Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

29/08/201105:03(Xem: 4418)
02. Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

Khi biết đức Phật sắpvào Niết-bàn, tôn giả Xá-Lợi-Phất đã tận dụng khả năng thần thông trí huệ củamình giáo hóa vô số người phát tâm Bồ-đề tu học đạo giác ngộ, rồi chính tôn giảđến trước đại chúng nói lớn rằng: "Thưa chư đại chúng! Tôi không yên lòngnhìn thấy cảnh đức Như-Lai vào Niết-bàn". Nói xong, tôn giả Xá-Lợi-Phấtbay lên hư không dùng lửa thần thông tự thiêu đốt mình, làm sáng rực cả bầutrời mà vào Niết-bàn.

Trước cảnh tượng lạlùng khiến cho đại chúng ai nấy đều xúc động bàng hoàng thương tiếc, trầm lặngnhìn nhau, lắc đầu não ruột thầm than. Ðể giải tỏa không khí yên lặng nặng nềbao trùm nỗi hoài nghi trong lòng đại chúng, tôn giả A-Nan từ chỗ ngồi đứng dậyđến trước pháp tòa đảnh lễ đức Phật rồi kính cẩn thưa: "Bạch đức Thế-Tôn!Tại sao tôn giả Xá-Lợi-Phất lại vội vàng dùng lửa thần thông nhập diệt trướcđức Thế-Tôn, việc làm khiến cho đại chúng đều sửng sốt xót xa thương tiếc nhưvậy? Cúi mong đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót, vì giải tỏa sự nghi ngờ của đạichúng và chúng sanh đời sau mà giảng nói cho".

Ðức Phật dạy rằng:"Nầy A-Nan! Chẳng những chỉ ngày nay Xá-Lợi-Phất nhập diệt trước khiNhư-Lai vào Niết-bàn đâu, mà nhiều kiếp về trước ông ấy cũng đã làm như vậyrồi".

A-Nan thưa: "Bạchđức Thế-Tôn! Trong những kiếp quá khứa tôn giả Xá-Lợi-Phất cũng đã từng làm nhưthế, vậy việc ấy ý nghĩa như thế nào? Cúi xin đức Thế-Tôn dủ lòng từ bi giảngnói những nguyên nhân sâu xa đó để cho Ðại-chúng dứt mối nghi ngờ".

Ðức Phật bảo A-Nanrằng: "Nầy A-Nan! Ông hãy lắng nghe cho kỹ, cách đây hơn một kiếpA-tăng-kỳ, có vị quốc vương tên là Ðại-Quang-Minh tu hạnh bố thí không nghịch ý.Hằng tháng nhà vua cho voi ngựa xe cộ chở thức ăn áo quần thuốc men đồ dùng rabốn cửa thành bình đẳng bố thí cho những người thiếu thốn. Dân chúng các tiểuquốc đều đến nhận lãnh đồ bố thí của nhà vua. Ðức bố thí của vua Ðại-Quang-Minhđã khiến cho dân chúng bốn phương đều được ấm no, đất nước thái bình thạnh trị.Tiếng thơm đồn xa, khắp thiên hạ nức lòng ca ngợi ân đức của nhà vua. Lúc bấygiờ có vị Tiểu-vương nước láng giềng thấy sự thạnh trị hùng cường của nướcBa-La-nại và vua Ðại-Quang-Minh được khắp nhân gian bốn phương thiên hạ tônsùng ân đức như cha mẹ, nên đem lòng ganh ghét oán thù.

Vị Tiểu quốc vươngnước láng giềng nầy biết vua Ðại-Quang-Minh tu hạnh bố thí bất nghịch ý, nên đãtriệu tập quần thần hỏi rằng: "Nầy các khanh! Trong các khanh ai là ngườicó thể vì ta đến kinh đô nước Ba-La-Nại để xin đầu nhà vua Ðại-Quang-Minh đemvề đây, ta sẽ trọng thưởng chức đệ nhất quan đầu triều và ngàn cân vàng".Quần thần đều im lặng, không ai dám nhận lãnh sứ mạng nguy hiểm ấy cả. Trước sựim lặng đó, khiến cho Tiểu-vương thất vọng buồn bực vô cùng.

Sau đó, Tiểu-vương lạitruyền lại khắp trong nước rằng, ai đến thành Ba-La-Nại xin được đầu vuỪại-Quang-Minh đem về thì sẽ được trọng thưởng mười ngàn cân vàng. Lúc ấy cóngười Bà-la-môn nghe được phần thưởng quá to lớn như vậy sanh lòng tham, nên đãyết kiến Tiểu-vương, xin nhận lãnh xứ mạng đó. Tiểu-vương vô cùng mừng rỡ, liềnra lệnh cấp lương thực ngựa xe và thúc dục người Bà-la-môn gấp rút lên đường.Trải hơn tháng trời lên núi trèo đèo vượt rừng băng suối, người Bà-la-môn mớiđến được nước Ba-La-Nại.

