Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Lỡ Chuyến Tàu Cuối

07/03/202305:20(Xem: 2410)
Đừng Lỡ Chuyến Tàu Cuối
phat niet ban

ĐỪNG LỠ CHUYẾN TÀU CUỐI

Thích Nữ Giới Bảo



Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.

Trong kinh Đức Phật dạy, ở thế gian này có 4 điều thật khó: “1. Sanh ra được thân người là một điều khó, 2. Khi được làm người rồi có tuổi thọ sống lâu cũng rất là khó, 3. Có tuổi thọ rồi gặp được Đức Phật ra đời cũng là một điều rất khó, 4. Gặp được Chánh Pháp để tu tập cũng là một điều rất khó.”

Giống như một biển đại dương rộng lớn có tuổi thọ lâu dài nhưng do sự chi phối của thời gian nên đất bồi lên khiến đại dương đó trở thành một bãi cát trắng. Thời gian để đất vun bồi một biển đại dương thành bãi cát trắng mất rất nhiều. Để được làm thân người, chúng ta cũng trãi qua nhiều kiếp cũng giống như đất vun bồi đại dương thành bãi cát trắng vậy. Chúng ta đã trãi qua bao nhiêu kiếp khó khăn và khổ nhọc đầy đủ phước báu mới có được thân người như hôm nay. Cũng giống như đất ở trong cơ thể mỗi ngày chúng ta tắm sạch so với đất ở trên trái đất này thì số lượng đất trong cơ thể chúng ta rất là ít. Cũng vậy, tỷ số của nhân loại so tính đếm với tỷ số những loài vật khác trên thế gian này thì số lượng loài người rất là ít. Cho nên, một kiếp làm được thân người không phải là việc dễ dàng chút nào. Nhưng khi được làm người rồi có tuổi thọ sống lâu cũng là điều rất khó.

Một kiếp người đã khó có được như trên mô tả một cách chi tiết. Ra đời gặp được Đức Phật càng khó hơn. Trong kinh Phật Nhập Niết Bàn có viết: “Như Hoa Ưu Đàm, Phật ra đời rất khó.” Đúng vậy, nhiều kiếp chúng ta chưa từng gặp được thân tướng của Như Lai, cũng như em bé từ khi sinh ra chưa bao giờ được gặp Cha Mẹ. Chỉ nhờ người kể lại hình dáng của cha mẹ, em bé mới biết được đôi nét về song thân. Chúng ta cũng như thế, do phước mỏng nghiệp dày nên sanh ra đời chưa từng gặp được Kim Thân của Ngài. Chỉ nương nơi lời chư Tổ xưa ghi chép lại trong 3 Tạng Giáo Lý, chúng ta mới hình dung được Kim Thân của Đấng Từ Phụ. Bởi vì, để đạt được quả vị Phật, quý Ngài đã phải trãi qua vô lượng vô số kiếp tu luyện. Cho nên, để gặp được một vị Phật ra đời không phải việc dễ dàng. Và Ngài đã nhập diệt trong sự thống khổ của muôn loài chúng sanh:

“Thế gian trống rỗng, thế gian rồi trống rỗng! Khi xa Phật, chúng con ai cứu độ. Phật Niết Bàn, chúng sanh chìm bể khổ. Chẳng khác nào, nghé mất mẹ sầu lo.” (Kinh Phật Nhập Niết Bàn).

Trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có dạy chúng đệ tử rằng: Như Lai nhập Niết Bàn nhưng Xá Lợi còn, Phật Bảo còn, Pháp Bảo còn. Thấy Phật Bảo, sẽ thấy Pháp thân ở đó. Thấy Pháp thân, thì sẽ thấy Tăng Bảo cứu độ. Bởi do đây, Tam Bảo thường luôn trụ cho thế gian có nơi nương tựa vững chải.

Nhưng để gặp được chánh Pháp tu tập thật khó. Hằng ngày, chúng ta bận rộn với hoàn cảnh sống bên ngoài và nhiều thói quen trong suy nghĩ, lời nói và hành động sẽ được tích luỹ. Trong sự tích luỹ đó, nó lẫn lộn sự tốt và xấu, thiện và ác, sạch và cấu uế… hình thành nên tính cách và nghiệp thức của chúng sanh. Sự tương giao giữa tầng sóng của tâm thức và hoàn cảnh rất gần gủi. Nếu tâm thức của chúng ta chất chứa nhiều sự tham giận, hơn thua, ích kỷ, cố chấp và kiêu mạn…. thì sự gặp được chánh Pháp rất khó. Và khó hơn nữa, khi đã gặp được chánh pháp rồi mà không thiết tha mong cầu một cách thành khẩn để được thực tập và chuyển hoá tâm trí. Để rồi một mai, thân này tan rã không biết kiếp nào mới có lại được. Bởi tất cả thế gian, có sinh đều có tử. Dù thọ mạng bao nhiêu cũng có kỳ chung sự. Có thịnh tức có suy, có hợp rồi sẽ tan.

