bài kệ của ngài Thần Tú, chỉ diễn đạt con đường hành trì tu, ngài Huệ Năng đã thấy tánh, ngài từ bài của ngài Thần Tú diễn tả tánh thấy của ngài:

Bài kệ của ngài Thần Tú:


"Thân thị Bồ đề thọ,

Tâm như minh cảnh đài,

Thời thời cần phất thức,

Vật sử nhạ trần ai".

 

Nghĩa là:

 

"Thân là cội Bồ đề,

Tâm như đài gương sáng..

Luôn luôn phải lau chùi,

Chớ để dính bụi trần".

 

Bài kệ của ngài Lục Tổ:

 

“Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai”.

 

Nghĩa là:

 

“Bồ đề vốn không cây,

Gương sáng cũng chẳng đài.

Xưa nay không một vật,

Chỗ nào dính bụi trần”.

 

 

Sư Phụ giải thích, Phật tánh không có hình tướng , thì không có gì để dính bụi.


Ngài Ngũ Tổ, qua bài kệ của ngài Huệ Năng, là biết ngài Huệ Năng đã thấy tánh nên truyền y bát cho ngài Huệ Năng là Lục Tổ.

 

Ngài Huệ Minh là một vị quan đi xuất gia, khi thấy y bát không trao cho ngài Thần Tú, ngài Huệ Minh đuổi theo ngài Huệ Năng để lấy lại y bát.


Ngài Lục Tổ để y bát trên tảng đá, ngài Huệ Minh dỡ y bát không lên, ngài hối hận quỳ lạy và nói: “tôi đến đây vì pháp không vì y bát”.

 

Ngài Lục Tổ ra mặt mời ngài Huệ Minh ngồi xuống, giử tâm thanh tịnh rồi sẽ nói pháp: “ Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đang khi ấy cái gì là bổn lai diện mục của thượng tọa Minh?”. Ngài Huệ Minh ngay đó liền

triệt ngộ, liền sụp lạy tôn Lục Tổ làm sư phụ. Ngài Lục Tổ khiêm hạ từ chối và khuyên Huệ Minh cùng mình tôn kính ngài Huệ Năng là Sư phụ. Ngài Huệ Minh sau đó đổi tên của mình là Đạo Minh để không trùng chữ Huệ của Sư phụ.

 

Sau 15 năm ẩn tu trong nhóm thợ săn, một ngày kia Ngài Lục Tổ đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu, nghe 2 vị tăng tranh cãi với nhau về “phướn động và gió động”. Lục Tổ góp ý “không phải do phướn, cũng không phải do gió, mà do chính tâm của hai vị đang động”. Ngài Ấn Tông (Trụ Trì Chùa Pháp Tánh, nay gọi là Chùa Quang Hiếu) hỏi Lục Tổ: "Nghe nói y pháp của Ngũ Tổ đã truyền về phương Nam, phải chăng đây là hành giả?" Ngài Huệ Năng bèn kể lại nguyên do việc đắc Pháp. Ngài Ấn Tông liền thỉnh Tổ làm lễ cạo tóc và cung thỉnh Lục Tổ thăng tòa thuyết pháp.


Pháp Bảo Đàn là bản kinh ghi lại cuộc đời và lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng.

 

Ngài Mật Vân Viên Ngộ bị cuốn hút bởi chuyện ngộ đạo của ngài Lục Tổ Huệ Năng qua Kinh Pháp Bảo Đàn, nên ngài xin xuất gia.

thal luc to 2


 

Ngài Mật Vân Viên Ngộ, một hôm ngài gánh củi đi qua khúc quanh, vô tình bó củi va vào vách núi, ngài chợt bừng ngộ liền tìm đến Hoà Thượng Huyễn Hữu Chánh Truyền xin xuất gia.

 

Một ngày nọ, ngài đi qua đỉnh núi Đồng Quán thì tự nhiên đại ngộ, liền trình kệ. Tổ Huyễn Hữu hỏi: “nếu có người hỏi, ông đáp thế nào?”.


