Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tọa tòa sen xanh

29/08/201307:19(Xem: 3698)
Phật tọa tòa sen xanh
minh_hoa_quang_duc (2)
"Phật hiện màu xanh
Phật hiện tình thương"
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
Qua khúc quanh eo núi và biển, trước hết thầy Chánh Đại Diện hướng dẫn tôi lên chùa Sơn Châu, nói tiếng chùa Sơn Châu, nhưng thật ra chỉ là dấu tích được khép kín bởi còn lại một vài nét đơn sơ khiêm tốn ẩn lì trên mặt phẳng của đường móng nền bị gẫy từng khúc đoạn chạy dài theo chiều vách núi, phía sau trái đồi nghiêng thoãi là dòng suối mát lạnh, bên cạnh đó cũng để lại những vết tích cốc am xưa tàn phai.trên dấu cỏ hoang vu qua bao lớp sóng thời gian của cuộc bể dâu.
Nói đến chùa Sơn Châu, tôi được biết, vì trước đây là căn cứ núi Minh Đạm, lực lượng cách mạng ẩn trú tạo phương tiện qua hai thời kỳ kháng chiến. Bấy giờ, chùa Sơn Châu chỉ xây dựng bằng cây ván, lợp ngói để thờ Phật và Chư Tổ, nhưng trong lúc đang chiến tranh nên bị tàn phá đổ nát bởi những bom đạn. Vã lại, ngôi chùa bị đốt cháy từ lâu (thời chống Pháp), nên sau năm 1975 chùa đã bị chìm quên theo thời gian, chỉ hay biết vậy thôi, cho đến nay vẫn chưa được phục hồi lại, thật là :
Thời gian rót một dòng trôi
Mây nghiêng bóng núi bồi hồi cảnh xưa.
Sau khi rời khỏi căn cứ núi Minh Đạm, thầy đưa tôi đến Vạn An Sắc Tứ, nơi đây có một chiều thật thanh thản bình yên, nhịp thở của tôi quyện cùng với cảnh trí trong lành đầy thi vị, trông ngôi chùa với vóc dáng cổ xưa (theo kiểu kiến trúc hình tứ giác) xoay tròn như một đóa sen vừa chớm nở, chung quanh là một cánh đồng xanh mênh mông mà ngôi chùa như một cái nhân ở giữa, sau chùa có vài ngôi tháp cổ của chư Tổ khai sơn, trông những ngôi tháp bị xoáy mòn hằn lên bao vết trầm luân tang thương bể dâu từ bao thế kỷ, cảnh trí đã tạo nên nét thơ mộng giữa hai màu kim cổ :
"Giữa cánh đồng
Sóng lúa dạt dào, hương lúa quyện
Quanh cuộc đời
Phật như tọa tòa sen xanh
Dáng cổ tháp
Đã nghiêng mình bao thế kỷ
Chưa phai màu dâu bể."
Nếp nghỉ từ lâu, hình ảnh của Phật được thiết kế trang bị trên một tòa sen vàng kim ánh lên màu quí phái và trang trọng. Thế nhưng ở đây Phật như tọa tòa sen xanh, thật ra chúng ta thấy từ một đời sống của một Đức Phật lịch sử, Ngài luôn thể hiện một cách sống bình dị giản đơn, thậm chí sự bình dị giản đơn của Phật còn hơn cả mà con người cho là đơn giản kia nữa. Sự đơn giản ấy chính là kết quả mà Phật thể hiện qua hành động như thật " không ta, không của ta" Ngài đã viên mãn các hạnh Ba La Mật, "Không, Vô Tướng, Giải Thoát", các tùy miên đã tận, nên sự có mặt của Phật không gì khác hơn là giải thoát, tịch tịnh, không bị chi phối mọi ảo tưởng, lý tưởng cũng như mọi hệ phược ở đời. Trái lại, với thân giáo, khẩu giáo và ý giáo thanh tịnh là một minh chứng, sự tỏa sáng do "tâm giải thoát và tuệ giải thoát" là một biểu thị cho sự có mặt của Phật ở bất cứ đâu và lúc nào.
