Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thương tiếc soạn giả Yên Lang

08/06/201720:21(Xem: 4000)
Thương tiếc soạn giả Yên Lang
soan gia cai luong Yen Lang

Thương tiếc soạn giả Yên Lang


Thương quá một tài danh vọng cổ
Tiếc  thời vàng ngọc của Cải Lương
Soạn giả bao người đành gát bút
Yên Lang lần bước nẻo vô thường.
 
Ai  nhặt "Nắng Chiều trên cổ Tháp"
Ai  gầy bếp lửa "Chiều  Biệt Ly"
" Manh Áo Quê Nghèo" còn ôm ấp
"Đêm Lạnh Chùa Hoang "vẫn khắc ghi.
 
Ai nói "Tâm Sự Loài Hoa Biển"
Giải thích sao "Máu Nhuộm Sân Chùa"
Đất Bạc Liêu chứa nhiều bí ẩn
Như " Mùa Thu Trên Bạch Mả Sơn"
 
Quê hương giờ như trong "Bão Biển"
"Người Phu Khiêng Kiệu Cưới " hay kiệu tang?
"Vòng Tay Buông Lỏng" không còn sức
"Quán Nửa Khuya Buồn" kiếp lang thang.


            Nguyễn Thanh Long
                  06/05/2017







***
hoa_sen
Sở trường của soạn giả Yên Lang là sáng tác kịch bản cải lương thuộc đề tài kiếm hiệp kỳ tình, thể loại được khán giả yêu thích trong những năm 1960-1970. Văn phong của ông mộc mạc nhưng chứa đựng nhiều tự sự về số phận những con người luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc. NSND Lệ Thủy nhận xét: “Công chúng thích tuồng của soạn giả Yên Lang vì mỗi câu ca đều chất chứa những ẩn tình sâu sắc, nhờ thế mà thấm vào tim người nghe. Nghệ sĩ chúng tôi khi ca như thấy mình được sống trong vai diễn”.

Soạn giả Yên Lang còn có công đào tạo nhiều cây bút trẻ bên cạnh việc phát hiện những tài năng sân khấu. Ông đã hướng người em đến với nghề viết và tạo nên tên tuổi: soạn giả Nguyên Thảo (tác giả Kiếp nào có yêu nhau), cũng như con trai ông là Lam Tuyền (người chuyển thể vở Lá sầu riêng) hiện đang theo nghiệp của ông.

Dù tuổi đã cao, ông vẫn miệt mài sáng tác, nhất là viết những bài ca cổ ca ngợi quê hương Bạc Liêu. “Tôi vui vì mình đượn tôn vinh trên quê hương đúng vào dịp kỷ niệm 57 năm ngày tôi rời quê lập nghiệp và nay trở về trong vòng tay yêu mến của khán giả quê nhà” - soạn giả Yên Lang tâm sự . Đêm diễn sẽ quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh như: NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, Trọng Hữu, Kim Tử Long, Phượng Hằng… Các nghệ sĩ sẽ tái diễn một số trích đoạn nổi tiếng trong những kịch bản của ông được công chúng yêu thích.

Ông đã sáng tác hơn 30 kịch bản cải lương nổi tiếng, ngòi bút của ông đã dát vàng cho không ít tên tuổi nghệ sĩ qua các vai diễn trong những vở tuồng của ông
Tác giả bài viết: khangianhandan tổng hợp


Gia đình soạn giả Yên Lang đã đưa ông vào Viện Dưỡng lão tại quận Cam, tiểu bang California - Mỹ cách đây 10 ngày. Ông được đưa vào Bệnh viện Garden Grove Hospital do căn bệnh suy thận và ruột bị biến chứng khiến khó thở. Khi vào bệnh viện, ông đã hôn mê sâu. Dù được các bác sĩ chuyên khoa tận tình cứu chữa nhưng ông vẫn không qua khỏi.

Soạn giả Yên Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh, sinh năm 1939 tại Giồng Me, Cầu Kè, Bạc Liêu. Ông được biết đến với hơn 30 kịch bản cải lương nổi tiếng đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ lên đài danh vọng. Kịch bản của ông luôn được công chúng mộ điệu yêu mến trong suốt nửa thế kỷ qua.