Ngài Mật Vân Viên Ngộ chỉ đưa nắm tay lên.
Tổ Huyễn Hữu hỏi: “lão tăng không hiểu ông đắc là đắc cái gì?”.
Ngài đáp: “Đừng nói Hoà Thượng không hiểu, ba thời chư Phật còn không hiểu nữa à!”.


Ngài được tổ Huyễn Hữu Chánh Truyền ấn chứng, ngài Mật Vân Viên Ngộ đưa nắm tay lên là biểu trưng sự chứng ngộ.


Sư Phụ giải thích, đưa nắm tay lên là biểu tỏ “Duyên Khởi” và ngài được ấn chứng ?

 

Vì sao ? vì “nắm tay” thuộc về thân ngũ uẩn, thân ngũ uẩn này do “giả chúng duyên nhi cộng thành”, dù thân này có nhưng chỉ tạm có, không có dài lâu vĩnh vĩnh, khi duyên tụ lại thì có, khi duyên ta rã thì không. Từ ngàn xưa Đức Thế Tôn đã dạy: “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

 

Sư phụ cũng dẫn lời Phật dạy trong kinh Phật Tự Thuyết (Udàna; Tiểu Bộ kinh), pháp Duyên khởi được tóm tắt như sau: "Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.- Do cái này không có mặt, nên cái kia không có mặt.- Do cái này sinh, nên cái kia sinh.- Do cái này diệt, nên cái kia diệt".

Trong Phẩm Phương Tiện, Kinh Pháp Hoa cũng đề cập đến pháp Duyên Khởi:

 

"Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng Duyên khởi
Thị cố thuyết nhất thừa".


Nghĩa là:

“Chư Phật đầy đủ Trí và Hạnh
Biết pháp luôn vẫn vô tánh
Quả Phật do từ Duyên mà khởi
Cho nên bảo là Nhất thừa”.

 

Bạch Sư phụ, lời giảng ở chỗ này của Sư phụ quá cao siêu mà trí óc nhỏ bé của chúng sanh khó mà lãnh hội được. Con cố gắng ghi chép để suy gẫm về sau, dù khó nhưng con cảm nhận rằng Phật Pháp quá mầu nhiệm và tuyệt vời làm sao, chỉ có một “nắm tay” được đưa lên mà hai thầy trò Thiền Sư đã có được tiếng nói chung về “pháp Duyên Khởi”, rõ ràng ai thấy pháp Duyên Khởi là có cùng 1 cái thấy.

 

Một hôm, thiền sư Huyễn Hữu Chánh Truyền đưa cây phất trần lên hỏi: “các người còn có gì không?”
Ngài Mật Vân Viên Ngộ hét một tiếng.
Ngài Huyễn Hữu Chánh Truyền bảo: “hét hay đấy!”.
Ngài Mật Vân Viên Ngộ lại hét lên hai tiếng, rồi trở về chỗ ngồi.
Ngài được ấn chứng kế thừa là Tổ thứ 30.

Năm 1617, Sư kế nghiệp trụ trì chùa Long Trì và các chùa khác. Sư nổ lực khôi phục Tông Lâm Tế trong 30 năm. Đệ tử kế thừa có thiền sư Mộc Trần Đạo Mân.

Ngày 7-7-1642, Sư thị tịch tại chùa Thông Huyền, thọ thế 77 tuổi, vua Khang Hy ban Thụy cho Sư là Huệ Định Thiền Sư.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

 

“Lâm Tế môn phong thích dụng thiền

Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên

Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng

Hương Thủy biển sâu sóng võ triền

Diện mục tỏ rồi ra là thế

Bản lai gìn giữ chớ mù điên

Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác

Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền”

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp cuộc đời của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ rất đặc thù. Ngài là một vị Thiền Sư có vô sư trí hiển lộ lúc mới 8 tuổi, Sư tự biết niệm Phật. Năm 21 tuổi Sư phát tâm xuất gia do bị cuốn hút bởi sự ngộ đạo của Ngài Lục Tổ Huệ Năng và Sư là hậu thân của Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, khôi phục Tông Lâm Tế đánh hét hiển lộ sự chứng đắc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada)

 




237_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Mat Van Vien Ngo-2



Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ được xem như là hậu thân của Khai Tổ ( Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền ) vì chủ trương khôi phục phương tiện đánh và hét để người học đạo chóng khai ngộ !

Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế.

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 30 của Thiền phái Lâm Tế . Kính đa tạ và tri ân Thầy qua bài pháp quá tuyệt vời, đi từ căn bản Lý duyên khởi rồi công Đức khi niệm Phật to tiếng và Pháp Bảo Đàn kinh với hai bài kệ của Ngài Thần Tú và Lục Tổ Huệ năng để vào Tổ Sư Thiền để tìm ra bản lai diện mục mà không sử dụng ngôn ngữ nhiều . Kính đảnh lễ Thầyvaf kính chúc sức khỏe Thần, HH





Được tôn xưng hậu thân Tổ Nghĩa Huyền Lâm Tế
Sau 700 năm khôi phục lại đánh, hét đã phai mờ (1)
Từ 8 tuổi Vô Sư Trí hiển lộ túc duyên thượng cơ (2)
Nhưng triệt ngộ ...nối pháp đã vào trung niên tuổi (3)


Hoằng dương chánh pháp, trùng tu chùa ...(4)
.....suốt 30 năm , ba chục ngàn người thọ giới (5)
Trú trì 6 ngôi chùa lớn , 12 đệ tử xuất sắc nên danh
Và Mật Trần Đạo Mân được Ngài phó chúc (6)


Kính đa tạ Giảng Sư ...
5 cách niệm Phật và Công Đức niệm lớn được bổ túc (7)
Hành trạng Lục Tổ sơ lược trong Pháp Bảo Đàn Kinh
Chỉ rõ Lý duyên khởi cần phải tường minh
Đức Thế Tôn " Thấu hiểu Lý Duyên khởi là Thấy Pháp" (8)


Bài tán thán ...chỉ là tóm tắt rất bao quát (9)
Nhưng quá tuyệt vời khi chi tiết giảng rộng ra
Đó là lý do Văn, Tư, Tu hành giả phải nghiệm qua
Kính tri ân với Chủ đề Tổ Sư Thiền thuyết giảng !!!


Nam Mô Mật Vân Viên Ngộ Thiền Sư tác đại chứng minh


Huệ Hương
Melbourne 18/5/2021

(1) Sư là người chủ trương khôi phục lại thủ thuật tiếp dẫn người học đặc biệt của Tông Lâm Tế là đánh (bổng) và hét (hát) vốn là phương tiện giúp người học đạo nhanh chóng khai ngộ và rất thịnh hành dưới thời của Khai tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền nhưng qua các triều đại sau dần phai mờ. Qua việc sử dụng đánh hét để dạy đệ tử, sư trở nên nổi tiếng và được coi là vị Thiền sư nghiêm khắc và xuất sắc dưới thời đó.

(2) Sư sinh năm 1566 niên hiệu Long Khánh năm đầu của đời vua Minh Mục Tông tại Nghi Hưng nay là Giang Tô Trung Quốc

Sư còn có tên là Giác Sơ, hiệu Viên Ngộ được cha mẹ học đạo Nho nhưng cảm thấy không phù hợp

Vốn có chủng tử nhiều đời nên từ năm 8 t , Sư đã biết niệm danh hiệu Phật mà không cần ai chỉ dạy

Nam 15 t bị ép buộc bỏ nghề nông sang nghề buôn cá

Năm 18 t bị ép cưới vợ và vì hiếu đạo Ngài lập gia đình

Năm 1587 (21 tuổi), sư đọc Pháp Bảo Đàn Kinh và bị cuốn hút đối với lời dạy về Thiền tông. Một hôm, sư gánh củi đi qua núi, vô tình bó củi va vào thành núi bỗng nhiên sư khai ngộ.

