Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) Đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế. 🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

22/04/202112:09(Xem: 19441)
Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) Đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế. 🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️



Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357). Ngài thuộc đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài có pháp hiệu là Vô Minh, là một vị thiền sư nổi tiếng của Tông Phái Lâm Tế. Sư Phụ của ngài là thiền sư Trung Phong Minh Bổn, và đệ tử nối pháp của ngài là Vạn Phong Thời Uỷ.

Năm 7 tuổi, ngài phát tâm tu học. Năm 19 tuổi, ngài xuất gia thọ giới cụ túc, theo học giới luật ở chùa Linh Chi, tỉnh Triết Giang.
Sau đó, ngài lên đường cầu pháp học với thiền sư Trung Phong Minh Bổn và được thiền sư giao cho tham công án “con chó của Triệu Châu”.

Sư Phụ giải thích về công án “con chó của Triệu Châu “.
Ngài Triều Châu là một vị thiền sư nổi tiếng, ngài đi khắp nơi không trụ ở chùa nào. Đến 80 tuổi, ngài mới dừng chân và giáo hoá thêm 40 năm và ngài viên tịch năm 120 tuổi.
Khi ngài Triệu Châu dừng bước, có một vị tăng thưa hỏi “con chó có Phật tánh Phật tánh không?”
Ngài đáp liền “con chó không có Phật tánh”.
Vị tăng thối tâm vì hy vọng Ngài đáp “con chó có Phật tánh”.
Vị tăng bất mãn, mở miệng trách “từ trên chư Phật xuống đến loài côn trùng, tất cả đều có Phật tánh, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, tại sao ngài Triệu Châu nói là con chó không có Phật tánh”.
Ngài Triệu Châu trả lời “vì nghiệp thức che đậy”.
Vị tăng hoan hỉ chấp nhận.

Sư Phụ giải thích, Phật tánh giống như trăng rằm tháng 8. Ở Melbourne ngày rằm tháng 8 không bao giờ thấy trăng vì bị mây che khuất.
Trăng luôn hiện hữu, không chỉ ngày rằm mới có trăng nhưng vì tuỳ vị trí của mặt trăng thì mới thấy được.
Sư Phụ ngâm câu thơ của thi hào Bùi Giáng
    “Em về mấy thế kỷ sau
     Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không “.
Bạch Sư Phụ, nhân bài giảng của Sư Phụ hôm nay, con mới hiểu câu thơ của ngài Bùi Giáng. Sp có nhấn mạnh “màu sắc” của "vầng trăng Phật tánh" vẫn nguyên vẹn như ngày nào, chưa bao giờ đổi màu.

Nghiệp cũng được ngài Nguyễn Du nhắc đến trong truyện Kiều :
      “Đã mang lấy nghiệp vào thân
       Cũng đừng oán trách trời gần trời xa”
       Thiện căn ở tại lòng ta
       Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Sư Phụ giải thích có bốn loại nghiệp:

1/Cực trọng nghiệp : nghiệp nặng nhất như giết cha, giết mẹ, giết A la hán...(tội ngũ nghịch) còn gọi là Vô gián nghiệp.
2/Cận tử nghiệp: nghiệp tạo ra ngay trước lúc chết, nghiệp này rất quan trọng vì nó chi phối đến con đường tái sinh của người quá cố
3/Tập quán nghiệp: tạo ra từ thói quen dần dần trở thành tập quán, tác thành cá tính con người. Tập quán nghiệp tốt có thể giúp con người hoan hỷ khi chết và ngược lại.
4/Tích lũy nghiệp: Nghiệp này như chỗ chứa đựng các nghiệp của một chúng sinh, cũng là đường dẫn người chết đi tái sanh kiếp sau


Sư Phụ lưu ý: mục đích của pháp tu thiền, tịnh, mật, tuy có khác nhau nhưng tất cả đều nhắm vào mục đích duy nhất là giúp nghiệp thức của hành giả dừng lại, khi nghiệp thức dừng thì trí tuệ phát sáng, Phật tánh hiển lộ. Ở đây Tổ Sư thiền, chư thiền sư dùng phương pháp "biết vọng không theo" ngay trong mỗi sát na khi niệm dấy khởi.


Một hôm, một vị tăng hỏi ngài Triệu Châu “con chó có Phật tánh không?”
Ngài đáp “có Phật tánh”.
Vị tăng phản đối “trước nói không sao nay lại nói có”.
Ngài đáp “vì biết mà cố phạm nên bị đọa”.
Có Phật tánh, nhưng cố phạm tội thì Phật tánh không hiển lộ.

Thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường tham công án 3 năm ròng rã, một hôm, Sư nghe tiếng chim hót, bèn đạt ngộ, mừng rỡ đến tìm Sư Phụ Minh Bổn cầu xin ấn chứng, nhưng không được Sư Phụ Trung Phong Minh Bổn chứng nhận. Sư gắng sức chuyên tâm tham thiền, quyết ngộ triệt để.
Đêm hôm đó, có con chuột chạy làm đổ chén thức ăn của con mèo rơi xuống đất phát ra tiếng động.
Sư nghe tiếng bát vỡ liền triệt ngộ, mọi thứ nghi tình trước kia đều tan biến, thấu triệt Phật tánh, không còn chỗ nghi ngại.
Ngài Minh Bổn hỏi “vì sao Triệu Châu không nói “
Sư đáp “Chuột ăn cơm mèo”
Ngài Minh Bổn bảo “chưa được”
Sư thưa “chén cơm đổ bể”
Ngài Minh Bổn nói “bể rồi thì sao”.
Sư thưa “bể rồi thì gạch vụn”.

Đến đây, ngài Minh Bổn chấp nhận hoàn toàn, mỉm cười vui vẻ ấn khả và truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông cho Sư.
Sư được vua Nguyên kính trọng và ban cho ba đạo hiệu, đạo hiệu thứ ba là Phổ Ứng Diệu Trí Hoằng Biện.

Ngày 14-6-1357, Sư có chút bệnh, gọi chúng dặn dò và viết kệ, rồi ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 74 tuổi, 56 hạ lạp.
Bài kệ của Sư để lại:
     Bình sinh lắm lời
     Nay đã thua thiệt
    Một câu vang trời
   Chánh Pháp Nhãn Diệt.
Sư Phụ giải thích, diệt là một trong 4 chữ, khổ tập diệt đạo.
Diệt là chấm dứt mọi phiền não, an trú trong vắng lặng, niết bàn tịch tỉnh
Nhãn là thấy sắc đưa vào a lại da thức sanh vọng tưởng.
Muốn ra khỏi sanh tử phải có con mắt diệt, không đắm nhiễm.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh
của Thiển Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

Bám không chấp hữu dụng tâm sai
Liễu nghĩa đạo trung nào có hai
Chim hót, sẻ kêu, bày diệu đế
Mèo quào, chuột chạy, hiển chân đài
Gạch tan, chén nát về nguyện trạng
Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài
Triệt ngộ hoát nhiên chân thể hiện
Đại viên cảnh trí chiếu bao ngày.



Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường, Sư đã phải tham công án “con chó của Triều Châu” trong ba năm mới triệt ngộ nhờ nghe tiếng vỡ bể chén cơm của con mèo do con chuột chạy đụng vào, Sư nhận ra được cái “thấy”, đưa vào a lại đa thức, tạo ra tất cả “nghiệp”, che mờ ánh trăng Phật tánh của con chó của Triều Châu, và Sư có, một câu vang trời, Chánh pháp nhãn diệt.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   



227_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Nguyen Truong-1


Chánh Pháp Nhãn Diệt” trong kệ thị tịch ...
là lời khuyên cốt yếu để lìa sanh tử !
(Có nghĩa là NGAY CÁI THẤY NÀY MÀ THẤY ĐƯỢC THẬT TƯỚNG THÌ CÓ NIẾT BÀN
- MUỐN RA KHỎI VÒNG SINH TỬ , nhìn thấy THỂ TÁNH CỦA CUỘC ĐỜI MÀ KHÔNG TRÚ TRƯỚC )



Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường . Bài Pháp thoại quá tuyệt vời giữa Đạo và Đời Từ những câu thơ của Đại văn Hào Nguyễn Du và của Thi sĩ bồ tát Bùi Giáng đã giúp cho chúng đệ tử nhìn ra Phật Tánh tựa ánh trăng Lăng già đêm rằm, thấy được hay không hãy bình tĩnh chờ mây tan trăng hiện... đừng lăng xăng mà tạo ra nhiều nghiệp thức vô minh . Kính đa tạ và tri ân những kinh nghiệm mà Thầy đã thu thập từ người Á Đông và Tây Phương trong những lễ tưởng niệm khi một người ra đi ... Tang lễ là một loại hình thức để tôn vinh sự thành công của một đời người và gia đình sẽ được hưởng ân đức mà người quá cố để lại ... Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Quả đúng tiếng sấm vang Trời, trong kệ thị tịch [ 1]
Tổ thứ hai mươi, thiền phái Lâm Tế dạy khuyên
Nối pháp Sư Phụ Trung Phong Minh Bổn dưới triều Nguyên
Tu học từ 7 tuổi nhưng xuất gia, thọ cụ túc 19 tuổi
Ngưỡng mộ Ngài Thiên Nham Nguyên Trường,
...hơn ba năm tham cứu !
Chỉ một công án " Con Chó của Ngài Triệu Châu "
Có Phật Tánh hay Không có ...bởi vì đâu?