Soạn giả Yên Lang qua đời - Ảnh 2.

Soạn giả Yên Lang

Cách đây 2 năm, trong đợt tổ chức liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ lần thứ nhất tại Bạc Liêu, miền đất nơi ông ra đời từng tổ chức một đêm vinh danh ông và người soạn giả đồng nghiệp cũng tài hoa không kém là Trọng Nguyễn.

"Vì tình yêu nghệ thuật cải lương mà soạn giả Yên Lang đã cống hiến cả đời cho bộ môn này. Năm 1955, khi mới 15 tuổi, ông đã khăn gói rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Cơ duyên đến với ông khi gặp gỡ ký giả Phong Vân và nhà thơ Hoài Ngọc. Lúc đó, ông đang học tại Trường Trung học Tân Thịnh (Sài Gòn). Vốn thích làm thơ nhưng được sự khuyến khích của Phong Vân và Hoài Ngọc, ông mạnh dạn dấn thân vào lĩnh vực sáng tác cải lương với một tinh thần cầu tiến cao độ. Điều này minh chứng cho một nguyên tắc sáng tác, đó là hầu hết các tác phẩm của ông đều lồng vào những vần thơ mượt mà, day dứt, đi vào lòng người nghe và dễ tìm được sự đồng cảm sâu sắc" – soạn giả Nguyễn Phương nhìn nhận.

Soạn giả Yên Lang qua đời - Ảnh 3.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu trao bức liễng vinh danh soạn giả Yên Lang

Trong sự nghiệp sáng tác, soạn giả Yên Lang đã cho ra đời rất nhiều kịch bản cải lương, được giới chuyên môn thời đó nhận xét là mang lại luồng gió mới cho sân khấu. Nhiều vở tuồng nổi tiếng của ông cho đến nay vẫn được khán giả mộ điệu yêu thích như: Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Tâm sự loài chim biển (tức Áo Vũ cơ hàn - viết chung với soạn giả Nguyên Thảo), Khi rừng thu thay lá, Người đẹp Tây Thi, Bão biển, Bão cát, Manh áo quê nghèo, Nắng thu về ngõ trúc, Người phu khiêng kiệu cưới, Tình bằng hữu, Tình hận trên băng hồ, Hỏa Sơn thần nữ, Khi trời lạnh sương khuya, Nhất kiếm bá vương… Những vở cải lương này đã đưa tên tuổi của ông lên ngang hàng những soạn giả được nhiều hãng dĩa đặt hàng lúc bấy giờ.

"Sở trường của soạn giả Yên Lang là sáng tác kịch bản cải lương thuộc đề tài kiếm hiệp kỳ tình, thể loại được khán giả yêu thích trong thập niên 1960-1970. Văn phong của ông mộc mạc nhưng chứa đựng chất tự sự về số phận những con người luôn khao khát mưu cầu hạnh phúc. Tuồng của ông dễ thuộc, đi vào lòng người và có những câu ca thắm đượm tình quê, nghe một lần rất dễ nhớ" - NSƯT Minh Vương nhận xét.

Soạn giả Yên Lang qua đời - Ảnh 4.

Soạn giả Yên Lang và soạn giả NSND Viễn Châu

"Bậc thầy chuyên sáng tác kịch bản màu sắc kiếm hiệp kỳ tình", "thầy viết tuồng Yên Lang"… là những mỹ từ được dùng để nói về ông. Không chỉ chuyên sáng tác, ông còn là người dìu dắt, đào tạo nhiều cây viết trẻ như soạn giả Nguyên Thảo (tác giả vở cải lương Kiếp nào có yêu nhau), cũng như con trai ông là Lam Tuyền (người chuyển thể vở Lá sầu riêng) hiện theo nghiệp của ông…

Nghệ sĩ nhân dân, soạn giả Viễn Châu từng đánh giá: "Soạn giả Yên Lang là một trong những người Bạc Liêu đã được khán giả khắp nơi ái mộ không chỉ bằng ngòi bút trữ tình, sâu lắng mà còn là một bậc thầy chuyên sáng tác kịch bản màu sắc kiếm hiệp kỳ tình, đưa thể loại này lên đỉnh cao, từng tạo cơ hội vàng cho nhiều nghệ sĩ trở nên nổi tiếng. Họ đã bước ra từ kịch bản của ông và tỏa sáng rực rỡ, khán giả nhớ đến tên tuổi của họ như: Minh Cảnh, Minh Vương, Lệ Thủy, Minh Phụng, Mỹ Châu…".