( 3)

Năm 1594 (29 tuổi), sư bỏ vợ, gia đình và xuất gia với Thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền. Sau đó, sư chuyên tâm tham Thiềndưới sự hướng dẫn của vị thiền sư này.

Năm 1602 (35 tuổi), thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền có chiếu chỉ vua ban đến trụ trì tại Long Trì Viện(龍池院) ở Thường Châu(常州), sư cũng được thầy cử đến đây làm chức Giám Viện.

tMột ngày nọ Sư đi qua đỉnh núi Đồng Quan thì tự nhiên đại ngộ,

liền trình kệ

Ngài Huyễn Hữu hỏi : Nếu có người hỏi Ông đáp thế nào ?

Sư chỉ đưa nắm tay lên

Ngài Huyễn Hữu lại nói :

Lão Tăng không hiểu, ông đắc là đắc cái gì?
Sư đáp :

Đừng nói Hoà Thượng không hiểu, 3 đời Chư Phật còn không hiểu nữa là
Và Một hôm Thiền Sư Huyễn Hữu đưa cây phất trần lên hỏi

Các Ngài còn có gì không ?
Sư nghiêm nghị hét lên một tiếng , Ngài Huyễn Hữu đáp :

Hét hay đấy !
Sư lại hét hai tiếng , rồi trở về chỗ ngồi ,

Ngày mùng 3 tháng 2 năm 1611 niên hiệu Vạn Lịch thứ 39 triều vua Minh Thần Tông, Sư được Tổ Chánh Truyền phó chúc y bát kế thừa Tổ nghiệp lúc bấy giờ Sư được 46 t

Sau đó Sư đi du phương các danh sơn như Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn, v..v khắp Cả vùng Ngô Việt

(4) Năm 1614, thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền thị tịch, sư trọn hiếu ở bên tháp thầy 3 năm. Và đến tháng 4 năm 1617, sư kế tiếp thầy trụ trì tại Long Trì Viện.

Năm 1624, sư đến trụ trì, thuyết pháp tại chùa Thông Huyền (通玄寺) ở núi Thiên Thai (天台山).

Tháng 3 năm 1625, sư đến trụ trì tại chùa Quảng Huệ (廣慧寺) ở Hải Diêm (海塩), Gia Hưng (嘉興, tỉnh Phúc Kiến.

Tháng 3 năm 1630, sư sáng lập Vạn PhúcTự (萬福寺) ở núi Hoàng Bá (黃檗山), Phúc Châu, Tỉnh Phúc Kiến.

Năm 1632, sư đến trụ trì tại chùa Quảng Lợi (廣利寺) ở Dục Vương Sơn (育王山), Minh Châu, Tỉnh Triết Giang. Và trong năm sư chuyển đến trụ trì tại Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự ở Ninh Ba, Triết Giang nơi đay sư đã trùng tu lại ngôi Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự- ngôi đại danh thắng và là một trong các ngôi Thiền viện tổ đình Thiền tông lâu đời của Trung Quốc và có diện tích rất rộng (hiện nay diện tích tổng thể là 7.640.000 m2, diện tích xây dựng là 28.800 m2). Trước khi sư đến trụ trì tại ngôi chùa này thì nơi đây từng nhiều lần chịu nhiều sự đổ nát từ nạn binh đao, hỏa hoạn, lũ lụt. Năm 1638, sư trùng tu tổng thể toàn bộ ngôi chùa này, xây dựng thêm nhiều điện đường quy mô lớn và rất có kết cấu. Tăng chúng đến đây tham học hơn 1000 người, cư sĩ, phật tử đến hỏi đạo rất đông. Ngôi tổ đình này từ đó đến nay thuộc Thiền Lâm Tế chính tông, tại khuôn viên chùa còn lưu giữ bức tượng đá toàn thân sư.

