Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

24/11/201708:39(Xem: 6195)
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật
By on November 16, 2017
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.


Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật


Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kỳ quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay.
“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, 
giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. 
“Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” 
Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của Phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society).
Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc xữ dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.
“UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hy vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.
“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”
Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói“Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.
Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái.
 

Bốn địa điểm Phật giáo chính:

Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Hoa, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.
Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.
Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: 
“Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”.
Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.
Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của Phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo cổ học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling

Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2019(Xem: 8781)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 7074)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 11987)
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trức Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
13/10/2019(Xem: 13083)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 27941)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 13828)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
03/05/2019(Xem: 5254)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
02/05/2019(Xem: 12188)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3611)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 7616)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]