Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

27/01/202116:14(Xem: 11156)
Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼



Nam Mô A Đi Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ:

 

Mâu ni tịch tịnh quán

Thị tắc viễn ly sanh

Thị danh vi bất thủ

Kim thế hậu thế tịnh.

Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. 


Dịch nghĩa:

Quán tịch tịnh Mâu-ni
Làm cho viễn ly sanh khởi.
Quán ấy gọi là bất thủ (không nắm chấp)
Đời này, đời sau đều tịnh.

Một lòng kính lạy đức Bảo Thắng Như Lai. 

(Bản dịch của HT Thích Chơn Thiện)

 

Đức Bảo Thắng Như Lai, tiếng Phạn gọi là: Ratnaketu, là một trong bảy vị cổ Phật, ngài có công hạnh hay bố thí cho ngạ quỷ, Ngài trụ tại Phương nam cùng Đức Bảo Sanh Phật ( Phương Đông có Đức A Súc Phật, Phương Tây có Phật A Di Đà; Phương Bắc có ĐứcThành Tựu Phật; Trung ương có Đức Tỳ Lô Giá Na Phật).

Trong Nghi Mông Sơn Thí Thực có ghi danh hiệu của Phật Bảo Thắng, có năng lực giúp cho loài ngạ quỷ dứt trừ được lửa nghiệp phiền não sanh tử và sau đó được thác sanh vào cõi lành.

Sư phụ giải chữ Quán Mâu Ni tịch tịnh quá hay. Lần đầu tiên con nghe thấy:

Thích Ca thị Phật chi tánh
Mâu Ni thị Phật chi danh

Thích Ca dịch là Năng Nhơn
Mâu Ni dịch là Tịch Mặc

Năng là năng lực
Nhơn là từ bi

Tịch là không bị sự khổ sự vui làm động
Mặc là không bị phiền não quấy nhiễu.

Quán Mâu Ni là giữ tâm an bình tĩnh lặng, không bị khổ vui, phiền não nhiễm ô quấy động.


Muốn được yên tĩnh tâm hồn phải biết “viễn ly”, phải biết “ly sanh hỷ”, biết buông bỏ lập tức sẽ có niềm vui.

 

Muốn được tịch tĩnh yên ắng trong tâm phải biết buông xuống, không “chấp thủ”, là bám víu, là dính mắc, là cố chấp.

Chấp thủ là kiến hoặc, loại phiền não sai khiến và trói buộc con người trong đau khổ, đó là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Chấp thủ  là nguồn gốc của bất hạnh & khổ đau.

Người chấp thủ là người cố chấp, cứng đầu, ra rời Tam Bảo và luôn có suy nghĩ một chiều, không bao giờ biết lắng nghe. Sư Phụ trưng dẫn lời Phật dạy trong Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm IV, kinh số 36: “Người chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Đạo sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp” 


Và Vua Trần Thái Tông (1218-1277) cũng nói về người chấp thủ là  Mắc mứu tình trần, Lấp tâm chấp tướng. Như tằm kéo kén, Càng buộc càng bền.

 

Sư Phụ cũng có giải thích về tác phẩm “Vô Môn Quan” của Thiền Sư Huệ Khai (1183-1260) Thiền Sư Tông Lâm Tế đời Tống,

một tác phẩm nói về 43 công án, yêu cầu hành giả phải buông bỏ mọi phiền não chấp thủ để có thể vượt qua “quan ải không có cửa”. Nếu không qua được thì tự hạ thấp mình và tự cô phụ đời tu của mình. (Nhược bất thấu đắc vô môn quan, diệc nãi cô phụ tự kỷ)

Kính Bạch Sư Phụ, bài kệ pháp hôm nay tuy đơn giản, nhưng  ý nghĩa thâm sâu, khó đạt được. Nhờ SP chỉ rõ nguyên nhân  của cái khổ  là từ sự bám víu” cái Tôi đáng sợ” của mình ,  tự dùng năng lực quán chiếu và buông xả “cái tôi” thì mới đạt được thảnh thơi tự tại.

 

Cuối bài giảng Sư Phụ ngâm bài thơ “Cái Tôi” của Thầy Tánh Tuệ rất tuyệt vời diễn tả mọi hình tướng cái tôi đầy phiền não thường tình của chúng sanh, xin mời đại chúng đọc lại theo lời của Sư phụ:

 

Cái Tôi là cái chi chi

Mà hoài quanh quẩn chưa khi nào rời

Thuở còn bé dại nằm nôi

Đã cao giọng khóc cho... đời biết tên.

