Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Thái tử đản sanh

15/03/201216:41(Xem: 5132)
Khi Thái tử đản sanh
KHI THÁI TỬ ĐẢN SANH
Tỳ kheo Thích Nguyên Các

happy-vesak-contentÐây là giáo lý mà chúng ta có thể tin theo. Không nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm một vị giáo chủ chói sáng như thế! Trong hàng loạt các vì sao, Ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất… Là cách nhận định về đức Thích Ca cũng như phật pháp của một văn hào ở Châu Âu, và một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về Ngài "Con Người Vĩ Ðại Nhất Chưa Từng Có".

Ngài hiện thân một con Người. Con Người ấy thật phi thường, vĩ đại; thể hiện từ việc Người nhập thai, đản sanh, đến trong cuộc sống…

1. Hiện Tượng Kỳ Diệu Khi Thái Tử Đản Sanh

Theo tục lệ xứ Ấn Độ thời bấy giờ, đến kỳ khai hoa nở nhụy, hoàng hậu Maya (Māyā) trở về quê cha, Thiên Tý thành (Devadaha, hay thường gọi nước Câu Ly) để an dưỡng, chờ ngày lâm bồn. Trên đường đi, ngang vườn Lâm tỳ ni (Lumbinī), Hoàng hậu dừng chân nghỉ ngơi, thưởng ngoạn giữa ngàn hoa đua nở. Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi với hương ngào ngạt, giếng mương sông ngòi trong đầy, tiếng nước chảy như những bản nhạc giao hưởng bất tận; chim chóc reo vang tựa dàn đồng ca, bầu trời có hào quang tỏa khắp. Cùng bao điều kỳ diệu như:

Phật Thuyết Thập Nhị Du kinh《佛說十二遊經》quyển một viết rằng: Vào lúc Thái tử sắp hạ sanh, chư Thiên hội ý với nhau: nay Bồ tát (Thái tử) hạ sanh, tặng Ngài gì đây, có vị hiến kế nói, cõi trời Tịnh Minh có 440 loại châu báu, điêu khắc tinh sảo, đủ các kiểu, cũng như đồ trang sức quý, lấy các thứ đó là xe (từ dùng là xe, nhưng nghĩa là Tượng, tức Voi), tặng Ngài. (諸天皆言:“今菩薩下生,當何以贈送?”各設方計言:“唯淨明天上,四百四寶,奇鏤別異,各有名類,同有寶華,以為車乘”)[1]. Đoạn kinh sau tả rõ, Bồ tát (hay Thái tử), dùng voi, được làm từ các thứ châu báu, cùng tám vạn bốn ngàn vị Thiên tử giáng trần.

Theo lẽ thường, khi sanh nở mẹ thời đau đớn, máu huyết tổn hao, thế nhưng Phật Bản Hạnh Tập kinh《佛本行集經》quyển bảy[2] ghi rằng: Lúc sanh Thái tử, Hoàng hậu rất an lạc, thân thể không hề khó chịu. Thái tử cũng thế, không khóc, thân không dính máu huyết, có Tứ đại thiên vương hộ trì, chư thiên hộ vệ.

Lại, trong Phật Bản Hạnh Kinh《 佛本行經》quyển một, phẩm Như Lai Sanh thuật rằng: khi Thái tử xuất thai…

- Trên không trung, Thiên nữ cùng quyến thuộc đều đến, cử nhạc trời, ca tụng công đức tu hành của Thái tử trong nhiều đời.( 天女空中, 眷屬俱來, 鼓天伎樂, 歌歎功勳, 往古修行.)[3]

- Ngoài ra còn có, Tự Tại thiên vương cùng thiên chúng cũng vân tập đến, dùng tràng phan che, cung kính đảnh lễ Thái tử - bậc Bồ Tát hạ sanh. (來護菩薩, 又有天王, 名尊自在, 與無央數, 巨億諸天, 執持幢旛, 而來雲集, 以恭肅敬, 禮菩薩足.)[4]

Khi đó, từ không trung hai dòng nước thanh khiết, một ấm một mát, như mưa mùa xuân, làm toàn thân sảng khoái. (trích từ Phật Sở Hành Tán: “應時虛空中, 淨水雙流下, 一溫一清涼, 灌頂令身樂”[5]).