Kính đa tạ Giảng Sư :
nhắc lại cho chúng đệ tử cùng thấu triệt [2]
Bốn loại nghiệp qua bài pháp thoại giúp phân biệt [3]
Sách tấn bằng những tin tức hiện nay
Khuyên Phật tử phải gieo nhân tốt để ngày mai
Sẽ ra đi thanh thản, an lành khi cận tử nghiệp đến!


Tích sử Tổ Nguyên Trường triệt ngộ qua câu chuyện [4]
Chỉ là giải đáp...cặp đối đãi giữa Có và Không
Mời xem Vô môn Quan giải thích sẽ thông[5]
Và 8 câu thơ của Ngài Hư Vân tán thán[ 6]


Bốn Đạo hiệu được vua ban ...thật xứng đáng ! [7]


Nam Mô Thiên Nham Nguyên Trường Thiền Sư tác đại chứng minh .


Huệ Hương
22/4/ 2021

[1]

Đến ngày 14 tháng 6 năm 1357, sư có chút bệnh, bèn gọi chúng đến dăn dò rồi ngồi kiết già viết kệ thị tịch:

Bình sinh lắm lời

Nay đà thua thiệt

Một câu vang trời

Chính pháp nhãn diệt

Viết xong, sư an nhiên thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 56 hạ lạp

[2] Có vị Tăng hỏi " Con chó có Phật Tánh không ? "

Sư đáp:- Không.

- Trên đến chư Phật, dưới đến loài trùng kiến đều có Phật tánh, vì sao con chó không có Phật tánh?

- Vì nó còn có nghiệp thức.

Lại, có người hỏi:- Con chó có Phật tánh không?

Sư đáp:- Có.

- Đã có Phật tánh vì sao chui vào trong đãy da?

- Vì biết mà cố phạm.

[3]

Nghiệp gồm có 4 loại: Cực trọng nghiệp, Cận tử nghiệp, Tập quán nghiệp, Tích lũy nghiệp,

1-Cực trọng nghiệp là những nghiệp cực ác như phạm tội ngũ nghịch, hoặc phạm giới liên tục như sát sanh liên tục, tà dâm liên tục …vẫn có thể phải chịu quả của vô gián nghiệp.

2-Cận tử nghiệp là những hành động, tư tưởng, hay lời nói phát khởi trước khi qua đời, được cho là có thể tác động đến tiến trình tái sinh của một chúng sanh.

3-Tập quán nghiệp là nghiệp được hình thành theo thói quen, tạo nên tính cách đặc thù của mỗi người.

4- Tích lũy nghiệp là nghiệp chất chứa từ nhiều kiếp, có thể là những nghiệp giống nhau hay những nghiệp khác nhau.

[4] Sau đó, sư đến yết kiến và học Thiền với Thiền sư Trung Phong Minh Bản và được ngài dạy cho tham cứu công án Con chó của Triệu Châu(Con chó không có Phật tính) và chuyên tâm đề khán công án này suốt 3 năm. Một hôm, sư nghe tiếng chim hót, bèn đại ngộ, mừng rỡ tìm đến ngài Trung Phong cầu ấn chứng.

Tuy nhiên, khi sư trình sở ngộ, Thiền sư Trung Phong không chấp nhận và gạt bỏ hết, làm sư cảm thấy rất ấm ức.

Nhưng nhờ điều này mà sư gắng sức chuyên tâm tham cứu hơn, quyết ngộ bản tâm cho triệt để.

Đêm hôm đó, có con chuột chạy làm đổ chén thức ăn của mèo rơi xuống đất phát ra tiếng động, sư nghe tiếng bát vỡ liền triệt ngộ(đại ngộ triệt để). Nhân đây mọi nghi tình từ trước đều tan vỡ hết, không còn chổ nghi ngại, thấu triệt Phật Tính. Và đến cầu Thiền sư Trung Phong ấn chứng lần nữa.

Thiền sư Trung Phong hỏi:

-Vì sao Triệu Châu không nói?

Sư đáp: -Chuột ăn cơm mèo!

Trung Phong bảo: -Chưa được!

Sư đáp: -Chén cơm đổ bể!

Trung Phong hỏi: -Bể rồi thì sao?

Sư đáp: -Vỡ thành gạch vụn!

Đến đây Thiền sư Trung Phong Minh Bản mới hoàn toàn chấp nhận, mỉm cười vui vẻ ấn khả chứng minh và truyền pháp Lâm Tế Chính Tông cho sư.