Điều gì cũng dễ lãng quên

Cái tôi - sâu đậm nhớ bền chẳng phai.

 

- Sớm mai đã ngắm hình hài

Thế gian kia hỏi mấy ai hơn mình.

Điểm tô, trau chuốt dáng hình

Thèm thuồng thiên hạ cái nhìn, xuýt xoa! 

 

Cái tôi theo tháng ngày qua

Măng non thành cụm tre già dặn hơn.

Trong nhà, cuối xóm, đầu thôn

Tôi là số một, tôi “ngon" hơn người.

Tôi khóc, không muốn ai cười

Thấy ai thành đạt tôi thời chẳng vui

Tôi nói ngược, chớ nói xuôi

Một khi tôi muốn có Trời mới can!

 

Tôi thành cái rốn không gian

Bên ngoài nảy nở, bất an trong lòng.

Truy tìm hai chữ thành công

Nên đường Danh, Lợi đèo bồng ngược xuôi.

Chiều cao chỉ một mét thôi

Nhưng muốn đời phải ngước đôi mắt nhìn,

Muốn nhân tâm hướng về mình

Dành bao thiện cảm, tâm tình cho tôi.

Tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi

Là trung tâm điểm cho người ước mơ...

 

- Chiều nay, bỗng thật tình cờ

Vào chùa Sư cụ ngó lơ, tôi buồn!

Sư rằng: “Vạn sự vô thường,

Thân, tâm chiếc bóng trên tường, huyễn hư!

Con người khổ bởi khư khư

Ôm cái huyễn ngã, Chân như đoạn lìa.”

 

Ôi! Thanh âm chốn Bồ Đề

Nghe như vụn vỡ u mê nghìn đời.

- Còn “tôi”, còn nặng luân hồi

Buông tôi - nghe nhẹ đất trời thênh thang.

- Có “tôi”, trăm mối lo toan

Vắng “tôi”, đời sống bình an mọi bề.

Lời Sư, trăng rọi lối về

Xưa nay nằm mộng, chưa hề có tôi!

Ngước hư không, bẽn lẽn cười 

Thương “cái tôi” của một thời trẻ con!

 

Con xin thay mặt quý Phật tử gần xa thành kính tri ơn Sư Phụ đã từ bi ban cho chúng đệ tử mỗi ngày một bài pháp thật ý nghĩa để hàng đệ tử chúng con tinh tấn tu trì để có niềm an lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.


Nam Mô Bảo Thắng Như Lai.
Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)




27_TT Thich Nguyen Tang_Duc Bao Thang Nhu Lai

Bất Thủ và Viễn Ly triền phược, nhiễm ô
 ... đời đời tịch mặc ! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Bảo Thắng Như Lai . Kính đa tạ và tri ân Thầy đã tạo cơ hội cho con học lại Bộ Kinh Lăng Già đã bỏ quên vài năm sau này vì còn chấp thủ Mà quên rằng đây là một trân bảo ...nay được Thầy truyền trao lại đã giúp con ...thấy được sự nhiệm mầu ...để đoạn trừ phiền não khổ đau . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Nghi thức tụng niệm Bảo Thắng Như Lai được trích : 
Từ kệ tán thán Phật trong LĂNG GIÀ KINH
Bồ Tát Đại Huệ Thương thủ ..cơ, linh 
Kính quy ngưỡng trì tụng và suy nghiệm :

“ Mâu Ni tịch tịnh quán 
Thị tắc viễn ly sanh 
Thị danh vi Bất Thủ 
Kim thế hầu thể  tịnh” 
Dịch 
Quán Mâu  Ni tịch tịnh 
Làm cho viễn ly sanh khởi 
Quán ấy gọi là Bất thủ 
Đời này đời sau đều tịnh
( HT Thích Chơn Thiện ) 
 

Công phu chiều “ Mông Sơn thí thực “...
Hồng danh Ngài thường được niệm 


Vì công hạnh bố thí cho ngạ quỷ  thác sanh 
Ngự trị Phương  Nam cùng Phật Bảo  Sanh 
Vị trí Mạn đà La trong Liên Hoa Tạng Giới ! 

Hàng thứ hai trong  Thất Bảo Như Lai được nhắc tới 
Phiền não cấu nhiễm không muốn khởi sinh 
Lìa bỏ tất cả vọng tưởng, tri kiến nơi mình 
Đừng chấp giữ là năng lực từ bi hoàn mỹ !