(5) Ngoài việc dạy Thiền cho các Thiền tăng, sư cũng chú trọng đến việc dạy Thiền cho các vị nữ tu, ni sư và trong những vị nữ tu này có người ngộ đạo. Những vị nữ tu ngộ đạo này về sau trở thành những thiền sư ni nổi tiếng theo cách giáo hóa riêng của họ.

Trong suốt 30 năm giáo hóa của mình, sư đã nỗ lực khôi phục lại Tông Lâm Tế qua những bài thuyết pháp và đường lối thực hành Thiền Thoại Đầu. Người theo sư quy y, thọ giới và nghe thuyết pháp có tới 30,000 người, đệ tử xuất gia 300 người, 12 người được sư ấn khả và cho nối pháp. Từ những nỗ lực và kỳ tích đó, sư được người đời tôn kính là Lâm Tế thứ 2. .

(6)

Kế thừa tư tưởng và phong cách của sư, các đệ tử nối pháp của sư như Thiền sư Phí Ẩn Thông Dung, Mộc Trân Đạo Mân cũng nỗ lực dùng các phương pháp đánh, hét để khôi phục lại tinh thần tông Lâm Tế và biên soạn nhiều tác phẩm liên quan đến lịch sử và đường lối thực hành của Thiền tông

Hàng xuất gia đắc pháp có 12 vị như: Phí Ẩn Thông Dung(1539-1661) Phù Thạch Thông Hiền (1593-1667) Lâm Dã Thông Kỳ (1595-1652) Triều Tông Thông Nhẫn (1604-1648) Thạch Xa Thông Thường ( 1593-1638) Trượng Tuyết Thông Tùng(1610-1695) Tam Phong Pháp Tạng (1573-1637) Thạch Kỳ Thông Văn (1594-1663) Vạn Như Thông Vi(1594-1663) Phá Sơn Hải Minh (1597-1666) Cổ Nam Thông Môn ( 1599-1670) và đệ tử nối pháp là Hoằng Giác Thông Thiên còn gọi là Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) đều trú trì những ngôi chùa nổi tiếng

(7)

1. Niệm cao tiếng: ( Cao thanh trì ) Đem hết cả tinh lực toàn thân dồn vào trong một câu niệm Phật khác nào những tiếng đại hồng chung, những tiếng sư tử rống ác cả trời đất Vũ trụ. Theo phương pháp này bị hao hơi rát cổ nhiều, không thể trì niệm lâu được. Tuy nhiên, nó có công năng đối trị được bệnh hôn trầm giải đãi, trừ khử được tạp niệm lăng nhăng. Khi niệm Phật nếu thấy mơ màng muốn ngủ gục, hoặc thấy tư tưởng bị chao động, hành giả nên mạnh mẽ đề khởi tinh thần, cất cao vọng niệm to tiếng làm trí não thức tỉnh, chánh niệm khôi phục và sẽ được linh hoạt như cũ. Niệm Phật cao tiếng có tác dụng rất lớn lao. Hơn nữa nó còn làm cho người hai bên nghe rõ tiếng niệm và khiến họ lần lần sanh khởi tâm niệm Phật.

2- Đệ thanh trì ( Niệm vừa đủ nghe ) Niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá, không nhỏ quá. Bất luận là niệm 4 chữ, hay 6 chữ, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một, thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được.