Soạn giả Yên Lang qua đời - Ảnh 5.

NSƯT Minh Vương - NSND Lệ Thủy trong vở "Đêm lạnh chùa hoang" của soạn giả Yên Lang

Tang lễ của soạn giả Yên Lang sẽ được tổ chức tại quận Cam trong thời gian tới. Soạn giả Lam Tuyền xúc động bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với khán giả mộ điệu của sân khấu cải lương, nhiều ngày qua đã thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình của anh. "Ba tôi đã được khán thính giả trong và ngoài nước yêu mến, đó là niềm hạnh phúc rất lớn đối với gia đình chúng tôi" - soạn giả "Lá sầu riêng" xúc động.

Bài của Thanh Hiệp


Little Saigon: Soạn giả Yên Lang,
tác giả ‘Đêm lạnh chùa hoang,’ qua đời

Ngọc Lan/Người Việt

Soạn giả Yên Lang (Hình: nld.com.vn)

WESTMINSTER, California (NV) – Soạn giả Yên Lang, tác giả của các tuồng cải lương như Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa Thu trên Bạch Mã Sơn,… đã qua đời lúc 8 giờ 55 phút sáng Thứ Hai, 5 Tháng 6, 2017 tại bệnh viện Garden Grove, hưởng thọ 77 tuổi.

Nghệ sĩ Giang Bích Phượng, con dâu soạn giả Yên Lang, xác nhận tin trên với nhật báo Người Việt.

“Ba tôi mất lúc 8 giờ 55 phút sáng nay, Thứ Hai, 5 Tháng 6, 2017 ở bệnh viện Garden Grove, vì bệnh tim và suy thận,” nghệ sĩ , vợ soạn giả Lam Tuyền (con trai thứ ba của soạn giả Yên Lang) nói qua điện thoại.

Con dâu soạn giả Yên Lang kể, “Ba tôi được đưa vô bệnh viện từ 11, 12 ngày trước vì thấy bị mệt, bị cảm thường thôi. Nhưng sau khi làm các xét nghiệm, thử máu, bác sĩ mới cho hay ba tôi bị tim yếu, rồi bị suy thận hơi nặng. Tim làm cho ba bị suy tim, không thở được. Tuy nhiên, sau khi điều trị thì ba tôi cũng khỏe lại, đi đứng, ăn uống được, họ đưa qua bên điều dưỡng nằm tiếp.”

“Hôm Thứ Bảy, cháu nội còn chở ba đi ra ngoài ăn uống rồi trở lại bệnh viện, không sao hết. Sáng Chủ Nhật y tá vào đi huyết áp vẫn bình thường. Đến khoảng 10 rưỡi sáng họ đưa cơm vô cũng bình thường. Nhưng khoảng 5-10 phút sau em rể tôi vào đã thấy ba tôi nằm bất động. Em rể tôi la lên, nhưng khi đó đã trở tay không kịp rồi. Ba tôi được cấp cứu, đút ống trợ thở, và mất sáng nay,” chị nói thêm.

Ông qua đời có sự chứng kiến của con trai ông, soạn giả Lam Tuyền, và vợ chồng người con gái út.

Vợ ông, nghệ sĩ Kiều Oanh, cũng nằm cùng bệnh viện Garden Grove từ nhiều tháng trước, được con dâu đẩy xe sang nhìn mặt chồng lần cuối, “nhưng đang trên đường đẩy má tôi sang thì hay tin ba tôi tắt thở rồi,” Giang Bích Phượng cho biết.

Soạn giả Yên Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh, sinh năm 1940, tại Bạc Liêu.