Tuổi trẻ có kỳ hạn. Sức khoẻ rồi bệnh đó không có gì bền vững. Sự chết cướp thân mạng, tất cả đều đổi dời. Mạng sống cũng vậy, sự khổ xoay không ngừng. Lấy đâu còn cơ hội gặp Phật và thực tập Pháp.

Do vậy, chúng ta không nên để lỡ chuyến tàu cuối của kiếp sống này.

Nam Mô Thị Hiện Niết Bàn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

*Kính hẹn đại chúng Khoá Tu Bát Quan Trai vào lúc 10h ngày 12/3/2023 và Khoá Tu Thiền Vipassana từ ngày 5 đến ngày 7/5/2023 tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2022(Xem: 3786)
Dù biết truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia…), Vesak được xem là tháng thiêng liêng nhất, bởi theo truyền thống này Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn đều vào ngày trăng tròn tháng 4 Vesak và theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 2000(1) nhưng người viết trộm nghĩ thường vào Đại lễ này Phật Tử và các tự viện chỉ chú trọng đến sự kiện Đức Phật đản sanh với nghi thức tắm Phật và hầu như hai sự kiện khác rẩt quan trọng là Ngày Phật đại viên tịch nhập Vô Dư Y Niết Bàn không nghe nhắc đến cũng như Ngày Đức Phật thành Đạo .
09/03/2022(Xem: 8080)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
29/01/2022(Xem: 8523)
Chỉ còn vài ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, do vậy Phật sự các chùa tại hải ngoại thật bận rộn thêm vào đó các đám tang đột xuất gia tăng vậy mà số người tham dự trên Zoom suốt buổi đạt mốc 50 người và không kể số người được xem livestream qua Facebook các trang nhà hơn vài trăm nữa thì có thể nói những gì Phật Pháp đã truyền trao hôm nay gọi là hữu hiệu ích lợi đáng kể . Kính xin tán thán TT. Thích Hạnh Tấn chủ nhiệm và MC Quảng Huệ đã nêu ra những câu hỏi thật lý thú . Khách mời đầu tiên được MC Quảng Huệ giới thiệu qua tiểu sử và hành trạng thật trân trọng vì TT Thích Nguyên Tạng đã nhiều lần hoằng pháp tại Âu Châu và gần đây nhất vào tháng 6/2019 Ngài đã có mặt trong Giảng Sư Đoàn và đã đến chùa Đôn Hậu/ Na Uy do TT Thích Viên Giác trú trì và Chùa Phổ Hiền của Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Như Quang tại Strasbourg/Pháp tại đây đã được chính MC Quảng Huệ làm thị giả kiêm nhiếp ảnh gia cho Ngài.
16/01/2022(Xem: 9021)
Một thời Đức Phật Thích Ca Ở thành Xá Vệ, nhà nhà an vui, Ngài đi giáo hóa khắp nơi Lời vàng thuyết pháp giúp đời thiết tha.
08/01/2022(Xem: 2605)
Ba ngày Vía Phật Di Đà Tăng Ni Phật tử gần xa đổ về Ngôi chùa ấm áp hồn quê Mặc trời giá lạnh cóng tê vô ngần
06/01/2022(Xem: 3017)
Kính bạch Đức Thế Tôn có lẽ con đã đủ nhân duyên sau khi đã nghe hàng ngàn pháp thoại, tham dự các buổi pháp đàm, miệt mài ghi chép lại các lời dạy của Đức Thế Tôn qua các bài chú giải và tùy hỷ với những trải nghiệm của các bạn đạo qua mục hỏi đáp Phật Pháp, thế nên nhiều sự việc xảy ra trong ngày ....từ một lời than trách, một tin nhắn có tính cách phô trương, một cơn đau nhức trong thân thể, đâu đâu cũng gợi đến cho con.. chỉ cần niệm ân đức Phật và nhớ nghĩ về những điều mà Đức Thế Tôn đã Giác Ngộ trong ngày Thành Đạo về Sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã để không rơi vào một chuỗi Sinh,Hoại, Tác, Thành ...đều tan biến..... mọi việc được hóa giải
16/12/2021(Xem: 8631)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
01/11/2021(Xem: 6751)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
05/09/2021(Xem: 17908)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
07/07/2021(Xem: 10203)
Đâu phải .... đợi đại dịch thế kỷ này người ta mới run sợ ! Xưa nay chưa ai trốn thoát thần tử ...sao mãi âu lo Đến không biết trước ...đừng xem tử vi để đoán mò Cần nắm vững thấu hiểu....hiên ngang đối diện !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]