Khi người Bà-la-mônđến trước cửa thành Ba-La-Nại thì quả đất bỗng nhiên chấn động nứt nẻ, bầu trờiu ám lạnh buốt, chim muông sợ hãi bay tứ tán, mặt trăng lu mờ, sao băng, tinhtú chuyển động mất vị trí, suối hồ ao giếng cạn khô, hoa quả héo sầu, cây lávàng úa rơi rụng, hiện tượng tiêu điều thê thảm hiển bày khắp cả nướcBa-La-Nại, khiến cho dân chúng kinh hãi lo âu.

Lính gác cửa thànhthấy kẻ lạ Bà-la-môn vừa đến thì xuất hiện nhiều hiện tượng suy đồi kinh hoàng,nên hỏi người Bà-la-môn về xuất xứ từ đâu và mục đích đến đây để làm gì? NgườiBa-la-môn kể lể nỗi cực khổ đã trải qua trên đường đi từ tiểu quốc lân bang đếnđây. Và y đến chỉ mong được yết kiến vua Ðại-Quang-Minh để trình bày việc quantrọng. Dù mấy lần quan giữ cửa gạn hỏi việc quan trọng ấy là việc gì, ngườiBà-la-môn vẫn giữ bí mật không nói ý định của mình, mà chỉ nằng nằng nài nỉ xinđược yết kiến Ðại-vương. Lính gác cửa thành vẫn quyết không cho vào. NgườiBà-la-môn quyết tâm đứng ngoài cửa thành suốt bảy ngày đêm, và cuối cùng nói sựthật ý định của mình là, nghe Ðại-vương Quang-Minh tu hạnh bố thí bất nghịch ý,tiếng thơm đồn xa, nên đến đây ra mắt để được xin cái đầu của Ðại-vương.

Vừa nghe, quân línhgác thành nổi khí xung thiên, giận dữ đánh đuổi quát mắng, nếu không có sự cangián kịp thời thì người Bà-la-môn không toàn tánh mạng. Thấy vậy, viên tướngngự lâm quan đem việc xảy ra ngoài cửa thành trong bảy ngày qua tâu với vuỪại-Quang-Minh. Nhà vua nghe kể xong đầu đuôi câu chuyện, liền hạ lệnh quân gáccửa thành cho người Bà-la-môn vào triều ra mắt.

Người Bà-la-môn quỳtrước bệ rồng giả vờ khóc lóc kể lể về nỗi khổ cực hiểm nguy trên đường đi, nỗinhục nhã bị quân lính giữ thành hành hạ bảy ngày qua. Người Bà-la-môn tiếp tụclạy lục lia lịa, khóc than khẩn thiết thưa: "Dù vậy cũng không quản ngại.Kẻ tiện dân nầy từ xa đến đây được yết kiến Ðại-vương là vạn phúc lắm rồi! Dùcó bao khổ nhục đi nữa cũng chẳng đáng gì. Chỉ mong Ðại-vương thương tình hứakhả cho xin một điều duy nhất thôi, thì kẻ tiện dân cũng thỏa nguyện lắmrồi".

Vua Ðại-Quang-Minhphán rằng: "Ðiều gì, nhà ngươi cứ nói tự nhiên, đừng e sợ".

Người Bà-la-môn vậndụng khổ nhục kế thiểu não với giọng khẩn thiết run run thưa: "Tâờại-vương! Ðức độ nhân từ cao cả của Ðại-vương rộng lớn vang lừng bốn phươngthiên hạ đều tôn sùng ngưỡng mộ bái phục. Hạnh tu bố thí bất nghịch ý củỪại-vương mười phương thánh thần trời đất đều chứng giám. Ðức độ nhân từ củỪại-vương chỉ có một không hai trên đời. Tiện dân từ vạn dặm lặn lội gian nan,cam chịu vô cùng cực khổ đến đây, chỉ mong được Ðại-vương mở lượng hải hà mà bốthí đầu của Ðại-vương, thì ơn mưa móc cứu nhân độ thế của Ðại-vương, thật vôlượng vô biên, tiện dân nầy nghìn triệu kiếp ghi xương khắc cốt không dámquên".

Người Bà-la-môn vừadứt lời, các vị đại thần nhìn nhau, nhao nhao lớn tiếng, nổi giận, căm tức cựcđộ. Muốn lôi cổ người Bà-la-môn ra chém đầu ngay.

Nhưng vuỪại-Quang-Minh vẫn thái độ ung dung trầm tĩnh từ hòa can gián quần thần:"Này các khanh! Các khanh đừng làm nghịch ý người".

