Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Sáu năm chiến đấu

20/07/201112:53(Xem: 6016)
16. Sáu năm chiến đấu

16. Sáu năm chiến đấu

Cuối cùng Tất Đạt Đa đã đến khu rừng nơi mà các đạo sĩ thông thái đang sống. Đầu tiên Ngài học với Arada và Udraka. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài quán triệt những gì mà họ đã dạy, nhưng Ngài vẫn không hài lòng, Ngài tự nhủ: “Những vị thầy của ta là bậc cao quý, song những lời mà họ dạy ta không đem lại sự chấm dứt tất cả khổ đau. Ta phải tự mình tiếp tục tìm kiếm”.

Ngài tiếp tục cuộc hành trình của mình
và đi đến con sông Nairangang, gần đất thánh Gaya. Ngài vượt qua con sông và vào khu rừng của bờ bên kia. Tại đây, Ngài gặp một nhóm năm người. Đời sống của họ hết sức đơn giản. Họ ăn rất ít, sống ở ngoài trời và ngồi im lặng nhiều giờ mỗi ngày.

Tất Đạt Đa hỏi họ: “Tại sao các vị lại hành hạ xác thân như thế?”

Họ trả lời: “Đa phần người ta sống trên cuộc đời này đều dung dưỡng xác thân, song vẫn phải chịu nhiều khổ đau, chúng tôi nghĩ rằng, nếu mình có thể chịu đựng được sự đau khổ của thân xác, thì sẽ tìm ra được phương pháp làm chủ tất cả khổ đau”.

Tất Đạt Đa tự nghĩ: “Đã nhiều năm qua ta sống trong cung điện hưởng mọi thứ sung sướng. Ta được đối xử rất tử tế, nhưng trong tâm vẫn không được an lạc. Có lẽ những người này nói đúng. Ta sẽ nhập môn với họ để thực hành khổ hạnh xem có thể đưa đến sự chấm dứt khổ đau không”.

Từ đó, Ngài bắt đầu thực hành khổ hạnh như những vị này. Ngài ngồi từ giờ này đến giờ khác cùng một chỗ, cho dù hai chân và lưng đau đớn vô cùng, Ngài cũng không động đậy. Ngài chịu đựng cái nắng nóng cháy của mùa Hè; rồi đến những cơn gió lạnh buốt của mùa Đông. Ngài chỉ ăn một ít thức ăn đủ để cầm hơi tu tập. Ngài tự nghĩ: “Ta phải tiếp tục khổ hạnh và quyết tâm khám phá con đường thoát khỏi tất cả khổ đau”.

Năm đạo sĩ rất kinh ngạc về cách tu của Tất Đạt Đa. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy một người nào có sự quyết tâm như ông này. Ông ta kiềm chế thân mình không một chút lơ là. Nếu một người nào đó thành công trong sự thực hành phương pháp khổ hạnh này thì người đó chính là Tất Đạt Đa. Chúng ta hãy ở gần bên ông ta để khi ông ta khám phá ra chân lý chúng ta sẽ được học hỏi với ông”.

Tất Đạt Đa hành xác ngày càng khắc nghiệt hơn. Từ lúc bắt đầu khổ hạnh, Ngài chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm, rồi cuối cùng Ngài thức suốt không ngủ. Ngài cũng không ăn một bữa ăn nào mà chỉ dùng một vài thứ hạt hoặc trái cây do gió bay vào vạt áo của Ngài.

Thân hình Ngài ngày một gầy ốm tiều tụy. Thân thể mất đi sự tươi nhuận và bao phủ đầy bụi bẩn. Lúc này Ngài trông giống như một bộ xương người còn sống. Nhưng Ngài vẫn kiên trì không từ bỏ thực hành khổ hạnh.

Sáu năm trời trôi qua. Tất Đạt Đa rời khỏi cung điện và từ bỏ những lạc thú lúc 29 tuổi. Bây giờ Ngài đã 35 tuổi, trải qua 6 năm khổ hạnh, ăn, mặc, ngủ đều thiếu kém. Một hôm Ngài nghĩ: “Bây giờ ta đã đến gần mục đích hơn sáu năm về trước chưa? Hay là ta vẫn vô minh như trước? Khi còn là thái tử ta đã sống trong sự xa hoa và tận hưởng mọi lạc thú của cuộc đời. Ta đã lãng phí nhiều năm trong ngục tù dục lạc.