Sự tỏa sáng ấy là sự hội nhập muôn trùng với cuộc đời và Phật. Đành rằng quan thuyết của Ngài là : Các pháp đều đi qua một diễn trình "Thành Trụ Hoại Không". Ta thấy từ những ngôi chùa tháp cổ đã chìm sâu vào phế tích khắt nghiệt của dòng đời vô thường, đã bị xoáy mòn qua bao lớp gió sương, hợp tan, đầy vơi bao tuế nguyệt. Đã bao người mang hạnh nguyện đi qua, thế nhưng những tâm nguyện ấy, những ngôi chùa ấy lại là cái hồn linh diệu của đạo lý, của giáo lý vẫn lan tỏa theo tiếng chuông ngân tỉnh thức sớm chiều vào cuộc đời áo lụy.
Được biết ở đây, dân cư có một truyền thống tín tâm với Phật tự bao đời, một niềm tin sâu sắc và kiên trú, họ luôn thấy rằng: Phật luôn có mặt với những pháp lành vi diệu nhiệm mầu, sự hộ trì của Phật là ý thức tỉnh giác, chân thật và chánh niệm, mặc dù thời gian có sanh diệt, có biến đổi đến đâu, nhưng với tâm kiên định chánh kiến trong chánh pháp, ngay đấy sẽ tạo thành con đường an lạc, hạnh phúc hiện tại và mai sau, con đường hướng về phía trước đầy ánh sáng và muôn hương hoa, phía ấy chính ở trong mỗi chúng ta giữa cuộc đời thường nầy.
Qua hình ảnh : "Người nông dân vui tháng ngày lam lũ
Cây lúa nên xanh, hạt lúa nên vàng
Đời vẫn trôi bao lớp sóng thời gian...
Sự cần cù lam lũ một nắng hai sương để được cây lúa nên xanh, hạt lúa nên vàng hay bất cứ một nghề nghiệp lành mạnh nào của con người, nếu được phát sinh từ một tâm niệm thuần thiện, thì họ không cần tìm cầu ở đâu nữa, chỉ có ở đây và ngay bây giờ vẫn luôn có Phật. Phật trước đây xuất thân từ dòng dõi giai cấp vương giả, nhưng từ ngôi vương giả lại trở thành một dân giả giữa đời thường, Ngài không ngoái đầu trở lại để nghỉ thói đời vương giả ấy.
Cái cao quí của Phật phải đâu là ở giai cấp vương tôn, những thèm khát ước vọng mơ hồ hụt hẫng của chiếc thân ngũ uẩn phù du. Một tòa cỏ xanh, một phiến đá bên đường, một bóng cây râm đầy bóng mát chốn rừng xa và một tấm vải đâu lại từng mảnh vụn, nơi đó Phật đang tọa "Bồ Đề Tòa". Với Từ lực, Trí Đức lực và Tịnh lục của Phật được biến mãn đến mọi phương trời, muôn loài được tiếp thọ làm cho hân hoan toàn thân và tâm tư hay ít ra cũng làm vơi đi phần nào của nỗi niềm thương đau nơi cõi tử sinh nầy, như vậy Phật đến với ta, Phật đến trong ta :
"Và lòng Phật
Vẫn trong lòng cuộc sống
Phật hiện màu xanh
Phật hiện tình thương..."
Sự mầu nhiệm của Phật không giống như những đạo sư thời bấy giờ hay những nhà ảo thuật để lừa ảo giác của chúng ta đang ở dưới sân khấu, lại càng không phải một quyền năng biến hóa...hoặc có những việc làm như để mua chuộc bằng cách tạo hình thức tế lễ để cầu lấy bình an giả tạm không đâu vô ích. Trái lại, sự mầu nhiệm đích thực của Phật chính là ở trong mỗi chúng ta có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, điểm đến bằng một ý thức giác ngộ lẽ đời, thấy và biết pháp thiện và bất thiện, chánh quán rõ lộ trình đưa đến kết quả trừ diệt mọi kiết sử đang cấu nhiễm từ phía con người, vì rằng: chính con người mang lại hòa bình hay chiến tranh, hạnh phúc hay đau khổ, siêu vượt hay thối đọa, tất cả đều do con người, Phật dạy: " Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa..." Kinh Trung Bộ II. 540.
