Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

29/04/202110:07(Xem: 18749)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì.
Ngài thuộc đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 22 của Thiển Phái Lâm Tế.

Sư Phụ giải thích, Bảo là quý báu, Tạng là kho chứa (kho báu, ý chỉ cho Phật tánh) Phổ là cùng khắp, Trì là nắm giữ (Ý chỉ nắm giữ Phật pháp để phổ độ quần sanh).

Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì là đệ tử nối pháp của TS Vạn Phong Thời Ủy, ngài theo hầu TS Vạn Phong suốt 1 thời gian dài trước khi ngộ đạo và được Sư Phụ Vạn Phong ấn chứng qua bài kệ phó chúc:

Nhằm lưng Đại Ngu đấm mạnh liền
Tam Yếu, tam Huyền bỏ chính thiên
Lâm Tế nơi hang đàn sư tử
Huệ đăng tiếp nối cổ kim truyền

Sau đó ngài bắt đầu ra hoằng pháp, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441)


Sư Phụ giải thích:
- tam yếu là ba điều quan trọng trong thiền môn do thiền sư Nghĩa Huyền đặt ra cho người tu tập:
1- lời nói không có tính phân biệt, tạo tác.
2-ngàn thánh vào thẳng chỗ huyền ảo.
3-bặt dứt ngôn ngữ.
- tam huyền là cơ xảo của Tông Lâm Tế, nhằm kích thích hành giả tham thiền phát khởi nghi tình.
1-thể trung huyền, lời nói phải chất phát, ngày thật, không trau chuốt.
2-cú trung huyền, lời nói không mắc kẹt tình thức phân biệt.
3-huyền trung huyền, lời nói lìa đối đãi hai bên.
Cốt tủy của tam yếu, tam huyền là:
Chánh ngữ, ái ngữ, vô ngôn, bặt dứt ngôn ngữ.

Sư Phụ kể công án ghi lại giai thoại ngộ đạo của thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền với sư phụ Hoằng Bá:
Ngài Lâm Tế hỏi sư phụ Hoằng Bá: “thế nào là đại ý Phật pháp.
Tổ Hoàng Bá đánh một gậy
Ngài Lâm Tế lập lại câu hỏi thì cũng bị đánh một gậy.
Lần thứ ba hỏi nữa cũng bị đánh một gậy.
Ngài Lâm Tế xin phép sư phụ ra đi. Tổ Hoằng Bá khuyên nên đến thiền sư Đại Ngu để nắm lấy yếu chỉ của Phật pháp.

Ngài Lâm Tế đến yết kiến thiền sư Đại Ngu. Ngài Lâm Tế thưa với ngài Đại Ngu, ngài là đệ tử của ngài Hoàng Bá và trình sự việc là có thưa hỏi Tổ Hoằng Bá 3 lần đều bị đánh, và không biết lỗi chỗ nào xin TS Đại Ngu chỉ giúp.
Ngài Đại Ngu khai thị :"Hoàng Bá vì ngươi mà nói chỗ tột cùng, người lại đến đây hỏi lỗi hay không lỗi”. 
Ngay câu nói này, Sư liền thông suốt, thưa: "Phật pháp của Hoàng Bá chẳng có nhiều." Đại Ngu nắm lại: "Đồ quỷ đái dưới sàng, vừa nói lỗi không lỗi bây giờ lại chê Phật pháp Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo gì nói mau!". Sư liền cho Đại Ngu ba thoi vào lưng. Ngài Đại Ngu buông sư ra bảo: "Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng liên hệ gì với ta!"

Ngài Lâm Tế ngộ đạo và trở lại hầu ngài Hoằng Bá, và xem hai ngài Hoằng Bá và Đại Ngu đều là sư phụ.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

"Gia phong đánh hét thật khô khan
Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn
tay đấm Đại Ngu bày thật tướng
Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan
Vạn Phong môn hạ toàn sư tử
Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng
Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng
Lối về tự tại thật an nhàn".

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng cho bài pháp về Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì. Sự ngộ đạo của ngài rất đơn giản, nhẹ nhàng, Ngài chứng đắc ngay sau khi được sư phụ Vạn Phong Thời Uỷ ban cho bài kệ nói về cốt tủy sự ngộ đạo của tổ Lâm Tế, “tam yếu, tam huyền”, là chánh ngữ, ái ngữ, vô ngôn, bặt dứt ngôn ngữ và ngài nhận ra Phật pháp của Hoằng Bá không có nhiều, tất cả chỉ là phương tiện để đạt cứu cánh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     
229_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bao Tang Pho Tri



Lời phó chúc tiếp nối pháp của Thiền Sư
 "Bảo Tạng Phổ Trì " chứa tất cả cương lãnh Thiền phái Lâm Tế ! 




Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp và chi tiết thu nhận được qua trí vô sư , vô ngại biện tài của Thầy về Tổ thứ 22 của Tông Lâm Tế. Kính đa tạ và tri ân Thầy nhờ bài pháp thoại này con đã học được làm thế nào để loại bỏ dần khẩu nghiệp và quyết sẽ tu tam nghiệp vô vi kể từ giây phút này . Kính thọ nhận sự từ bi ban rãi đạo pháp của Thầy dù chỉ qua 4 câu kệ phó chúc cho Ngài Bảo Tạng Phổ Trì . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Huyền ký phó chúc bốn câu của Sư Phụ ( 1)

Chứa đủ hành trạng Tổ hai hai ...chẳng cần nhiều (2)

Tông chỉ Lâm Tế triệt ngộ thật tuyệt chiêu( 3)

Long Tượng nối pháp Ngài thật không kể xiết 



Kính đa tạ : 

 ...lời chỉ dạy từ Giảng Sư ghi thêm vài chi tiết (4) 

Đồng thời nguyện khắc ghi tam  nghiệp vô vi 

Bặt  dứt vọng tưởng như tích truyện pháp cú còn ghi (5) 

Để  thọ nhận Bảo Tạng, Phổ Trì trân châu được giao phó !



Kinh điển giáo pháp Đại  Thừa ghi nhận có : 

Ngoài Địa Tạng thêm  Hư Không Tạng Bồ Tát cứu độ quần sanh (6) 

Tán thán  trí biện tài Giảng Sư  giúp giải thông

Và liễu tri lời nói Thế Tôn từ phương tiện tìm ra cứu cánh! (7) 



Tự mình phải vượt đối đãi tìm ra TỊNH MINH THỂ TÁNH

Như cương lãnh  thiền phái Lâm Tế đã được tán dương

Qua những  câu thơ HT Hư Vân tỏ nghiệm chân thường (8) 

Kính tri ân Bài Pháp thoại giúp tỏ tường mọi nghi vấn ! 



Nam Mô Bảo Tạng Phổ Trì Thiền Sư tác đại chứng minh .



Huệ Hương 

Melbourne 29/4/2021 




(1) Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế.

Khi Sư Phụ Vạn Phong Thời Uỷ  truyền nối pháp cho Ngài  đã nói kệ như sau : 

"Nhằm lưng Đại Ngu  đánh mạnh liền 

Tam yếu, tam huyền  chính  bỏ thiên 

Lâm Tế nơi đàng hang sư tử 

Huệ đăng tiếp nối cổ kim truyền " 

(2) Thiền Sư đã được tham khán công án Đại Ngu và Câu chuyện tích "ba phen đều bị đánh., khi đến hỏi Đại Ý Phật Pháp " của Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền .

Sư đến Đại Ngu, Đại Ngu hỏi: "Ở chỗ nào đến?" Sư thưa: "Ở Hoàng Bá đến." Đại Ngu hỏi: "Hoàng Bá dạy gì?" Sư thưa: "Con ba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba phen đều bị đánh. Chẳng biết con có lỗi hay không lỗi?" Đại Ngu cười lớn nói: "Hoàng Bá vì ngươi nói chỗ tột cùng, lại đến hỏi lỗi hay không lỗi!" Ngay câu nói này, sư thông suốt, thưa: "Phật pháp của Hoàng Bá chẳng có nhiều." Đại Ngu nắm lại: "Đồ quỷ đái dưới sàng, vừa nói lỗi không lỗi bây giờ lại chê Phật pháp Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo gì nói mau!" Sư liền cho Đại Ngu ba thoi vào hông. Đại Ngu buông sư ra bảo: "Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng liên hệ gì với ta!"

Từ giã Đại Ngu, sư về lại Hoàng Bá. Hoàng Bá thấy liền bảo: "Kẻ này đến đến đi đi, biết bao giờ liễu ngộ." sư thưa: "Chỉ vì tâm lão bà quá thiết tha nên nhân sự đã xong." Nghe sư thuật lại sự việc ở Đại Ngu, Hoàng Bá bảo: "Lão Đại Ngu đã buông lời, đợi đến đây ta cho ăn gậy." sư liền nói: "Đợi làm gì, cho ăn ngay bây giờ", và bước đến sau lưng Hoàng Bá tát một cái. Hoàng Bá cười to, bảo: "Có một gã điên dám vuốt râu cọp."

Sau khi ngộ đại ý, sư vẫn tiếp tục ở lại với Hoàng Bá và những cuộc pháp chiến giữa sư và Hoàng Bá vẫn còn vang vọng đến ngày nay.

(3)Cương lĩnh Tông Lâm Tế nằm trong Tam Huyền Tam Yếu và Tứ liệu Giản

Ngài Lâm Tế thường nói: “một câu nói phải đủ tam huyền tam yếu”, 

Nói trong một câu có đủ Tam huyền, trong một huyền có đủ Tam yếu. Có Huyền có Yếu chính là pháp tràng thanh lương tịch diệt ở trong biển nhiệt não của tất cả chúng sinh.

Tam huyền, Tam yếu: là ba huyền môn và ba yếu tố dùng để tiếp dẫn người học của thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, nhằm kích thích hành giả phát khởi nghi tình.