Liền ấy, Thái tử bước bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất nói: “天上天下, 唯我為尊, 三界皆苦, 吾當安之” [6]. Nghĩa là, cõi trời cõi người, duy chỉ có ta là bậc tôn trưởng, ba giới đều khổ, ta sẽ làm cho được an lạc. Câu nói này, mỗi bộ kinh ghi chép, lời văn có phần khác nhau, xong nghĩa thì không. Như, Dị Xuất Bồ Tát Bản Khởi kinh quyển một là: “天上天下, 尊無過我者”[7] (trên trời dưới nhân gian, bậc tôn trưởng không ngoài Ta). Hay trong Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả kinh quyển một lại chép: “我於一切天人之中最尊最勝, 無量生死, 於今盡矣”[8] (trong tất cả trời người, ta là tối thắng, sanh tử bao đời, kiếp này sẽ chấm dứt.)

Nội dung cũng nói về cuộc đời đức Thích Ca, nhưng trong Phật Bản Hạnh Tập kinh, Phật Bản Hạnh kinh, kinh văn không có phần Thái tử bước bảy bước và nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Hoặc như hiện tượng, khi Thái tử đản sanh, thiên địa chấn động, ba ngàn đại thiên thế giới đều sáng rực. (應時天地大動,三千大千剎土莫不大明)[9]. Chỉ thấy trong Tu Hành Bản Khởi kinh quyển một, phẩm Bồ Tát Giáng Thân mà thôi. Điều này cho thấy, trong quá trình kinh văn từ truyền miệng, đến thành văn bản chữ viết, quá trình đó kinh điển đã có sự thêm bớt nhất định. Cũng vậy, những hiện tượng khác thường của đất trời vạn vật, sảy ra lúc Thái tử hạ sanh, trong kinh điển không phải đều như nhau.

2. Diệu Tướng Nơi Thân Thái Tử

Sau khi hoàng hậu Maya hạ sanh Thái tử, phái đoàn trở lại thành Ca tỳ la (Kapilavatthu). Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa(梵 Siddhārtha,巴 Siddhattha)với nghĩa là, mọi sự đều thành tựu. Cái tên cũng đã thể hiện ý vi diệu, của đấng siêu phàm. Về hình tướng, Thái tử hội đủ hảo tướng của bậc Chuyển luân vương, hay đấng Như lai, đó là Ba mươi hai tướng tốt (Dvātrimsánmahā-purusa-laksanāni). Theo Phật Bản Hạnh Tập kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh, kinh Ðại Bát Nhã, cũng như y cứ vào Phật Quang Ðại Từ Ðiển quyển một bản chữ Hán, thì các diệu tướng đó là:

1. Lòng bàn chân bằng phẳng (足下安立, 皆悉平滿), 2. Bàn chân có xoáy tròn như bánh xe có ngàn nan hoa (雙足下有千輻輪相, 端正處中, 可喜清淨), 3. Ngón tay thon dài (手指纖長);

TatDatTa002-contentTatDatTa003-content

Tướng hảo 2. Tướng hảo thứ 3.

4. Gót chân bằng và rộng (足跟圓好), 5. Ngón tay chân (tròn búp) thon đầy (手足指間具足羅網), 6. Tay chân mềm mại (手足柔軟), 7. Mu bàn chân nổi cao đầy đặn (足趺高隆), 8. Đứng thế vững trãi (踹如鹿王), 9. Tay dài quá gối (曲二手過膝), 10. Nam căn ẩn kín (陰馬藏相), 11. Mỗi chân lông chỉ sanh một sợi lông, hình xoáy (皮膚一孔一毛旋生), 12. Các lông nơi thân đều, mịn (身毛上靡), 13. Da mịn màng (皮膚細軟), 14. Thân sáng chói như ánh kim (身毛金色), 15. Thân thể trong sạch, thanh tịnh (身體淳淨), 16. Miệng hàm tiếu (口中深好可喜方正), 17. Hàm như hàm sư tử vương (頰車方正如師子王), 18. Hai vai đầy đặn (兩肩平滿), 19. Thân tướng trang nghiêm (身體上下縱橫正等), 20. Bảy chỗ đều đầy đặn (七處滿好), 21. Đủ bốn mươi răng (具四十齒), 22. Răng khít (諸齒齊密), 23. Răng đều đặn (齒不疎缺不齹不齵), 24. Răng trắng đẹp (牙白淨), 25. Thân thanh tịnh (身體清淨), 26. Giọng nói như Phạn vương âm (聲如梵王), 27. Lưỡi rộng dài, mềm mại, màu hồng nhạt (舌廣長大柔軟紅薄), 28. Ăn gì cũng là mỹ vị (所食之物皆為上味), 29. Mắt xanh trong (眼目紺青), 30. Lông trắng xoáy giữa hai chân mày (bạch hào), (眉間白毫右旋宛轉具足柔軟清淨光鮮), 31. Lông mi dài cong, mắt sáng (眉眼睫如牛王), 32. Đầu có nhục kế (頂上肉髻高廣平好).