Điều mà chúng ta thấy ở một lời dạy khác của Phật :
" Với ai trọn ngày đêm
Tâm ý lạc, bất hại
Từ tâm mọi hữu tình
Vị ấy không thù hận"
Tương Ưng I. 458-459.
Nếu như có năng lực tịnh kiến, an trú qua lời dạy trên thời sẽ đem lại kết quả của sự chuyển hóa tâm linh, hướng đến vô thượng an ổn, xa lìa mọi khổ ách, dòng bộc lưu không đủ sức nhấn chìm vào chốn vực sâu nguy hại, vì sự thấy, sự nghe, sự thọ cảm luôn được tu tập thanh thản không vướng mắc. Đó chính là sự mầu nhiệm của Phật hay Phật hiện thân mầu nhiệm đến trong mỗi chúng ta. Cuộc sống cộng đồng nhân loại hôm nay đã làm gì cho bầu sinh thái toàn cầu ? Nếu như chúng ta thiếu đi màu xanh tư duy của thế kỷ thì hành tinh của chúng ta rồi sẽ ra sao ?. Do đó, Phật hiện màu xanh, Phật hiện tình thương vào cuộc đời.
Một điểm nữa, thời Phật sanh tiền du hóa giới thiệu chánh pháp, Phật san bằng những giai cấp trong bối cảnh xã hội bằng chất liệu tình thương và trí tuệ " không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong dòng nước mắt cùng mặn", Phật đã khẳng định như thế và hơn thế nữa, Phật nói đến một cách tư duy cũ kỹ sáo mòn hoang vu thời ấy, thêm một lời minh triết sâu xa : " Phạm chí không gì sanh,
bần tiện không gì sanh,
Do hành sanh phạm chí,
Do hành sanh bần tiện"
Kinh Tiểu Bộ. S21.504505.
Phật khai phóng luồng sinh khí dồi dào mầm sinh lực vào toàn bộ xã hội đầy những kiến thủ, kiến trù lâm, kiến kiết phược... những hý luận vọng tưởng không mục đích, làm vỡ tung những tảng băng đã đóng cứng lâu đời mịt mù huyển thuật mơ hồ của các phái triết học và những đạo sư thời ấy. Do dó, tinh thần vô ngã của Phật chính là sự cộng trú đại bi lực, đại trí lực, bình đẳng và vô niệm tuyệt cùng mầu nhiệm của giáo nghĩa giải thoát niết bàn,vì vậy Phật luôn có mặt trong dòng cảm thức của muôn loài, mỗi chúng ta và bất cứ xã hội nào, Phật luôn là công lý hay chơn lý:
"Nơi bất công, Phật hiện thân bình đẳng
Cõi tử sinh, diệu lý Phật vô sinh
Trong bi trí, Phật xóa lòng cừu hận
Trong đau thương, Phật siêu hóa một tình thương."
Tóm lại, vấn đề được nói đến chính là với cuộc đời bằng một màu xanh tươi mát và Phật luôn tọa trên màu xanh tươi mát ấy, từ lúc sanh tiền giáo hóa đến khi công hạnh viên mãn, Phật luôn có một nếp sống bình dị đơn giản hơn bao giờ hết, luôn có mặt trong một tinh thần đầy bi mẫn, khoan dung và tịnh lạc. Đối với một Đức Phật lịch sử, Ngài chưa bao giờ tự mãn về dòng dõi vua chúa vương quyền hay một thế tộc tôn quí nào, Ngài chỉ đặt cho mình là người chỉ đường, một định hướng cho người gặp phải nhiều ngả rẽ. Cho nên, dù hôm qua, hôm nay hay ngàn sau đi nữa, Phật luôn ngự trong hào quang ấy, pháp thân Phật luôn hoạt dụng trong diệu hạnh, chánh hạnh, như lý hạnh và trực hạnh vào đời, trong những cành hoa, ngọn cỏ, trong những chiếc lá đương xanh, trong những ánh nắng, giọt sương và cùng khắp trong mọi sinh thể muôn trùng huyễn hóa của dòng sinh tử. Và ở đây, Phật như tọa tòa sen xanh, trong lòng đời, lòng Phật vẫn mênh mông.