Từ những năm 1960 ông bắt đầu nổi tiếng với những vở cải lương của mình, là soạn giả của một số đoàn cải lương như Song Kiều, Kim Chung. Theo Wikipedia, nhiều nghệ sĩ được cho là đã nổi tiếng vì những vở tuồng do ông viết. Các vở cải lương nổi tiếng của ông có thể kể như Đường về quê ngoại, Tâm sự loài chim biển hay Áo vũ cơ hàn, Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa Thu trên Bạch Mã Sơn… Ngoài ra ông còn sáng tác nhiều bản vọng cổ và tân cổ giao duyên.

Sau biến cố 1975, ông bị đi tù cải tạo 6 năm, sau đó sang định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1995.

Năm 2000, với sự giúp đỡ của thương gia Nguyễn Minh Chiêu, soạn giả Yên Lang cùng giáo sư Trần Văn Chi, và giáo sư Nguyễn Thanh Giàu thành lập Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Hải Ngoại tại Hoa Kỳ.

Nói về soạn giả Yên Lang, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo miền Nam California, đồng thời là phó chủ tịch Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Hải Ngoại, cho rằng, “Đối với tôi, anh Yên Lang là một soạn giả có tiếng tuy chưa phải là xuất sắc. Nhưng ra đến hải ngoại thì anh là viên ngọc quý của ngành cổ nhạc cải lương, vì anh là một trong những soạn giả nổi tiếng nhất, đóng góp nhiều nhất cho nền cổ nhạc hải ngoại. Qua anh, ngoài những trích đoạn anh viết, mình còn biết thêm những sinh hoạt của nền cổ nhạc, nhất là ngành cải lương tại Việt Nam trước đây. Đó cũng là một tài liệu quý giá cho những anh em sau này ở hải ngoại muốn biết về ngành cải lương. Nếu nói ngành cải lương hải ngoại vẫn sống đến ngày nay thì kể đến một phần rất lớn sự đóng góp của anh Yên Lang.”

“Ba tôi đi quá đột ngột, không ai chuẩn bị trước tinh thần gì hết. Thay mặt gia đình, xin cám ơn sự quan tâm của mọi người,” nghệ sĩ Giang Bích Phượng nói trong xúc động. Ngày giờ tang lễ sẽ được gia đình gửi thông báo sau.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2018(Xem: 2685)
Mừng Xuân Lời: Tâm Đức - Nhạc: Nguyên Hương Ca sĩ: Bảo Yến
13/11/2018(Xem: 2493)
Mừng Xuân Lời Tâm Đức - Nhạc: Nguyên Hương Ca sĩ: Quang Minh
13/11/2018(Xem: 2497)
Mừng Xuân Mới Sáng tác: Tâm Đức Ca sĩ: Ý Lan
12/11/2018(Xem: 2643)
Mừng Xuân Mới Sáng tác: Tâm Đức Ca sĩ: Chơn Hiền Tịnh
12/11/2018(Xem: 2577)
Vui Theo Ánh Đạo Vàng Sáng tác: Tâm Đức
04/11/2018(Xem: 3698)
Thay Nước Bình Hoa & Cắm Hoa Thi kệ: Ts Thích Nhất Hạnh - Nhạc: Võ Tá Hân Trình bày: Cs Trung Hậu
04/11/2018(Xem: 3080)
Quơ Dép & Xuống Giường Thi kệ: Ts Thích Nhất Hạnh - Nhạc: Võ Tá Hân Trình bày: Cs Khắc Dũng
04/11/2018(Xem: 3365)
Mở Thêm Rộng Lớn Con Đường Thơ: Ts Thích Nhất Hạnh - Nhạc: Võ Tá Hân Trình bày: Cs Bảo Yến
03/11/2018(Xem: 11721)
Nhạc Karaoke: Cảm Ơn Phật, thơ của HT Thích Quảng Thanh, nhạc của Nhạc sĩ Võ Tá Hân; Layout Karaoke clip: Nhạc sĩ Đức Quảng
01/11/2018(Xem: 2970)
Làm Vườn & Trồng Cây Thi kệ: Ts Thích Nhất Hạnh - Nhạc: Võ Tá Hân Trình bày: Ca sĩ Khắc Dũng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]