Rồi nhà vua quay sangdùng lời hiền hòa an ủi người Bà-la-môn. Người Bà-la-môn được thế lại tỏ rathảm não khẩn thiết quỳ tâu tiếp: "Muôn tâu Thánh-lượng! Ân đức bố thí bấtnghịch ý của Thánh-thượng bốn phương thiên hạ xa gần ai nấy cũng nức lòng khâmphục ca tụng tôn sùng ngưỡng mộ. Cho dù kẻ tiện dân nầy có chịu gian nan mấtmạng mà được Ðại-vương bố thí bất nghịch ý, thì kẻ tiện dân nầy còn gì sungsướng phước đức cho bằng".

Nghe người Bà-la-mônnói xong, nhà vua trầm tư suy nghĩ: Từ vô thỉ kiếp đến nay, ta đã bao lần sanhtử tử sanh cũng chỉ vì tham tiếc cái thân nầy. Nay ta vì hoàn thành hạnh nguyệnbố thí bất nghịch ý, để cầu đạo quả Vô-thượng Bồ-đề phổ độ chúng sanh, thì cóxá gì cái thân ô uế giả tạm nầy mà tiếc? Suy nghĩ một hồi, rồi nhà vua nói vớingười Bà-la-môn rằng: "Ngươi yên tâm, không có gì trở ngại. Ta sẽ làm chongươi toại nguyện. Xin hãy chờ ta trong vòng bảy ngày để ta có thời gian sắpđặt người giao phó ngôi vua, phu nhân, thái tử và quốc thành, rồi ta sẽ tặngđầu ta cho".

Quần thần và phu nhân,thái tử cùng hoàng tộc nghe nhà vua quyết định đem đầu cho người Bà-la-môn, tấtcả đều vô cùng xúc động bỏ ăn mất ngủ lăn lộn khóc lóc thở than, tìm đủ mọicách can gián nhà vua nên bỏ ý định. Cùng lúc ấy, hơn năm trăm vị đại thần uấthận đau khổ đập mình xuống đất than thở, họ muốn phanh thây nuốt sống ngườiBà-la-môn kia. Họ hỏi tại sao người Bà-la-môn không xin châu ngọc vàng bạc quýbáu mà lại cứ nằng nằng nài nỉ xin cho được cái đầu máu mủ làm gì? Họ thươnglượng với người Bà-là-môn muốn đổi cái đầu làm bằng bảy thứ báu kim cương thayvì đầu của nhà vua, để cho người Bà-la-môn được giàu sang đời đời. Nhưng thuyếtphục dẫn dụ thế nào đi nữa, người Bà-la-môn cũng đều từ chối, chỉ nhất quyếtxin cho được cái đầu của vua Ðại-Quang-Minh mà thôi.

Mặc dù quần thần, phunhân, thái tử và hoàng tộc khóc lóc lạy lục van xin, nhưng nhà vua lòng đãquyết nói: "Nay ta vì các người và hết thảy chúng sanh mà xả thân bố thí,không vì lý do gì làm ngăn cản hạnh nguyện bố thí bất nghịch ý của ta".

Nói rồi, nhà vua chấptay thành kính hướng về bốn phương đảnh lễ phát nguyện: "Kính lạy mườiphương chư Phật, chư vị Bồ-Tát từ bi thương sót chứng minh gia hộ cho con đượctrọn thành hạnh nguyện". Nói xong, tự tay cắt lấy đầu trao cho người Bà-la-môn.Ngay lúc đó, trời đất rúng động, trên hư không nhạc trời chúc tụng, mưa hoa rảikhắp trên mình nhà vua.

Ðang trong lúc nhà vuathành tâm lễ lạy mười phương, phát nguyện thực hành hạnh bố thí bất nghịch ý,thì trong quần thần có vị đệ nhất quan đầu triều không nhẫn tâm nhìn thấy cảnhtượng đau lòng của nhà vua xả thân cắt đầu bố thí một cách đau đớn, nên vội vàophòng riêng một mình tự sát trước khi vua Ðại-Quang-Minh thực hành tâm nguyệnđầu. Và trải qua nhiều kiếp, tôn giả Xá-Lợi-Phất thực hành tâm nguyện chếttrước ta như thế, chứ nào phải chỉ riêng trong kiếp nầy!"

Nói đến đây, đức Phậtbảo ngài A-Nan rằng, vị quan đệ nhất đại thần đó chính là tiền thânXá-Lợi-Phất. Kẻ Bà-la-môn kia là tiền thân Ðề-Bà Ðạt-Ða. Còn vua Ðại-Quang-Minhchính là tiền thân của Thích-Ca Như-Lai ta đây vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 59753)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 62882)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 2608)
Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II).
28/08/2010(Xem: 58929)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
07/05/2010(Xem: 4871)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]