Khi ta từ bỏ hoàng cung bắt đầu tầm đạo, ta đã sống trong rừng, hang động và không có một thứ gì khác ngoài những bữa ăn đơn sơ và khổ hạnh thân thể. Thế nhưng cho đến nay ta vẫn chưa tìm ra con đường chấm dứt khổ đau. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, thật sai lầm khi hành hạ thân xác như thế này. Nó cũng giống như sự sai lầm lãng phí nhiều năm trong dục lạc nơi cung điện trước đây. Muốn tìm ra chân lý ta phải đi theo con đường trung đạo, không nên hưởng thụ quá và cũng không nên khổ hạnh ép xác quá”.

Ngài nhớ lại nhiều năm về trước. Sau khi nhìn thấy người chết, Ngài đã thiền định ở dưới cây Gioi. Ngài nghĩ: “Sau lúc thiền định ấy, tâm trí ta rất thanh tịnh. Ta có thể nhận định sự vật một cách rõ ràng. Bây giờ ta cố gắng tập trung ý chí như vậy một lần nữa xem sao”.

Nhưng khi Ngài nhìn lại thân thể của mình, Ngài nghĩ: “Ta ngồi đây đã lâu mà không ăn vì thế thân thể đã mệt nhọc, dơ bẩn và ốm yếu. Ta ốm quá đến nỗi nhìn thấy cả xương xuyên qua làn da. Làm thế nào ta có thể thiền định khi thân thể quá đói và dơ bẩn?”.

Ngài cố gượng dậy và đi đến bên bờ sông để tắm. Tuy thế Ngài quá yếu đến nỗi té xuống sông và có nguy cơ bị chết đuối. Ngài cố gắng hết sức mình bám lấy bờ đất lần mò lên bờ. Lên được tới bờ, Ngài ngồi nghỉ và thở một lát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 10509)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3211)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 5572)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
28/07/2018(Xem: 3157)
"Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã Hoang Phong "Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã rời bỏ thế giới hầu mong cầu sự Tốt Đẹp; Này Subhadda, thế rồi năm-mươi-mốt năm trôi qua. Trong suốt thời gian ấy ta từng là một kẻ lữ hành, ngao du trong thế giới của Đạo Đức và Sự Thật" Đức Phật Câu trên đây là lời của Đức Phật nói với người đệ tử cuối cùng mà Ngài đã thu nhận trước khi hòa nhập vào Đại bát Niết bàn. Câu này được trích từ Kinh Đại-bát Niết-bàn, Trường Bộ Kinh DN15, phân đoạn V, tiết 62, theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh của ni sư người Đức Vajirabhikkhuni đến tích Lan quy y và đã lưu lại vĩnh viễn tại nơi này và nhà sư người Anh Anagarika Sugatananda (Francis Story, 1910-1972) đã từng phiêu bạt 25 năm tại các nước Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện để tu học và đ
24/07/2018(Xem: 4684)
Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người Ca Tỳ La Vệ xanh tươi Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng Cả nhân dân, lẫn hoàng cung Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha. Một bình bát, một cà sa Dạt dào đức độ, bao la nhân từ Phật thăm quê dấu yêu xưa Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca
01/06/2018(Xem: 24363)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/03/2018(Xem: 6291)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
15/12/2017(Xem: 121997)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
24/11/2017(Xem: 5823)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
10/08/2017(Xem: 4656)
Theo sử để lại thì Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử văn hoá nhân loại. Sách có ghi lại cuộc đời của Ngài từ khi mới sanh ra và lớn lên. Ngày nay tại Ấn Độ và Nepal vẫn còn các di tích nơi Đức Phật sinh ra, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển bánh xe Pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và nơi Ngài nhập Niết Bàn. Những nơi này, hiện nay vẫn còn những trụ đá do vua A-Dục là người sống sau thời Đức Phật khoảng 300 năm, qua sự hướng dẫn của vị Tổ thứ tư là Ngài Upagupta, nhà Vua đã cho dựng lên những trụ đá khắc lại những chi tiết về Đức Phật, để người đời sau biết ở thế gian này có một vị Đại Giác Ngộ đã ra đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng khắp hang cùng ngỏ hẹp, giúp con người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, ít khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567