Ba mươi hai tướng tốt nêu trên, trong kinh luận có đôi chỗ khác nhau. Vì Ðại Bồ Tát cũng có đủ 32 tướng, như Chuyển Luân Vương, nhưng trong đó lại còn có 7 tướng thù thắng hơn Chuyển Luân Vương.

3. Lời Kết

Các hiện tượng kỳ diệu nêu trên, nếu đứng ở góc độ khoa học mà nhìn, thì có đôi chỗ khó mà chấp nhận được. Thế nhưng, điều đó không quan trọng, vì đến nay, có rất nhiều hiện tượng, sự việc khoa học vẫn chưa chứng minh được. Hơn nữa, tất cả chỉ để khẳng định, một vĩ nhân, bậc giác ngộ - phật Thích Ca đản sanh chắc chắn có những điều kỳ diệu phi thường. Hay, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là những gì đi nữa, cũng chỉ để nói, vẻ đẹp hoàn hảo của đức Thế tôn.

Vĩnh Nghiêm, ngày trăng tròn tháng 2

ĐT: Đại Chánh Tân Tu Tạng Kinh, Cty TNHH Xuất bản Tân Văn Phong, Đài Loan xb, 1983



[1] ĐT, q4, no. 195, p. 146, b27-29.

[2] ĐT, q3, no. 190, p. 686.

[3] ĐT, q4, no. 193, p. 59.

[4] nt.

[5] ĐT, q4, no. 192, p. 1, b15-16.

[6] Tu Hành Bản Khởi kinh. ĐT, q3, no. 184, p. 463, c13-16.

[7] ĐT, q3, no. 188, p. 618, a19.

[8] ĐT, q3, no. 189, p. 625, a27-28.

[9] ĐT, q3, no. 184, p. 463, c13-16.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 10502)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3208)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 5559)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
28/07/2018(Xem: 3155)
"Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã Hoang Phong "Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã rời bỏ thế giới hầu mong cầu sự Tốt Đẹp; Này Subhadda, thế rồi năm-mươi-mốt năm trôi qua. Trong suốt thời gian ấy ta từng là một kẻ lữ hành, ngao du trong thế giới của Đạo Đức và Sự Thật" Đức Phật Câu trên đây là lời của Đức Phật nói với người đệ tử cuối cùng mà Ngài đã thu nhận trước khi hòa nhập vào Đại bát Niết bàn. Câu này được trích từ Kinh Đại-bát Niết-bàn, Trường Bộ Kinh DN15, phân đoạn V, tiết 62, theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh của ni sư người Đức Vajirabhikkhuni đến tích Lan quy y và đã lưu lại vĩnh viễn tại nơi này và nhà sư người Anh Anagarika Sugatananda (Francis Story, 1910-1972) đã từng phiêu bạt 25 năm tại các nước Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện để tu học và đ
24/07/2018(Xem: 4681)
Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người Ca Tỳ La Vệ xanh tươi Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng Cả nhân dân, lẫn hoàng cung Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha. Một bình bát, một cà sa Dạt dào đức độ, bao la nhân từ Phật thăm quê dấu yêu xưa Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca
01/06/2018(Xem: 24320)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/03/2018(Xem: 6280)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
15/12/2017(Xem: 121840)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
24/11/2017(Xem: 5819)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
10/08/2017(Xem: 4654)
Theo sử để lại thì Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử văn hoá nhân loại. Sách có ghi lại cuộc đời của Ngài từ khi mới sanh ra và lớn lên. Ngày nay tại Ấn Độ và Nepal vẫn còn các di tích nơi Đức Phật sinh ra, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển bánh xe Pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và nơi Ngài nhập Niết Bàn. Những nơi này, hiện nay vẫn còn những trụ đá do vua A-Dục là người sống sau thời Đức Phật khoảng 300 năm, qua sự hướng dẫn của vị Tổ thứ tư là Ngài Upagupta, nhà Vua đã cho dựng lên những trụ đá khắc lại những chi tiết về Đức Phật, để người đời sau biết ở thế gian này có một vị Đại Giác Ngộ đã ra đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng khắp hang cùng ngỏ hẹp, giúp con người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, ít khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567