3. Niệm Kim Cang:niệm không ra tiếng mà môi vẫn cử động

4-Mặc niệm: Lúc niệm, môi miệng chỉ hơi mấp máy, không phát ra tiếng; Người ngoài nhìn vào, không biết là đương niệm. Tuy không phát ra tiếng, nhưng 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” đương sáng ngời và rang rảng trong tâm thức hành giả, vô cùng rõ ràng. Nhờ sự sáng ngời và rang rảng ấy mà tâm thần định tĩnh, chánh niệm ngưng tụ thành một khối, khiến cho hiệu lực của nó không khác hiệu lực của niệm Phật có tiếng

Phương pháp niệm này có thể áp dụng trong khi nằm nghỉ, khi tắm rửa, lúc bệnh hoạn, lúc phóng uế, hoặc trong khi đương ở hội trường công cộng hay khi lữ thứ tha phương… tóm lại là trong những trường hợp không tiện niệm ra tiếng

5- Ý trì (Niệm giác chiếu: )Một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí của mình trở lui soi xét tự tánh.

(8)

Trong kinh Tương Ưng Thế Tôn dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật. Thấy Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của các pháp (hữu vi và vô vi), đây là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo và triết học xưa nay. Chính Vô ngã là nét đặc thù của giáo lý Phật giáo, khác biệt hẳn với mọi triết thuyết, tín ngưỡng của thế gian: Giữa khi 62 học thuyết của Ấn Độ đương thời và giữa khi nhân loại đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).

Lý duyên khởi được giới thiệu trong kinh Pháp Hoa :

Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng Duyên khởi
Thị cố thuyết nhất thừa".

[Chư Phật đầy đủ Trí và Hạnh
Biết pháp luôn vẫn vô tánh
Quả Phật do từ Duyên mà khởi
(hay từ Duyên khởi)
Cho nên bảo là Nhất thừa].

(9)

Lâm Tế môn phong thích dụng thiền

Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên

Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng

Hương Thủy biển sâu sóng võ triền

Diện mục tỏ rồi ra là thế

Bản lai gìn giữ chớ mù điên

Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác

Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền.

(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)





***
thieu lam tu
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 24252)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 14692)
Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 04/09/2020 (17/07/Canh Tý) Chiên đàn hải ngạn Lư nhiệt danh hương Da Du tử mẫu lưỡng vô ương Hỏa nội đắc thanh lương Chí tâm kim tương Nhất chú biến thập phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả Hương chiên đàn hải ngạn Lò đốt ngát mùi thơm Mẹ con bà Da Du An toàn không tai ương Trong lửa cháy hừng hực Nghe mát mẻ dị thường Nay đem lòng chí thành Một nén thấu mười phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
18/01/2021(Xem: 16292)
TÔN GIẢ PHÚ LÂU NA, ĐỆ NHẤT THUYẾT PHÁP 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 27/08/2020 (09/07/Canh Tý) Như Lai thọ ký tác Pháp Minh Tùy cơ thuyết pháp nhi hóa độ Bất từ lao quyện nhập tam đồ Luận tạng xưng dương giải Phật ngôn Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả Như Lai thọ ký làm Phổ Minh Tùy cơ thuyết pháp hay hóa độ Không hề mệt nhọc vào ba cõi Luận tạng ngợi khen giải lời Phật Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
16/01/2021(Xem: 15007)
TÔN GIẢ ƯU BA LY, ĐỆ NHẤT TRÌ GIỚI 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 01/09/2020 (14/07/Canh Tý) Đắc độ thân tiền thất vương tử Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông Hoằng dương luật giáo Tỳ Ni Tạng Phật pháp do tư trụ thế long. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả Được độ trước bảy vị vương tử Pháp hội Lăng Nghiêm chứng viên thông Chuyên hành trì hoằng dương Giới Luật Khiến cho Phật pháp trụ ở đời Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
16/01/2021(Xem: 15432)
Bốn Cách Buông Bỏ (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 15833)
Tại sao tử tế với nhau khó đến thế? (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 14439)
TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ, ĐỆ NHẤT GIẢI KHÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 28/08/2020 (10/07/Canh Tý) Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai. Nếu do sắc thấy ta, Do âm thanh cầu ta, Người ấy hành đạo tà, Không thể thấy Như Lai. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
16/01/2021(Xem: 14170)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 15218)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 13533)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]