Tam huyền là:

  1. Thể trung huyền: câu nói hoàn toàn không trau chuốt, là câu nói được biểu hiện y cứ vào chân tướng và đạo lý của tất cả sự vật.
  2. Cú trung huyền: lời nói chân thật, không dính dáng đến tình thức phân biệt, tức không câu nệ nơi lời nói mà ngộ được chỗ huyền áo của nó.
  3. Huyền trung huyền (Dụng trung huyền): câu nói huyền diệu, lìa tất cả những sự trói buộc, đối đãi về luận lý và ngữ cú.

Tam yếu là: trong lời nói không có phân biệt tạo tác, nghìn thánh vào chỗ huyền áo, đường ngôn ngữ dứt. (Theo TĐPHHQ, tập 5, tr. 4111).

( 4)Theo bộ sách của Thượng Tọa Như Tịnh LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH có chi tiết như sau : 

Sư họ Vạn sinh vào niên hiệu thứ 3 của đời Nguyên Vũ Tông ( 1310-1387) tại Đai Y Sơn 

Sư tham vấn thiền sư Thời Uỷ và đắc pháp với pháp danh Tổ Đức , hiệu Phổ Trì 

Khi vua Minh Thái Tổ viên tịch thì Ngài Vạn Phong Thời Uỷ cũng viên tịch và Sư kế thừa trú trì chùa Thánh Ân và phát huy Tông phong của Tổ nên thời nhân lúc đó gọi Sư là Thánh Trì Tổ 

Đến đời vua Nguyện Thế Tổ Sư an nhiên thị tịch 78 t , có đệ tử là Đông Minh Huệ Sảm 

( 5)kệ 348 trong kinh Pháp Cú và Tích truyện Chàng Úc ga diễn trò nhào lộn chán nãn vì đắm vào lời khen tán thưởng nên được Thế Tônban pháp làm thức tỉnh và xin xuất gia chứng A La Hán: 

Bỏ Quá, Hiện , Vị Lai

Đến bờ kia cuộc đời 

Ý giải thoát tất cả

Chớ vướng lại sanh già .

(6) theo Kim Cương Thừa ( Mật Tông) vì hành năng chính của Ngài Hư Không Tạng là loại bỏ hết tất cả những chướng ngại dẫn dắt tới Giác Ngộ  và những người tín tâm nếu tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ thỉnh triệu được sự hiện diện và ân Phước của Ngài đó là " TAM CHƯỚNG TIÊU , PHƯỚC HUỆ VIÊN DUNG " 

(7) kinh Tương Ưng Bộ 

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. 

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

Đứng lại có nghĩa là chấp ngã, ngã sở, cái gọi là ta, của ta và từ đó khởi lên các tâm lýtham đắm, sân hận, chiến tranh… để bảo vệ cái ta, của ta (tập đế). Và như thế, ngay lập tức bị nhấn chìm xuống vũng sâu của khổ đau sinh tử luân hồi.

Bước tới cũng như thế. Bước tới là chạy theo ngoại cảnh, chạy theo năm thứ dục lạc, chạy theo những tài danh, thế lợi, là tham ái, ham muốn cuộc đời. Mặc dù đường đời là chông chênh, những tám cơn gió luôn rít lên từng trận và đôi khi còn tạo nên bão táp thổi rát mặt và cuốn phăng đi sự sống và tan nát cõi lòng nhưng mấy ai không đành lòng để dòng đời cuốn trôi mình đi như dòng nước cuốn trôi củi mục!

 Người có trí tuệ sáng suốt nhận ra sự thật của cuộc đời và không đành lòng để cho dòng nước tử sinh nhấn chìm hay cuốn trôi đi kiếp sống vốn thật hiếm hoi mới nhặt được này. Người có trí tuệ càng không thể bằng lòng để bị nhấn chìm hay bị cuốn trôi đi khi biết rằng dòng thác loạn tử sinh ấy cũng do chính mình tạo ra. 

Và người có trí tuệ đã dứt khoát hành động vượt qua bộc lưu, vượt qua dòng thác khắc nghiệt này: Không đứng lại, không bước tới Ta vượt qua bộc lưu.

Đứng lại và bước tới là cặp đối lập tượng trưng. Còn vô số các cặp đối lập như thế (như thương yêu – ganh ghét ……) đã cuốn phăng hay nhận chìm chúng ta trong biển trầm luânsinh tử. 

(8)  (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)

Gia phong đánh hét thật khô khan

Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn

tay đấm Đại Ngu bày thật tướng

Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan

Vạn Phong môn hạ toàn sư tử

Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng

Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng

Lối về tự tại thật an nhàn.




🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2012(Xem: 14515)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12311)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
16/11/2012(Xem: 13187)
Phật Học Phổ Thông - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 13953)
Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 14445)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Da - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 15392)
Thai Tạng Giới - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
10/11/2012(Xem: 14548)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - do Bác Sĩ Minh Quang giảng
30/10/2012(Xem: 14062)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
08/08/2011(Xem: 15732)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]