Bóng nắng đã nghiêng vàng vào một chiều thu, tôi cùng thầy Tịnh Trí sau khi nghỉ lưng nơi tấm phản bên hông chùa và nhìn xa ngoài cánh đồng nghe tiếng lúa reo theo ngọn gió lùa tạo nên từng đợt sóng lúa vờn quanh trên thảm lúa, hương lúa thơm phơn phớt trong chiều, những cánh chim chao nghiêng như điệu vũ khúc vô thường, một cảm giác mát lạnh lạ thường thấm tự lúc nào trong tôi, bước ra khỏi cổng tam quan, phía sau là vạt nắng vàng rót lên mái chùa và thảm lúa mênh mông, rồi chia tay nhau nơi Bà Rịa.
Sau bao mùa trăng viễn mộng, mấy lần chiếc áo bạc đời tha phương, chiều nay tôi trở lại Bà Rịa và ghé qua thăm thầy, nhưng lần nầy tôi tiếp thầy bằng thẻ nhang thơm với lời cầu nguyện. Và tôi vẫn còn nhớ mãi một chiều thu hôm nào với hình ảnh phế tích của chùa Sơn Châu với căn cứ núi rừng Minh Đạm ngôi Sắc Tứ Vạn An với cánh đồng lúa đương xanh bát ngát cùng với một ý niệm :
"Phật hiên màu xanh
Phật hiện tình thương
Phật đâu tọa tòa sen vàng ngất nghễu
..... Trong lòng đời,
Lòng Phật vẫn mênh mông.
Long Xuyên, thu 2013.
MẶC PHƯƠNG TỬ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 10424)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3196)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 5531)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
28/07/2018(Xem: 3147)
"Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã Hoang Phong "Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã rời bỏ thế giới hầu mong cầu sự Tốt Đẹp; Này Subhadda, thế rồi năm-mươi-mốt năm trôi qua. Trong suốt thời gian ấy ta từng là một kẻ lữ hành, ngao du trong thế giới của Đạo Đức và Sự Thật" Đức Phật Câu trên đây là lời của Đức Phật nói với người đệ tử cuối cùng mà Ngài đã thu nhận trước khi hòa nhập vào Đại bát Niết bàn. Câu này được trích từ Kinh Đại-bát Niết-bàn, Trường Bộ Kinh DN15, phân đoạn V, tiết 62, theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh của ni sư người Đức Vajirabhikkhuni đến tích Lan quy y và đã lưu lại vĩnh viễn tại nơi này và nhà sư người Anh Anagarika Sugatananda (Francis Story, 1910-1972) đã từng phiêu bạt 25 năm tại các nước Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện để tu học và đ
24/07/2018(Xem: 4662)
Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người Ca Tỳ La Vệ xanh tươi Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng Cả nhân dân, lẫn hoàng cung Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha. Một bình bát, một cà sa Dạt dào đức độ, bao la nhân từ Phật thăm quê dấu yêu xưa Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca
01/06/2018(Xem: 24133)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/03/2018(Xem: 6242)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
15/12/2017(Xem: 121058)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
24/11/2017(Xem: 5798)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
10/08/2017(Xem: 4629)
Theo sử để lại thì Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử văn hoá nhân loại. Sách có ghi lại cuộc đời của Ngài từ khi mới sanh ra và lớn lên. Ngày nay tại Ấn Độ và Nepal vẫn còn các di tích nơi Đức Phật sinh ra, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển bánh xe Pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và nơi Ngài nhập Niết Bàn. Những nơi này, hiện nay vẫn còn những trụ đá do vua A-Dục là người sống sau thời Đức Phật khoảng 300 năm, qua sự hướng dẫn của vị Tổ thứ tư là Ngài Upagupta, nhà Vua đã cho dựng lên những trụ đá khắc lại những chi tiết về Đức Phật, để người đời sau biết ở thế gian này có một vị Đại Giác Ngộ đã ra đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng khắp hang cùng ngỏ hẹp, giúp con người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, ít khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567