Đa tạ Giảng Sư ... 
“ Ngắm Trăng Lăng già “ đề cập LY SANH HỶ 
Căn bản phiền não và chi mạc gây tạo khổ đau 
Nguyện đoạn trừ... dù tập khí đã ăn sâu 
Không cô phụ tâm huyết Thày truyền trao ban phát 
 Pháp thoại vừa nghe xong... chuyển bao vọng tác ! 

Nhất Tâm đảnh lễ "Nam Mô  Bảo Thắng  Như Lai " 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2016(Xem: 5258)
Pháp Thoại của Hòa Thượng Thích Đức Chơn
30/09/2016(Xem: 3020)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 176 - ngày 1/10/2016 Chủ đề: Đốn ngã cây phiền não Giảng sư: ĐĐ Thích Thiện Xuân Truyện: Cây Phiền Muộn (songdep.xitrum.net) Bài học Dạy con của cố Thủ tướng Đài Loan Bài viết: Làm sao để chúng ta không còn bị phiền não trong cuộc sống, tác giả VD Thành viên thực hiện: Lê Vũ, Tuyết Loan và Thiên Mãn.
24/09/2016(Xem: 3004)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 175 - ngày 24/09/2016 Chủ đề: Cho và nhận lời phê bình Giảng sư: HT Thích Minh Hiếu Thành viên thực hiện: Mỹ Tuyến, Phương Thảo, Bảo Lộc và Kiều Loan
17/09/2016(Xem: 3168)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 174 - ngày 17/9/2016 Chủ đề: Cái Tôi trên mạng xã hội Bài đọc: Nhà sư nổi danh xứ kim chi bất ngờ từ bỏ mạng xã hội Giảng sư: HT Thích Quàng Ba Thành viên thực hiện: Kim Cúc, Mỹ Tuyến, Lê Tâm.
11/09/2016(Xem: 3243)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 173 - ngày 10/09/2016 Chủ đề: Nhớ Về Cha Bài đọc 1: Lời nói dối của cha, tác giả Cù Lú Bài đọc 2: Người cha nấu cơm, khuyết danh, nguồn: https://rongmotamhon. net Bài đọc 3: Lược trích từ bài Đức Phật dạy con như thế nào, tác giả Gil Fronsdal, nguồn http: www. insightmeditationcenter.org/ Thành viên thực hiện CT: Quảng Tịnh, Hồng Yến, Thanh Vũ, Long Quang, Vân Lan và Mai-Nhơn.
03/09/2016(Xem: 3802)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 172 - ngày 03/09/2016. Chủ đề: Viện Dưỡng Lão và nỗi cô đơn của người già. Giảng Sư: HT Thích Minh Hiếu Truyện ngắn: Sự thức tỉnh muộn màng - TT Thích Thiện Hiền biên soạn Tham gia chương trình: Thiên Mãn, Giác Hóa và Tuệ Bảo
27/08/2016(Xem: 2715)
Chương Trình Hương Tù Bi - số 171 - ngày 27/08/2016. Chủ đề: Vượt Qua Biếng Lười Giảng sư: HT Thích Minh Hiếu Thành viên thực hiện: Thiên Mãn, Lê Tâm và Phương Thảo
19/08/2016(Xem: 3535)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 170 - ngày 20/08/2016. Chủ đề: Tích Vu Lan cải biên Giảng sư: HT Thích Minh Hiếu va Ni sư Thích Nữ Huyền Đạo Vở kịch: Tích Vu Lan Cải Biên - Tác giả: Van Lan Thành viên thực hiện: Long Quang, Vân Lan Thanh Vũ, và Mai Nhơn.
13/08/2016(Xem: 3968)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 169 - ngày 13/08/2016 Chủ đề: Hai Người Đàn Bà (Mẹ Chồng Nàng Dâu) Bài đọc: Mẹ chồng nàng dâu Tác giả: Thương Toạ Thích Trí Siêu Giảng sư: Hòa Thượng Thích Bảo Lạc Thành viên thực hiện: Thiên Mãn, Giác Hoá, Tuệ Bảo
06/08/2016(Xem: 2906)
Chương trình Hương Tù Bi - số 168 - ngày 06/08/2016 Chủ đế: Ôn Lại Lời Ru Giảng sư: HT Như Điển và TT Thông Triết Người thực hiện: Phương Thảo, Kim Cúc, Kim Phượng, Đoan Trang và Bảo Lộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]