Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Mùa An Cư Thứ Mười Bảy

27/11/201320:31(Xem: 24789)
17. Mùa An Cư Thứ Mười Bảy
mot_cuoc_doi_tap_5

Mùa An Cư Thứ Mười Bảy

(Năm 571 trước TL)


Cái Lõi Cây



Thế là đức Phật và đại chúng ở tại thành phố Āḷavī cho hết mùa an cư, có sự hộ độ chu đáo của đức vua, triều đình, hai hàng cư sĩ cũng như dân chúng! Sau mùa mưa, tiết trời khô ráo, đức vua dâng cúng một vườn rừng xinh đẹp rồi xây dựng rất nhiều liêu thất bằng đá và gỗ dành cho đức Phật và tăng chúng, như là một công trình tri ân vậy.

Vào cuối mùa đông, đức Phật chỉ định một vài vị trưởng lão và đại chúng ở lại Āḷavī, còn ngài cùng một số trưởng lão khác lại ra đi, lần này cũng thẳng xuống phía nam, qua sông Gaṅgā, thăm viếng thành phố Bārāṇasī. Rời quê hương của tôn giả Yasa thuở nào, đức Phật và chư trưởng lão lại sang sông, đi dọc bờ bắc, ghé Vườn Nai rồi trú lại ở đây một thời gian. Cứ mỗi nơi như vậy, đức Phật lại sách tấn chư tăng ni và hai hàng cư sĩ trong đời sống tu tập.

Ra xuân, đức Phật lại lên đường nữa, ngài ghé Uruveḷā, thăm cội cây bồ-đề, thăm ngôi làng Seṇāni của gia đình bà Sujātā dâng mâm cơm sữa. Thế là mãi đến đầu mùa hạ, đức Phật và đại chư vị trưởng lão mới về đến Trúc Lâm tịnh xá. Mấy ngày đầu tiên, sau khi tiếp chư tăng ni tại Rājagaha và vùng phụ cận, đức Phật tuyên bố là ngài cần nghỉ ngơi trong hương phòng một thời gian, chư vị trưởng lão tùy nghi trong mọi sinh hoạt.

Trong lúc đức Phật nhập thất, tôn giả Sāriputta nhờ tôn giả Moggalāna chăm sóc hội chúng, còn ngài cũng muốn tĩnh cư, an nghỉ để di dưỡng sức khỏe.

Đức vua Bimbisāra nghe tin đức Phật đã trở về Rājagaha, vui mừng quá, ông tự nghĩ: “Ước chừng đã năm năm qua rồi, đức Thế Tôn mới trở lại Trúc Lâm.! Ôi! Thời gian đi qua nhanh quá! Nay ta cũng đã bốn mươi bảy tuổi rồi, sinh lực không được như xưa nữa. Còn đức Thế Tôn năm nay đã năm mươi hai, không biết bây giờ sức khỏe của ngài ra sao? Đợi sau khi đức Phật nhập thất xong, ta phải đi thăm ngài ngay mới được! Năm nay, ta sẽ thỉnh đức Tôn Sư an cư mùa mưa ở đây để đem đến sự an lành cho quốc độ” .

Thế rồi, đợi chờ bảy ngày qua đi, đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhi, thái tử Ajātasattu, năm ấy đã hai mươi hai tuổi cùng một số quan đại thần lên xe ngựa đến Trúc Lâm tịnh xá.

Đức Phật tiếp chuyện đức vua, hỏi thăm tình hình quốc độ cùng đời sống của muôn dân, sau đó sách tấn đức vua và triều đình tu tập theo giáo pháp. Đức Phật đặc biệt nhắc nhở đức vua, nước phải lấy dân làm gốc, hãy chăm bón gốc thì cây cành mới xanh tốt, hoa trái mới thắm tươi. Ngoài ra, muôn dân phải được nương tựa nơi những vị quan thanh liêm của triều đình; triều đình phải được nương tựa nơi một đức vua tốt, một đấng minh quân. Tất cả đấy là điều kiện cần và đủ cho an vui và hạnh phúc của một quốc độ.

Để kết luận, đức Phật nói rằng, giáo pháp của Như Lai cũng tương tự thân cây vậy. Một cái cây thì có thân cây, cành nhánh, lá hoa và trái; thân cây thì có gốc, có ngọn, có vỏ ngoài, vỏ trong, phần thịt, phần xương và phần lõi. Công danh, lợi lộc trên đời này là cành và lá; vỏ ngoài, vỏ trong là giới; phần thịt, phần xương là định; hoa và trái là năm phép thần thông; và cái lõi cây, phần tinh túy là đạo quả A-la-hán vậy!

Nghe xong thời pháp, đức vua và hoàng hậu cung thỉnh để được đặt bát cúng dường bảy ngày đến đức Phật và tăng chúng. Và cũng để biểu tỏ sự hoan hỷ ở trong lòng, muốn chia sẻ với mọi người, vị vua thánh đệ tử hiền thiện này, tức khắc họp triều đình, ban lệnh khoan giảm tất thảy mọi án tù; đồng thời, trích của công, tổ chức hội hè cho dân chúng ăn uống, vui chơi trong suốt bảy ngày như thế. Đức vua muốn “chăm bón cái gốc là muôn dân” như ý nghĩa bài thuyết pháp của đức Phật.

Tin được loan ra, dân chúng tưng bừng mừng vui tán thán ca ngợi đức vua nhân đức không hết lời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2019(Xem: 8781)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 7074)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 11996)
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trức Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
13/10/2019(Xem: 13084)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 27957)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 13835)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
03/05/2019(Xem: 5259)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
02/05/2019(Xem: 12189)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3612)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 7646)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]