[5]Theo Vô Môn Quan

Khi nghi vấn tham cứu chữ KHÔNG ngày đêm đề tỉnh, đừng hiểu theo hư vô, đừng hiểu theo hữu vô, như lưỡi chạm một hòn sắt nóng, muốn nhổ mà nhổ không ra, hiểu hết chỗ hiểu ác, biết ác, lần lần thuần thục, tự nhiên trong ngoài đập thành một khối như người câm nằm mộng, chỉ tự mình biết. Bổng nhiên đập vỡ, kinh trời lỡ đất. Như tướng quân có đại đao trên tay, phá tan ải giặc vào trong, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, ở trên bờ sanh tử được đại tự tại. Dạo chơi ở trong 4 loại 6 đường mà chứng được du hí tam muội. Chỉ cần để tỉnh một lần, dốc hết tâm lực một đời giải quyết chữ không, nếu làm hoàn toàn không gián đoạn, như người cầm sẵn cây đuốc pháp trong tay. Có bài tụng rằng:

Phật tánh con chó

Đề ra chánh lệnh

Vừa vướng có không

Tan thân mất mạng

Thật ra, ý nghĩa của chữ không trong công án này không có gì là quan trọng. Cũng như mọi biểu tượng, chữ này không chứa đựng một sự thật nào. Vào một thời điểm khác, cùng một câu hỏi bởi một vị tăng khác, Triệu Châu đã trả lời là “Có!”. Câu trả lời thật ra tùy thuộc ở người hỏi, hay đúng hơn ở phản ứng mà vị thầy muốn gây nên nơi người học trò.

Lập tức khi người học trò tìm câu trả lời, đắn đo suy nghĩ dù chỉ là một giây giữa không và có, xem không là hư vô, hay lạc vào giữa có và không có, y đã đi sâu vào sai lầm. Cái không của Triệu Châu có thể xem như một lưỡi kiếm bắt người hành giả phải buông bỏ, bằng cách cắt đứt mọi nắm bắt bằng khái niệm

[6]

Bám không chấp hữu dụng tâm sai

Liễu nghĩa đạo trung nào có hai

Chim hót, sẻ kêu, bày diệu đế

Mèo quào, chuột chạy, hiển chân đài

Gạch tan, chén nát về nguyện trạng

Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài

Triệt ngộ hoát nhiên chân thể hiện

Đại viên cảnh trí chiếu bao ngày.

(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)


[ 7]

Sư được vua Nguyên kính trọng và từng nhiều lần ban các danh hiệu cao quý như: Phổ Ứng Diệu Trí Hoằng Biện, Phật Huệ Viên Giám Đại Nguyên Phổ Tế, Phật Huệ Viên Minh Quảng Chiếu Vô Biên Phổ Lợi Đại Thiền Sư.






🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2021(Xem: 14063)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 13718)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 14014)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
12/01/2021(Xem: 17306)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
12/01/2021(Xem: 12574)
Vừa khi nghe thông báo trên Viber ĐGĐQĐ tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996 ... Phải nói là việc học Đạo của tôi rất là ....chủ quan , thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ... Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!
11/01/2021(Xem: 12995)
TÔN GIẢ A NA LUẬT, ĐỆ NHẤT THIÊN NHÃN (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 31/08/2020 (13/07/Canh Tý) “Tôi sanh ra trong hoàng cung ánh sáng, Vương tộc Thích Ca, giòng họ của tôi. Anuruddha là tên, cuộc sống vui cười, Giữa nhung lụa và nhạc đời hầu hạ...”. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Nậu Lâu Đà (A Na Luật) Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
10/01/2021(Xem: 12941)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 27/09/2020 (11/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý . Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý . Nam Mô Đệ Nhị Thập Ngũ Tổ Bà-Xá-Tư-Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
08/01/2021(Xem: 12158)
27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 29/09/2020 (13/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tâm địa sanh chư chủng, Nhơn sự phục sanh lý, Quả mãn bồ-đề viên, Hoa khai thế-giới khởi. Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý, Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế-giới sanh. Nam Mô Đệ Nhị Thập Thất Tổ Bát Nhã Đa La Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
07/01/2021(Xem: 13234)
26: Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 28/09/2020 (12/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Chơn tánh tâm địa tàng, Vô đầu diệc vô đuôi, Ứng duyên nhi hóa vật, Phương tiện hô vi trí . Kho tâm địa chơn tánh, Không đầu cũng không đuôi, Hợp duyên tùy hóa vật, Phương tiện gọi là trí . Nam Mô Đệ Nhị Thập Lục Tổ Bất Như Mật Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/01/2021(Xem: 9807)
24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 26/09/2020 (10/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Chánh thuyết tri kiến thời, Tri kiến câu thị tâm, Đương tâm tức tri kiến, Tri kiến tức vu kim. Chính khi nói tri kiến, Tri kiến đều là tâm, Chính tâm tức tri kiến, Tri kiến tức là hiện nay. Nam Mô Đệ Nhị Thập Tứ Tổ Sư Tử Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]